Doanh nghiệp cá mập và chế độ độc tài

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng, chủ nhân Vingroup.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đế chế VIN y hệt chế độ độc tài. Anh Vượng có thể lẳng lặng sửa sai chứ tuyệt đối không bao giờ nhận sai, ít ra là trên truyền thông. Ví dụ như việc thiết kế căn hộ bị lỗi, phòng ngủ tịt… Họ lẳng lặng sửa ở các dự án tiếp theo nhưng vẫn cố gắng bịt hết các thông tin chỉ ra những sai lầm trong thiết kế cũ, kể cả xóa đi nhưng bài viết đã rất cũ, của những tạp chí chuyên ngành có uy tín.

Nhiều người chọn sản phẩm của VIN bởi vì “không thấy sản phẩm tốt hơn” trong cùng phân khúc. Cũng giống như nhiều người chấp nhận chế độ hiện tại, với lý do là “không thấy tổ chức đối lập nào tốt hơn”!

Đấy là lý do độc tài, toàn trị có thể tồn tại.

Một trong những cách để “không có đối lập tốt hơn” chính là việc kiểm soát truyền thông, dựa vào điểm yếu của chế độ là không có tự do ngôn luận. Khi thông tin bị kiểm soát thì người dân chỉ thấy mặt tốt của doanh nghiệp (chế độ).

Dựa vào khả năng kiểm soát truyền thông, người ta có thể biến cái xấu thành không xấu mấy, hoặc là tốt. Ví dụ, Cải cách Ruộng đất (CCRĐ) là một sai lầm hiển nhiên, nhưng Tuyên giáo vẫn có thể tuyên truyền là CCRĐ khiến người nông dân phấn khởi lao động sản xuất do có ruộng đất và tin tưởng hỗ trợ tích cực cho Việt Minh, dẫn đến chiến thắng Điện Biên Phủ. Tuy có một số sai lầm trong quá trình thực hiện, nhưng đảng đã có những sửa sai kịp thời, lãnh đạo đảng đã từ chức…

Vậy là dân vẫn một mực tin vào sự lãnh đạo tài tình của đảng (!)

Tương tự, khi xe Fadil bị lỗi, VinFast đã kịp thời sửa sai. Xe chỉ bị một số lỗi “rất nhẹ,” nhưng hãng nhanh chóng, kịp thời sửa chữa, bổ sung phụ kiện cho khách. Điều đó thể hiện tinh thần trách nhiệm rất cao của hãng xe (!)

Nếu chỉ là lỗi rất nhẹ thì tại sao lại phải xóa sạch các bài viết về lỗi này trên Facebook (đương nhiên báo chí cách mạng không thể có)?

Sống dưới chế độ độc tài cũng như làm khách hàng của một đế chế độc tài, cuộc sống hay sản phẩm/dịch vụ mà bạn thụ hưởng hoàn toàn phụ thuộc vào đế chế. Nếu độc tài tốt thì bạn được hưởng, nếu họ không tử tế, thì bạn phải câm nín mà chịu. Vì nếu bạn mở mồm ra phản ứng, có thể bạn phải gặp công an.

VIN mới thành lập hãng hàng không. Mình tin là hãng này sẽ KHÔNG BAO GIỜ có delay (chậm trễ). Bởi vì sẽ không có tin tức “delay” nào được tung ra trên báo chí hoặc mạng xã hội.

Nhưng mọi người cần phải nhớ câu nói của Lord Acton: “Quyền lực tuyệt đối sẽ dẫn đến tha hóa tuyệt đối.” Điều này hoàn toàn đúng từ quy mô thể chế cho đến “đế chế” doanh nghiệp.

Tại sao VIN không/chưa đầu tư được ra nước ngoài? Đó là vì ở nước ngoài, nhất là các nước tương đối dân chủ, họ không thể có lợi thế cạnh tranh đang có, tức là khả năng “quan hệ” và kiểm soát truyền thông. Nhưng có thể họ vẫn sang được Lào và Campuchia, vì có thể gây dựng được quan hệ và phần nào kiểm soát được truyền thông dựa vào quan hệ chính trị.

Cách khác để chế độ độc tài khuếch trương thanh thế. Đó là kích động tinh thần dân tộc và gắn chặt, đánh đồng chế độ với dân tộc và quốc gia. Khi người dân đã được kích động thì người ta sẵn sàng hi sinh quyền lợi cá nhân vì quyền lợi dân tộc, quốc gia (là thứ rất mơ hồ). Đế chế doanh nghiệp độc tài cũng có bài y như vậy, họ cũng kích động tinh thần dân tộc và gắn chặt đế chế với dân tộc, quốc gia. Yêu đế chế tức là yêu nước, có tinh thần dân tộc. Chửi đế chế tức là “phản động,” là tự nhục!

Khách hàng của VIN phần nhiều là dân Bắc, kể cả với các sản phẩm bán ra ở miền Nam, như Vinhomes Central Park…thì 90% khách hàng cũng là gốc Bắc. Dễ hiểu, bởi vì dân Bắc vốn quen và dễ chấp nhận chế độ độc tài.

Chính vì sự gắn bó keo sơn như vậy, nên doanh nghiệp độc tài, tư bản thân hữu sẽ trường tồn cùng chế độ. Cả hai phải dựa vào nhau để sống và phát triển. Doanh nghiệp phát triển sẽ tô hồng cho chế độ. Đổi lại, chế độ sẽ ban phát cơ hội cho doanh nghiệp phát triển. Doanh nghiệp tô son, trát phấn cho sự phát triển của đất nước, nhưng đó chỉ là bề nổi. Giống như khách du lịch chỉ đến Thượng Hải, Thâm Quyến, Bắc Kinh… rồi rút ra kết luận là Trung Quốc đã ngang bằng với Mỹ rồi. Một số anh em dư luận viên cũng đưa ra một số góc ảnh chụp nhà cao tầng rồi kết luận TP.HCM đâu kém gì Singapore!

Chừng nào khách hàng còn si mê doanh nghiệp độc tài thì chừng đó chế độ độc tài còn bền vững vì hai thực thể này sống cộng sinh với nhau.

Nguồn: FB Dương Quốc Chính

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…