Diễn Đàn

Thủ Tướng Estonia Kaja Kallas. Ảnh chụp ngày 22/04/2022, Reuters - Ints Kalnins

Nữ thủ tướng Estonia: Không nên đề ra một lối thoát cho Vladimir Putin

Khi một số người khẳng định hòa bình phải là mục đích, điều này làm tôi nhớ đến thời kỳ bị Liên Xô chiếm đóng sau chiến tranh lạnh. Vâng, chúng tôi [Estonia] có hòa bình. Nhưng đó là một nền hòa bình kèm theo giết người, bạo lực, đàn áp. Gia đình tôi đã bị đày sang Siberia. Tôi không hề nghi ngờ về những gì sẽ diễn ra ở Ukraine, nếu chúng ta cứ đòi hỏi hòa bình bằng mọi giá. (Ngoại Trưởng Estonia Kaja Kallas)

Hình ảnh người dân khiếu kiện đất đai từ năm 2002. Ảnh: Reuters

Vì sao dân chỉ được ‘quyền sử dụng’ mà không được ‘quyền sở hữu’ đất đai?

Hội Nghị Trung Ương 5, đảng Cộng Sản VN khóa 13 vẫn duy trì chính sách “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” – tức người dân chỉ được quyền sử dụng đất mà không được quyền sở hữu mảnh đất mình bỏ tiền ra mua, được thừa kế hay được tặng, cho… Nguyên nhân vì đâu?

Tổng Thống Mỹ Joe Biden chụp ảnh kỷ niệm với các nhà lãnh đạo ASEAN tại Nhà Trắng, Washington, Mỹ, ngày 12/05/2022 nhân Thượng Đỉnh Mỹ-ASEAN. Ảnh: Susan Walsh - AP

Mỹ sát cánh lâu dài với ASEAN để kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc

Cuộc họp thượng đỉnh Mỹ-ASEAN kết thúc ngày 13/05/2022 với cam kết nâng quan hệ từ “Đối tác Chiến lược” lên thành “Đối tác Chiến lược Toàn diện” vào tháng 11, cùng với hàng loạt dự án hợp tác, đầu tư mới trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, Tổng Thống Joe Biden vẫn không thuyết phục được khối ASEAN lên án hành động bành trướng, hăm dọa của Trung Quốc ở Biển Đông và cuộc chiến của Nga ở Ukraine.

TT Phạm Minh Chính tán gẫu cùng tùy tùng trong khi chờ gặp Ngoại Trưởng Mỷ Blinken. Ảnh chụp Youtube RFA

Ngoại giao Việt Nam: Một sự hổ thẹn không thể bào chữa

“Rõ ràng, sòng phẳng. Mẹ nó, có sợ gì đâu!,” câu nói mang tính thân mật với thuộc cấp trong phòng họp khi ông Chính đang chờ hội kiến với ông Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, chứng tỏ phong cách xem thường đối tác, dẫu mình chẳng là cái thá gì, từ tư cách, lẫn chuyên môn đến tri thức khi so với người ta.

Biểu tình phản đối Thủ Tướng CSVN Phạm Minh Chính trước White House hôm 13/5/2022 nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh Đặc Biệt Mỹ-ASEAN được tổ chức tại Washington DC 12-13/5/2022. Ảnh: RFA

Biểu tình yêu cầu Việt Nam thay đổi chính trị, cải thiện nhân quyền

Cuộc biểu tình diễn ra lúc 10 giờ sáng ngày 13/5 với khoảng 100 người, tập trung trước Nhà Trắng tại thủ đô Washington DC, Hoa Kỳ. Mọi người mang theo cờ Việt Nam Cộng Hoà, chân dung của những tù nhân lương tâm đang bị cầm tù tại Việt Nam, cùng hàng chục băng rôn, biểu ngữ với nội dung hầu hết là phản đối chính quyền Hà Nội đàn áp nhân quyền, bóp nghẹt tiếng nói tự do trong nước và bắt bỏ tù hàng trăm người đấu tranh cho tự do, nhân quyền ở Việt Nam.

Ông Phạm Minh Chính nói chuyện tại Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington hôm 11/5/2022 nhân chuyến tham dự Hội Nghị Thượng Đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN. Ảnh chụp màn hình Youtube CSIS

Đảng Việt Tân ra thông cáo về thượng đỉnh Mỹ-ASEAN

Nước Mỹ khi vươn đến khu vực này [ASEAN], và đặc biệt đến với Việt Nam, cũng phải nỗ lực nâng cao cuộc sống cho con người. Điều này có nghĩa phải phát triển mối quan hệ kinh tế đem lại lợi ích cho cả đôi bên và thúc đẩy quyền con người. Lý do là một đất nước Việt Nam tự do sẽ cho phép mọi cá nhân được phát triển và đóng góp vào cho cộng đồng.

Chủ Tịch Ủy Ban Âu Châu Ursula von der Leyen (trái) và Thủ Tướng Đức Olaf Scholz. Đồ họa: WELT/ J. Baumgarten

Tách khỏi Trung Quốc: Nhận thức mới của châu Âu về châu Á

“Tình hữu nghị vô bờ bến giữa Trung Quốc và Nga” và “cam kết được tuyên bố” của họ trong việc cùng nhau thay đổi trật tự quốc tế đã dẫn đến nhận thức rằng “mối quan hệ chặt chẽ hơn giữa Nhật Bản, Ấn Độ và Châu Âu không chỉ là một điều gì đó quá xa xỉ.” Hơn bao giờ hết, nó còn được coi là một điều không thể thiếu. (Dietmar Schweisgut, cựu Đại Sứ EU tại Nhật Bản và Trung Quốc)

Ngoại trưởng nhóm G7 và lãnh đạo Ngoại Giao EU đến dự cuộc họp về chiến tranh Ukraine, tại Wangels, Đức, ngày 12/05/2022. Ảnh: AP - Marcus Brandt

Nhóm G7 cam kết yểm trợ Ukraine “cho đến khi chiến thắng”

Hôm 13/05/2022, trong cuộc họp tại Wangels, Đức, các ngoại trưởng của 7 quốc gia công nghiệp hàng đầu thế giới thuộc nhóm G7 đã cam kết sẽ yểm trợ Ukraine “cho đến khi chiến thắng” nước Nga.

Cuộc họp của các ngoại trưởng G7 lần này còn có sự tham gia của đồng nhiệm Ukraine và Moldova, quốc gia có nguy cơ cũng bị Nga tấn công.

Ảnh chụp từ Youtube VOA

Người Mỹ gốc Việt ủng hộ quan hệ hai nước, nhưng khuyên Biden chớ tin Cộng Sản

Chiều ngày 13/5 tại quảng trường Freedom Plaza, thủ đô Washington DC của Hoa Kỳ đã diễn ra cuộc biểu tình đòi tự do dân chủ cho Việt Nam, đồng thời kêu gọi đoàn kết với người dân Ukraine, do cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ tổ chức nhân chuyến thăm của Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính tới Mỹ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-ASEAN.

Cuộc biểu tình nằm trong khuôn khổ một loạt các cuộc tuần hành, vận động cho tự do dân chủ của Việt Nam tại thủ đô nước Mỹ.

Ông Phạm Minh Chính (phải), thủ tướng CSVN, tham gia cuộc họp toàn thể với lãnh đạo ASEAN, các thành viên nội các chính quyền Biden tại Bộ Ngoại Giao Mỹ ở Washington, DC, hôm 13/5/2022. Ảnh: Chip Somodevilla/ Getty Images

Về bài diễn văn ở Mỹ của Phạm Minh Chính

Chuyến đi Mỹ đầu tiên của ông Phạm Minh Chính, thủ tướng Cộng Sản Việt Nam, đang thu hút sự chú ý của công luận cả trong và ngoài nước, đặc biệt là bài diễn văn của ông ở Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) ở Washington. Ông Chính nói gì và nên hiểu ông thế nào?

Tù nhân lương tâm Hồ Đức Hòa. Ảnh: RFA/ Facebook

Việt Nam thả một tù nhân lương tâm đang thụ án 13 năm tù cùng lúc với chuyến đi Mỹ của ông Chính

Ông Lý Thái Hùng, Tổng Bí Thư Đảng Việt Tân xác nhận thông tin này với chúng tôi như sau:

“Trong gia đình cũng thông báo cho biết chị Trần Thị Thúy cũng như anh Hồ Đức Hòa đang trên đường đến Hoa Kỳ theo đúng lịch trình. Anh Hồ Đức Hòa sẽ đến [Washington] D.C. chiều ngày mai (11/5), còn chị Thúy sẽ đến Atlanta khoảng chiều ngày 12/5.”

“Chị Trần Thị Thúy cũng như anh Hồ Đức Hòa, những đảng viên Việt Tân, đang ở trong lao tù của chế độ cộng sản Việt Nam…

Chúng tôi không chấp nhận bản án và đã tranh đấu để có sự tự do, và đương nhiên có sự vận động của chính phủ Hoa Kỳ cũng như nhiều áp lực của những tổ chức đảng phái và chính giới.

Tù chính trị bị Hà Nội dùng trong cuộc ‘mặc cả’ với Washington

“Những ai đi đều có sự vận động của các tổ chức của đồng bào hải ngoại, các tổ chức quốc tế, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hoặc các nhân vật cao cấp của Hoa Kỳ lên tiếng. Sau đó có công an xuống vận động mình viết thư xin giảm án, nhưng những người như tụi tui thì không bao giờ viết gì cả. Cuối cùng họ nói đấy chỉ là thủ tục để đưa ra khỏi nhà tù, nhưng tôi nói không có tội, bắt thế nào thì đưa ra như vậy thôi. Cuối cùng họ cũng đưa mình ra,…” (nhà báo tự do Điếu Cày – Nguyễn Văn Hải)