Đinh Nguyên Kha: ‘là người Việt Nam phải bảo vệ chủ quyền, dân tộc’

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhà hoạt động Đinh Nguyên Kha vừa mãn hạn 6 năm tù nói với VOA rằng anh kiên quyết tiếp tục ‘tranh đấu vì lợi ích của dân tộc và chủ quyền lãnh thổ.’

Sáng ngày 11/10, nhà hoạt động Đinh Nguyên Kha mãn hạn tù và được nhiều nhà hoạt động khác chào đón khi trở về nhà ở Long An.

Anh chia sẻ với VOA:

“Tôi sẽ tiếp tục đấu tranh giành độc lập cho dân tộc. Tôi sẽ chọn những công việc thích hợp nhất với hoàn cảnh hiện tại để tiếp tục ủng hộ tiến trình dân chủ hóa đất nước.”

Đinh Nguyên Kha, 30 tuổi, là thành viên của nhóm Tuổi trẻ Yêu nước, anh bị chính quyền bắt vào năm 2012 và xử phạt lần đầu với mức án đến 10 năm tù, 3 năm quản chế vì rải truyền đơn chống Trung Quốc xâm lược lãnh hải của Việt Nam.

Vào năm 2013, án giảm xuống còn 4 năm tù giam, 3 năm quản chế, nhưng anh phải chịu thêm 2 năm tù nữa vì cáo buộc “gây thương tích.”

Đinh Nguyên Kha nhận định về bản án của mình:

“Trước khi bị bắt thì tôi không có hoạt động công khai. Khi đó xem tin tức trên mạng thì thấy xã hội có nhiều bất công, Trung Quốc lâm le muốn xâm lược, vì mình là người Việt Nam phải có nghĩa vụ lên tiếng để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Sau đó tôi biết anh Việt Khang, Trần Vũ Anh Bình và tôi đã tham gia vào nhóm Tuổi trẻ Yêu nước, rải truyền đơn chống cộng và chống Trung Quốc, vì vậy mà bị lực lượng an ninh bắt và cho là vi phạm pháp luật.”

Truyền thông Việt Nam trích cáo trạng cho biết vào tháng 8/2012 và tháng 10/2012 Đinh Nguyên Kha và một người bạn là Nguyễn Phương Uyên đã có hành vi “tàng trữ, lưu hành các tài liệu chống Nhà nước: Dán các khẩu hiệu, cờ vàng ba sọc đỏ nơi công cộng… rải truyền đơn trên cầu vượt An Sương, thuộc xã Bà Điểm, huyện Hóc Môn, TP HCM.”

Cả hai thanh viên của nhóm Tuổi trẻ Yêu nước đều bị cáo buộc với tội danh “tuyên truyền chống nhà nước” sau khi rải truyền đơn, dán khẩu hiệu với nội dung chống Đảng cộng sản Việt Nam “tham nhũng, bán nước” và phản đối Trung Quốc xâm lược Trường Sa-Hoàng Sa.

Đinh Nguyên Kha từng cùng các tù nhân lương tâm khác tuyệt thực để phản đối chính sách hà khắc về điều kiện nhà tù của Bộ Công an ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và sẽ tiếp tục tranh đấu bảo vệ quyền lợi của tù nhân:

“Đối với một tù nhân như tôi thì không có cách đấu tranh nào khác ngoài cách tuyệt thực, dù nó có ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của mình. Sau khi tôi ra tù cũng xác nhận rằng mình phải tiếp tục đấu tranh như thế nào để cho những anh em trong tù không cần thiết phải tuyệt thực nữa.”

Được biết trong 6 năm qua, Kha đã ở cùng rất nhiều tù nhân chính trị khác như doanh nhân Trần Huỳnh Duy Thức, nhạc sĩ Việt Khang, nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, ở cùng anh trai mình là Đinh Nhật Uy và gần đây là bác sỹ Hồ Hải.

Khi được các nhà hoạt động khác chào đón mãn hạn tù sáng ngày 11/10 tại Long An, Kha nói: “Sáu năm qua không bao giờ làm tôi nhụt chí. Chỉ thay đổi phương pháp thôi chứ không thay đổi mục tiêu,” theo Facebook của Nhạc sĩ bất đồng chính kiến Nguyễn Tín.

Nhà hoạt động Trần Thu Nguyệt viết về Kha trên Facebook: “một tuổi trẻ dấn thân bảo vệ đất nước, bảo vệ dân tộc.”

Linh mục Lê Ngọc Thanh viết trên Facebook: “Điều tuyệt vời là Kha bước đầu dấn thân trong cô đơn, không ai trong gia đình hiểu, nay sau 6 năm, Kha đã có mẹ, anh, chị, anh rể, … là những chiến hữu sống chết với chọn lựa dấn thân của Kha.”

Vào tháng 7 năm ngoái, bà Lê Thị Kim Liên, mẹ của Kha, đã sang Canberra gặp gỡ các dân biểu Úc, và vào tháng 1 năm 2014, sang thủ đô Washington gặp các giới chức và dân biểu tại Hoa Kỳ để vận động trả tự do cho con trai.

Đinh Nhật Uy, anh trai của Kha, cũng từng bị chính quyền tỉnh Long An bắt giam và xử phạt 1 năm 3 tháng tù cho hưởng án treo về tội “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo Điều 258 Bộ Luật Hình sự.

Nguồn: VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.