Diễn Văn Đọc Vào Bọng Cây

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Rồi mai đây, chúng ta sẽ làm một tấm bia tưởng niệm cho lòng nhân ái của con người, lòng kính trọng cho nền giáo dục. Tấm bia có thể sẽ được dựng ở quảng trường thành phố, khắc ghi với dòng chữ: “ở đất nước này, nơi đây, đã từng có một giai đoạn, con người đối xử với nhau như dã thú. Công an đã nhét súng vào họng thường dân để tra khảo. Thầy cô đã giao học trò mình cho những người có vũ trang đánh đập. Người cùng màu da đã nhục hình trẻ con 10 năm. Thế hệ trẻ đã hận thù nhà trường, căm hận xã hội và cười chê, phỉ nhổ vào nền đạo đức giáo khoa… và tất cả những điều đó, điều đã bị lãng quên trong sự vô và cố tình của của nhiều tầng lớp con người, kể cả quan chức có trách nhiệm”.

JPEG - 7.2 kb
Nhạc sĩ Tuấn Khanh.

Khi nào chúng ta có thể lập tấm bia đó? Ở thời điểm nào mà chúng ta có thể tự cam đoan với nhau rằng những điều thương tâm đó chỉ còn là quá khứ? Khi nào chính quyền có thể mạnh mẽ lên tiếng rằng xã hội đã thật sự có bình an. Và khi nào pháp luật sẽ nghiêm minh và quyền con người đã đủ để công an không còn tụ họp nhau đánh thường dân, không còn vô cớ tát tai người đi đường, dân quân không lấy nhục hình ở trẻ em làm niềm vui cho mình?

Những điều dị thường đó, xảy ra hàng ngày, khiến những giọt nước mắt khóc thương cho bé trai 13 tuổi tự tử vì danh dự 47.000 đồng đã rơi ít đi, niềm vui cho bé gái bị nhà trường tra khảo đến phát điên vì 47.800 đồng oan, nay đã nói lại được cũng lặng lẽ hơn. Xã hội đã chai lì, con người đã làm quen với những điều bất khả mà nay quá thường nhật: như con thú ăn cỏ sau khi làm quen uống máu đồng loại đã biến thái vô luân.
Một xã hội tự hào với 4000 năm văn hiến đột nhiên lại vật vã thiếu văn minh nhưng thừa thãi các quan chức tập thắt cà-vạt kiểu Anh và tập bước xuống đúng thế từ những chiếc xe hơi bóng lộn.

Thật độc đáo, như một gánh xiếc thương tâm. Mỗi ngày trên đất nước Việt Nam, chúng ta lại có thêm một câu chuyện quái gỡ và phi nhân, thường nhật như mỗi sáng ta phải ăn sáng trong máu và gặm rỉa những điều nhức nhối của dân tộc mình như loài quái điểu. Không ai nói, và cũng không ai biết vì sao những điều điên loạn đó không ngừng lại. Một xã hội tự hào với 4000 năm văn hiến đột nhiên lại vật vã thiếu văn minh nhưng thừa thãi các quan chức tập thắt cà-vạt kiểu Anh và tập bước xuống đúng thế từ những chiếc xe hơi bóng lộn.

Chúng ta sẽ làm sao? Hay chúng ta rồi sẽ ra sao?

Sự phẫn nộ là đám mây đen đang che phủ. Các nhà lãnh đạo có thể kiêu ngạo và chỉ nhìn thấy sự im lặng của dân chúng trước những điều xảy ra, nhưng với đám đông, ai đứng trong đó cũng cảm nhận thấy rằng đó là sự bùng nổ đang đợi giờ chín muồi. Cái gì sẽ xảy ra? Không ai biết và cũng không ai có thể tưởng tượng đúng được những điều sẽ đến. Chỉ mơ hồ biết là đau khổ rồi sẽ chồng chất khổ đau.

JPEG - 65.2 kb
Tuấn Khanh và tuyển tập Bụi Đường Ca.

Những dòng tin gọi là “công lý” được đưa ra từ báo chí Việt Nam, bỗng vang lên như tiếng cười tràn đầy nước mắt của những ai có lương tâm. 25 triệu đồng bồi thường cho bé gái bị câm do tra khảo. Một cuộc đời phía trước sẽ bị lãng quên với cái giá rẻ mạt như vậy. 4 dân quân thích hành hạ trẻ em bị đưa ra khỏi lực lượng tự vệ như một cách làm yên lòng dân. Công an đánh dân được đổi đi làm việc nơi khác để trấn an lương tâm xã hội, kẻ quyền chức làm sai được thuyên chuyển công tác, đôi khi là bí mật nhậm chức cao hơn… Nhân tâm Việt Nam bị thách thức, đạo lý và tri thức Việt Nam bị sỉ nhục trước thói quen coi thường nhân dân của một hệ thống quan quyền nghĩ mình có thể làm tất cả, thậm chí bóp méo lương tri, sự thật… của dân tộc mình. Ai sẽ trả lại cho niềm tin xã hội đã bị tước đoạt? Ai sẽ đem lại một đời sống trong lành và công bằng giữa một thế giới nhiều ngụy biện và ác độc của loài ma sói?

Bọng cây không trả lời tôi.

Tất cả những câu hỏi của tôi cũng như những lời kêu gào đòi lại nhân ái và công bằng bên ngoài kia cuộc đời cũng rơi vào bọng cây, im lặng và vô vọng.

Tôi không thích tên của đất nước mình nằm trên bảng đồ thăng tiến rực rỡ khi bên trong đó, ngày ngày những bản biến tấu của uất hận và nước mắt cứ vang lên. Tôi không mong tên đất nước mình đứng nhất nhì thế giới vể xuất khẩu gạo nhưng mùa xuân đến vẫn có hàng triệu người dân tôi đói thấp thỏm. Tôi cũng không mong quốc gia mình có quân lực nhất nhì Châu Á để thừa thãi súng để kê vào miệng thanh niên nhưng im lặng nhìn khi kẻ thù phía Bắc bức hiếp dân mình trên biển.

Những thằng trí thức – như tôi – chỉ là đồ tồi.

Ví chúng chỉ có chữ nghĩa và sự bất lực đồng hành, viết lên mấy câu và làm một điều gì đó chẳng đáng gì với thế giới sống của nó.

Tôi mượn bọng cây để phỉ nhổ vào mặt mình, và xin lỗi bọng cây vì tôi đã lợi dụng nó. Tôi tệ đến mức chẳng còn biết lợi dụng ai, ngoài cái bọng cây.

Bọng cây biết cách im lặng, cho qua mọi thứ tôi đã đọc vào. Nhưng tôi tệ hơn một cái bọng cây, vẫn ôm những thứ đó, thậm chí biết rằng mình mang theo những nỗi buồn, đến chết cũng không thể nào quên được.

Nhạc sĩ Tuấn Khanh
(Blog Tuấn Khanh)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).