Đọc “Trung Quốc: Siêu Cường Mong Manh”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đọc TRUNG QUỐC: SIÊU CƯỜNG MONG MANH

(China: Fragile Superpower)

Của Nữ Tiến Sĩ Susan L. Shirk

GIF - 10.1 kb

Lời Mở Đầu: Theo thống kê của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF vào năm 2009, nền kinh tế của Hoa Kỳ lớn nhất thế giới với GDP là 14.26 ngàn tỉ Mỹ Kim; đứng thứ hai là Nhật Bản với 5.07 ngàn tỉ Mỹ Kim và Trung Quốc xếp ở vị trí thứ ba với 4.91 ngàn tỉ Mỹ Kim. Tuy nhiên, theo tin tức thì trong Quý II năm 2010, GDP của Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản và với mức tăng trưởng của Trung Quốc tới 10%/năm trong khi kinh tế của Nhật chỉ tăng ở mức 2-3%/năm nên có nhiều triển vọng kinh tế Trung Quốc sẽ đứng hàng thứ hai thế giới trong năm 2010.

Tuy có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới, nhưng Trung Quốc vẫn là nước nghèo. Lợi tức bình quân đầu người Trung Quốc là 3.000 Mỹ Kim trong khi người Nhật Bản là 37.800 Mỹ Kim/năm. Điều này cho thấy là kinh tế Trung Quốc vượt qua Nhật Bản chỉ mang tính biểu tượng về con số chứ không có ý nghĩa về thực chất. Chính điều này, các nhà nghiên cứu đã cho rằng sự phát triển của Trung Quốc không bền vững và rất mong manh. Tại sao như vậy? Xin mời quý độc giả theo dõi bài viết của tác giả Lý Thái Hùng về tập sách: “Trung Quốc – Siêu Cường Mong Manh” của Tiến sĩ Susan L. Shirk, Giáo sư Đại Học San Diego, Tiểu Bang California, Cựu Phó Phụ Tá Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ, đặc trách quan hệ Trung Quốc từ năm 1997 đến năm 2000.

Ban Biên Tập Trang Web Việt Tân.


I- Dẫn Nhập:

JPEG - 46.2 kb

Trong 3 năm, từ năm 2007 đến 2009 có khoảng non 250 đầu sách viết về Trung Quốc của các tác giả Phương Tây. Những đầu sách này chia ra làm ba loại: 1/ Những sách viết về sự phát triển kinh tế và vị trí cường quốc của Trung Quốc trong những năm trước mặt. 2/ Những sách phân tích về sức mạnh quân sự và các chính sách bành trướng của Trung Quốc trong thế kỷ 21; 3/ Những sách viết về các vấn đề xã hội, chính trị, sắc tộc mà Trung Quốc đang phải đối phó và có nguy cơ đe dọa sự lãnh đạo của đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong ba loại đầu sách nói trên có thể nói đa số các học giả bỏ thời giờ nghiên cứu và viết nhiều về tình hình phát triển kinh tế vượt bực của Trung Quốc. Rất ít đầu sách phân tích về mặt tiêu cực và những khó khăn mà Trung Quốc đang đối diện. Đây cũng là điều dễ hiểu vì sự phát triển của Trung Quốc trong vòng 30 năm qua, kể từ năm 1978 đã thu hút hầu hết sự chú mục của các chuyên gia quốc tế về một “kỳ tích phát triển” của thế giới đang trổi dậy, sau “kỳ tích phát triển Nhật Bản” vào thập niên 60 của Thế Kỷ 20.

Trong rừng sách ca tụng sự thành công của Trung Quốc, tác phẩm China: Fragile Superpower: How China’s Internal Polictics Could Derail its Peaceful Rise (Trung Quốc: Siêu Cường Mong Manh. Làm thế nào mà nội tình chính trị Trung Quốc có thể làm trật đường rầy trong sự trổi dậy Hòa Bình của Trung Quốc) của nữ Tiến Sĩ Susan L. Shirk ra đời đã gây một sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu. Mặc dù tác phẩm đã xuất bản từ giữa năm 2007, nhưng cho đến nay vẫn còn được độc giả đón nhận một cách rộng rãi. Lý do là vì những nội dung phân tích trong tập sách này đã được chứng nghiệm là đúng xuyên qua những biến chuyển tại Trung Quốc trong thời gian gần đây.

Nữ Tiến Sĩ Susan L Shirk là một học giả về Trung Quốc. Bà đã viếng thăm Trung Quốc lần đầu tiên vào năm 1971, trong nhóm 15 sinh viên tốt nghiệp đại học do lời mời của chính phủ Trung Quốc. Năm 1997 bà vào làm việc trong chính quyền Tổng thống Clinton với chức vụ là Phó phụ tá Ngoại trưởng, đặc trách về các vấn đề bang giao với Trung Quốc. Tác giả đã rời Bộ ngoại giao vào năm 2001 và trở về giảng dạy tại Đại học San Diego Hoa Kỳ từ năm 2006 cho đến nay.

Tác giả cho biết, khi vào làm việc trong chính quyền Clinton vào năm 1997, trong đầu bà luôn luôn ám ảnh nỗi bồn chồn về một cuộc chiến có thể bùng nổ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, vì một năm trước đó, Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn đã gườm nhau về chuyện Đài Loan. Lúc đó, Trung Quốc đang tiến hành nhiều cuộc tập trận cỡ lớn, thử nghiệm hỏa tiễn trong vùng biển bên ngoài các hải cảng của Đài Loan. Mục tiêu của Trung Quốc là biểu lộ sự giận dữ của họ đối với việc Hoa Kỳ đã mời ông Lý Đăng Huy, Tổng thống Đài Loan đến viếng thăm trường đại học Cornell – nơi ông Lý Đăng Huy đã tốt nghiệp – để diễn thuyết. Đối với Bắc Kinh, việc Hoa Kỳ cho phép ông Lý Đăng Huy đến Mỹ – dù bất cứ lý do gì – đã coi như “công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập” vi phạm điều mà Hoa Kỳ đã cam kết với Trung Quốc coi Đài Loan chỉ là một đảo nhỏ của Trung Quốc mà thôi.

Công việc chính của Tác giả trong chính quyền Clinton là cải thiện và tạo nền tảng tốt đẹp cho mối quan hệ Trung – Mỹ. Để làm tốt điều này, Tác giả cho biết là đã dành khá nhiều thì giờ quan sát và tìm hiểu những đối phó của lãnh đạo Trung Quốc về các vấn đề bên trong nội bộ của đảng và nhà nước. Khác với Hoa Kỳ, những lãnh tụ Trung Quốc rất quan tâm đến những diễn biến chính trị nội bộ mà họ gọi là “an ninh chính trị” ở bên trong. Theo bà, sự thay đổi chính trị nội bộ ở các quốc gia Phương Tây là điều bình thường; nhưng đối với Trung Quốc – nếu sự thay đổi vượt qua tầm kiểm soát của họ – nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sự tồn vong của đảng Cộng sản, mà quan trọng hơn là chính gia đình và thân nhân họ có thể sẽ mất tất cả.

Dựa theo kinh nghiệm, Tác giả cho rằng lãnh đạo Bắc Kinh thiếu an ninh chính trị (political insecurity) rất trầm trọng. Biến cố Thiên An Môn vào năm 1989 là một bài học xương máu cho họ. Theo Tác giả, mặc dù các lãnh tụ Bắc Kinh trông như những gã khổng lồ đối với chúng ta từ thế giới bên ngoài do sự thành công to lớn về mặt phục hồi kinh tế, quân đội và sức mạnh chính trị kể từ khi tung ra chính sách hiện đại hóa vào năm 1978; nhưng các lãnh tụ Bắc Kinh cảm thấy như những đứa trẻ đang sợ hãi, cố gắng một cách tuyệt vọng để bám giữ vị trí tột đỉnh trong xã hội từ những dao động của sự thay đổi kinh tế.

Những nhận xét nói trên đã là nội dung chính của tập sách Trung Quốc: Siêu Cường Mong Manh, mà nữ Tiến sĩ Susan đã đúc kết từ những kinh nghiệm làm việc và trao đổi với các quan chức Trung Quốc. Theo Tác giả, các lãnh tụ Trung Quốc cảm thấy thiếu “an ninh chính trị” vì những lý do:

… lãnh đạo Bắc Kinh thiếu an ninh chính trị (political insecurity) rất trầm trọng

Trước hết, những người như Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo, Giang Trạch Dân chỉ giỏi về tổ chức; nhưng chẳng có một chút gì quyến rũ, hấp dẫn ở trong đảng, so với quá khứ hào hùng của thế hệ họ Mao, Đặng, Chu. Họ cũng nhận ra rằng, sau 30 năm cải tổ kinh tế và mở cửa đã làm đảo lộn “xã hội chuyên chính” và tạo ra những thách đố chính trị cho hệ thống cầm quyền cộng sản hiện nay. Đảng không còn khả năng theo dõi cũng như bị mất kiểm soát dân số. Hơn 100 triệu nông dân bỏ nông thôn đi vào thành phố kiếm sống. Ba phần tư lực lượng lao động làm việc ngoài hệ thống quản lý của đảng, còn gì là ý nghĩa của câu: “đảng là đại diện của giai cấp công nhân?”

Kế đến, lãnh tụ Bắc Kinh đã không còn khả năng kiểm soát thông tin như họ mong muốn mà phải chạy theo thị hiếu của người dân để tung ra hàng loạt sản phẩm tuyên truyền sao cho “coi được”. Đã hết rồi cái thời ai cũng phải đọc Nhân dân Nhật báo và xem tin tức lúc 7 giờ trên đài truyền hình đầu tiên. Hiện đã có trên 150 triệu người truy cập vào Internet để lấy thông tin từ các mạng mình muốn. Rất ít ai đọc báo và xem tin tức trên truyền hình. Vì thế mà trang mạng đã cạnh tranh nhau đưa tin và bài vở lên nhanh nhất hầu thu hút đông đảo số lượt người truy cập để câu quảng cáo. Vì thế, các lãnh tụ Bắc Kinh không còn đủ khả năng kiểm soát dân chúng tránh xa những bản tin “độc hại”.

JPEG - 45.9 kb

Sau cùng, sự phát triển kinh tế trong 30 năm qua, đưa Trung Quốc lên thành một trong vài nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới là một kỳ tích của nhân loại; nhưng về căn bản Trung Quốc vẫn là quốc gia nghèo. Sự phân cực giàu nghèo trong xã hội hiện nay là một lo ngại lớn cho các lãnh tụ Bắc Kinh. Các lãnh tụ Bắc Kinh lo lắng sự phân cực giàu nghèo sẽ tạo ra sự xáo trộn trong xã hội là vì dân Trung Quốc tin rằng những ai giàu có, ăn trên ngồi trốc thường là những người không làm ăn lương thiện mà do tham nhũng, móc ngoặc. Trung quốc hiện có đến hàng chục trăm triệu người sống trong sự đói nghèo triền miên.

Các lãnh tụ Trung Quốc biết rất rõ sự phát triển bất cân xứng của xã hội Trung Quốc. Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo đang cố gắng ngăn chận tình trạng xáo trộn do phân cực giàu nghèo gây ra bằng cách tung ra hàng loạt chính sách quan tâm đến việc nâng cao đời sống các hộ dân nghèo, với khẩu hiệu xây dựng Trung Quốc là “xã hội hài hòa”. Dù vậy, mặc cho mọi cố gắng theo kiểu tình thương cộng sản, chống đối của những người thất nghiệp và những nông dân bất mãn vẫn xảy ra hàng ngày. Cái lo sợ của lãnh tụ Trung Quốc là một ngày nào đó khối quần chúng bất mãn vì nghèo đói nắm tay được với những nạn nhân trong các vụ ô nhiễm môi trường đang lan tỏa trên toàn quốc vì những phát triển công nghiệp bừa bãi, tạo thành cơn địa chấn phản kháng sẽ mạnh gấp mấy chục lần biến cố Thiên An Môn năm 1989.

JPEG - 40.8 kb

Ngoài ra, theo Tác giả, một mối lo khác của các lãnh tụ Bắc Kinh là chủ nghĩa dân tộc đã trổi lên mạnh mẽ trong lúc Trung Quốc đang phục hồi sức mạnh của mình. Bắc Kinh rất lo ngại những phản ứng của quần chúng trước những yếu thế của họ đối với các vấn đề đối ngoại, đặc biệt là những đối phó về các vấn đề Đài Loan, Nhật Bản và Hoa Kỳ. Chủ nghĩa dân tộc đã từng kích động lòng dân làm sụp đổ hai triều đại trước đó: Triều đại nhà Thanh (1644-1911) và Cộng hòa Trung Hoa (1911-1949). Cả hai triều đại đó đều sụp đổ do những cuộc nổi dậy của toàn dân, trong đó những thành phần nông dân và thành thị bất mãn vì những lý do nội bộ đã liên kết với nhau thành lực lượng dân tộc chủ nghĩa mạnh mẽ. Những triều đại ấy sụp đổ bởi vì nhân dân thấy rằng họ quá yếu kém trong việc đối diện với sức ép bên ngoài. Các lãnh tụ Bắc Kinh không muốn tình trạng trên xảy ra cho họ và vì thế họ luôn luôn đi đầu trong chủ nghĩa dân tộc tại Trung Quốc, nhất là khi đối kháng với Nhật và Hoa Kỳ.

Nỗi sợ hãi của các lạnh tụ Bắc Kinh về sự sống còn của họ và gia đình chính là nguyên nhân thúc đẩy cho tất cả mọi việc họ làm, trong chính sách đối nội lẫn đối ngoại. Đây là điểm cốt lõi mà nữ tiến sĩ Susan, đã mô tả về cách hình thành thái độ của Trung Quốc đối với thế giới từ sự mong manh của chính nội tình Trung Quốc trong tác phẩm Trung Quốc: Siêu Cường Mong Manh.

II-Nội Dung:

Tập sách Trung Quốc: Siêu Cường Mong Manh đã được nữ Tiến sĩ Susan L. Shirk bắt đầu viết trong thời gian 2004-2005 khi đang nghiên cứu tại đại học Stanford, tiểu bang California. Tập sách dày khoảng 300 trang, có tất cả 9 chương:

Chương 1:
Mạnh Bên Ngoài Nhưng Mong Manh Bên Trong
(Strong Abroad but Fragile at Home)

Đây là chương Tác giả mô tả những mâu thuẫn về hình dáng Trung Quốc đối với bên trong và bên ngoài. Tác giả cho rằng: những thay đổi đang tiến hành bên trong Trung Quốc đã mở ra một triển vọng lớn về hòa bình thế giới, nhưng do những tham vọng duy trì sự kiểm soát độc đoán về chính trị của các nhà lãnh đạo cộng sản sẽ có thể tạo ra những tình huống nguy hiểm hơn. Đó là lãnh đạo Trung Quốc đang đối mặt những nghịch lý đáng lo ngại. Quốc gia càng phát triển và càng phồn thịnh thì lãnh đạo cảm thấy không an tâm và bị nhiều thách đố. Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ngày hôm nay dễ bị tan vỡ, chế độ độc tài rất sợ chính người dân của họ và có thể bị khuất phục để thỏa mãn những đòi hỏi của các chính phủ ngoại quốc. [1]


Sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc đã làm cho những nhà lãnh đạo của họ hiện lù lù trước thế giới như một anh khổng lồ cao 10 feet. Nhưng hình ảnh của chính họ thì không như vậy. Theo Tác giả: Sự đè nặng hình bóng của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình – mà những người kế thừa phải tôn kính – khiến những nhà lãnh đạo Trung Quốc hiện nay cảm thấy bé nhỏ, chiến đấu một cách vất vả để giữ vị trí đứng đầu xã hội bởi sự khuấy động của thay đổi kinh tế. Trung Quốc mạnh hơn về kinh tế và an toàn hơn trên thế giới so với thế kỷ 19, nhưng điều nghịch lý là những lãnh tụ cộng sản có cảm giác âu lo về những bất ổn ở trong nước. Trung Quốc có thể là một siêu cường mới nổi, nhưng nó cũng rất mong manh. Và nó chính là sự khủng hoảng nội bộ chứ không do kinh tế hay do sức mạnh quân sự, biểu hiện một sự nguy hiểm đối với chúng ta. [2]

JPEG - 60.1 kb

Vào năm 1989, chế độ độc tài tại Trung Quốc đã bị lung lay tận gốc rễ bởi làn sóng phản kháng của sinh viên toàn quốc và đã làm phân hóa thành phần lãnh đạo về cách giải quyết nó. Nhiều người đã nêu lên một nghi vấn của quá khứ: Nếu quân đội từ chối nghe lời Đặng Tiểu Bình dùng vũ lực tái lập trật tự vào tháng 6 năm 1989 thì chuyện gì đã xảy ra? Nếu quân đội án binh bất động, có lẽ đảng Cộng sản Trung Quốc chịu chung số phận như Liên Xô. Dầu là nghi vấn không xảy ra nhưng nó luôn luôn ám ảnh trong đầu óc lãnh đạo, trên con đường phát triển của Trung Quốc.

Chính sự ám ảnh này, theo Tác giả thì: Từ năm 1989 trở đi, lãnh đạo Trung Quốc bắt đầu chú ý đến điều mà người ta hay gọi là “ổn định xã hội”. Họ sử dụng cách nói trại để thuyết phục trong công chúng và dư luận rằng quyền lực của đảng Cộng sản là căn bản để bảo vệ trật tự và thịnh vượng và không có nó, một quốc gia rộng lớn như Trung Quốc sẽ bị rơi vào khủng hoảng và nội chiến. Trong các bài nói chuyện, các nhà lãnh đạo đã không che dấu những lo âu của họ về sự bất ổn xã hội. [3]

Trong một văn kiện phổ biến vào tháng 9 năm 2004 bởi Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã thừa nhận một cách công khai lần đầu tiên rằng quyền lực của đảng Cộng sản không thể kéo dài mãi mãi tại Trung Quốc. Dưới tiêu đề: “Từ bài học đau thương của sự mất quyền lực của đảng Cộng sản Liên Xô và Đông Âu”, Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc đã viết: “Thật không phải là dễ dàng cho một đảng chính trị vô sản giành quyền lực, và thậm chí còn khó hơn việc thực hiện quyền lực chính trị tốt, đặc biệt là khi nó nắm quyền trong một thời gian dài, và tình trạng của đảng như một đảng cầm quyền không nhất thiết lâu dài bởi vì đảng không phải là cái gì mà một khi đạt được không bao giờ bị mất. [4]

Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc ngày hôm nay dễ bị tan vỡ, chế độ độc tài rất sợ chính người dân của họ và có thể bị khuất phục để thỏa mãn những đòi hỏi của các chính phủ ngoại quốc.

Đối diện với những bản báo cáo hàng ngày về những cuộc chống đối bạo lực, lãnh đạo Bắc Kinh không bao giờ coi sự quan sát quốc tế là một ưu tiên. Một trong những ưu tiên của họ là duy trì quyền lực của đảng Cộng sản. Tác giả kể lại một dịp may hiếm có cách đây vài năm khi tham gia đóng vai lãnh đạo tối cao Trung Quốc trong vở kịch thuộc loại tài liệu không mật – một trò chơi nhập vai được thiết kế để lường trước tình huống mà những nhà soạn chính sách của Hoa Kỳ sẽ phải đối mặt trong tương lai. Kịch bản có liên quan đến tình trạng bất ổn lao động trên quy mô lớn tại một số vùng của Trung Quốc. Tất cả những người tham gia – như bà đóng vai những nhà lãnh đạo Trung Quốc tập trung huy động cảnh sát và quân đội để dập tắt các cuộc biểu tình và ngăn ngừa chúng lan rộng đến các nhóm khác và những địa phương khác. Kịch bản đòi hỏi bà không chú ý gì đến những lời chỉ trích trên thế giới đang được phát sóng qua những truyền hình đang đặt chung quanh phòng đóng kịch. Mặc dù không có thông tin cụ thể về cá tính của cá nhân các nhà lãnh đạo, nó đã rõ ràng rằng tính tự nhiên của hoàn cảnh đòi hỏi bà và tất cả mọi người tham gia vở kịch phải đặt sự quan tâm quốc nội trước mối quan tâm quốc tế. Tác giả kết luận rằng đối với lãnh đạo Bắc Kinh thì trong cuộc khủng hoảng nội bộ, giữ chặt sự kiểm soát bên trong là rất quan trọng hơn những quan hệ đối ngoại.

Trong khi lo ngại những bất ổn xảy ra bên trong thì đối với bên ngoài, Trung Quốc đã cố tỏ thái độ hợp tác với mọi quốc gia. Bắc Kinh đã tìm cách trấn an các nước láng giềng Châu Á về ý định làm lành của mình. Trung Quốc đã giải quyết gần như tất cả các tranh chấp biên giới, mời ký các hiệp định thương mại tự do với Đông Nam Á, Hàn Quốc, và Nhật Bản và thành lập diễn đàn mới cho hợp tác khu vực. Nổi bật nhất là bước tiến nhằm hóa giải sự bế tắc nguy hiểm giữa Hoa Kỳ và Bắc Triều Tiên về chương trình vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên và đồng ý với những thành viên khác trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc áp đặt lệnh trừng phạt kinh tế đối với Bắc Triều Tiên sau khi nước này thử nghiệm bom hạt nhân. Tất cả những hành động hợp tác này đã làm tăng ảnh hưởng quốc tế của Trung Quốc và là bắt nguồn từ sự quan tâm của các nhà lãnh đạo trong việc đạt được một môi trường hòa bình quốc tế để duy trì tăng trưởng kinh tế và ngăn chặn bất ổn xã hội. [5]

Chương 2: Kỳ Tích Kinh Tế Trung Quốc (China’s Econmic Miracle)

Trong chương này, Tác giả đã trình bày những nhận xét về sự phát triển vượt bực của Trung Quốc sau 30 năm mở cửa và những tiến bộ kỹ thuật có thể đưa Trung Quốc trở lại vị trí hàng đầu thế giới cách nay 1000 năm.

Tác giả viết: Trung Quốc ngày nay tôi đến thăm có vẻ như là một hành tinh khác hẳn so với lần tôi đến thăm vào năm 1971. Những tòa nhà chọc trời lộng lẫy, điện thoại di động mọc ở khắp nơi, giao thông chật cứng và những quán cà phê Starbuck đông nghẹt người chẳng khác gì từ những quán ở Seoul, Tokyo hay ở New York. Trung Quốc có đến 174 thành phố lớn với dân số hơn 1 triệu người…. Sự phát triển kinh tế cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước và không khí và hàng ngày đã có chống đối từ những công nhân bị đuổi việc, những nhóm người bất bình khác và xuất hiện sự căng thẳng mới về giai cấp giữa giàu và nghèo ngày càng rõ nét. Nhưng dù thế nào chăng nữa, Trung Quốc hiện đang có sức mạnh kinh tế tăng trưởng với tốc độ đáng kể. [6]

JPEG - 43.5 kb

Căn cứ vào tỉ giá hối đoái hiện hành để làm tiêu chuẩn đánh giá, Trung Quốc năm 2005 là nước có nền kinh tế xếp thứ tư thuộc nhóm kinh tế lớn nhất thế giới. Tổng sản lượng nội địa (GDP) của Trung Quốc đạt 2,23 ngàn tỷ Mỹ kim, vượt hơn cả Pháp, Anh và Ý. Trung Quốc chỉ đứng sau Mỹ, Nhật và Đức mà thôi. (Năm 2009 Trung Quốc đã vượt qua Đức và 2010 đã vượt qua Nhật, hiện đứng sau Hoa Kỳ – chủ thích LTH). [7]

Trung Quốc hiện trở thành một công trường sản xuất của thế giới, chẳng khác nào Anh Quốc vào cuối thế kỷ 19. Trung Quốc nay là nhà sản xuất chuyên về sắt thép lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 sản phẩm sắt thép của thế giới. Tổng sản lượng sản phẩm do nhà máy của nó sản xuất ra nay đã đạt mức độ chỉ đứng sau Hoa Kỳ và Nhật Bản mà thôi. Những nhà máy Trung Quốc – chủ nhân đa phần là các công ty nước ngoài – cung ứng 2/3 sản phẩm của thế giới gồm những máy Photocopy, lò Viba, đầu máy DVD và giày dép. 40% hàng hoá tiêu thụ tại Hoa Kỳ mua từ bên ngoài là sản xuất từ Trung Quốc. Nếu mỗi chúng ta liệt kê ra những quần áo, đồ gia dụng và những thiết bị máy móc sử dụng trong nhà, có lẽ chúng ta sẽ tìm thấy rằng phần lớn là những sản phẩm làm ở Trung Quốc và giá cả thậm chí còn rẻ hơn nhiều so với những vật dụng tương tự như vậy mà chúng ta đã có cách đây 20 năm khi mà Trung Quốc chưa bắt đầu sản xuất ra chúng. [8]

Đặc biệt, Trung Quốc còn vượt xa Hoa Kỳ khi nó trở thành nơi sản xuất hàng đầu của thế giới về các sản phẩm công nghệ chuyên trong lĩnh vực thông tin truyền thông, chẳng hạn như điện thoại di động (moblie telephones), máy vi tính xách tay (laptop) và máy quay phim kỹ thuật số (digital camera). Trung Quốc cũng là nơi sản xuất lớn nhất thế giới về cương liệu (Hardwave) của máy điện toán, mặc dù nó là nước đi sau Hoa Kỳ trong sự phát triển nhu liệu (software). Tuy không dễ đáp ứng được các tiêu chuẩn của Phương Tây, loại xe có mui kín hiệu “Zhonghua” do Công ty chế tạo ô tô Brilliance China sản xuất, hiện nay vẫn đang dẫn đầu Châu Âu, và có một nhà sản xuất xe hơi khác nữa của Trung Quốc là Chery Automobile, đang có kế hoạch đưa xe sang tiêu thụ ở thị trường Hoa Kỳ. [9]

Trung Quốc giờ đây là nước xuất khẩu lớn thứ ba thế giới, chỉ đứng sau Mỹ và Đức. Cán cân ngoại thương tăng 25 lần từ giữa năm 1978- 2000. Chỉ mới trong 25 năm thôi, Trung Quốc đã đi từ nền kinh tế “đóng” sang hình thái kinh tế “mở”, mang tính hội nhập cao vào nền kinh tế thế giới. Trung Quốc ngày nay đang hội nhập toàn cầu vì nó thu được lợi nhuận từ nền kinh tế toàn cầu nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới trong suốt nhiều thập niên qua. Từ viễn cảnh này, toàn cầu hóa rồi đây như một trò chơi mà Trung Quốc sẽ là kẻ chiến thắng. [10]

JPEG - 50.4 kb

Vấn đề là kỳ tích kinh tế của Trung Quốc sẽ tồn tại đến chừng nào? Tác giả cho là: nếu không xảy ra khủng hoảng kinh tế hay chính trị, Trung Quốc sẽ giữ vững vị trí tiếp tục tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ hơn hai thập niên nữa. Không giống như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và Thái Lan, Trung Quốc vốn có tài nguyên thiên nhiên rất trù phú và có sẵn nguồn cung ứng nhân công dồi dào rẻ và có giáo dục. Hơn phân nửa trong số họ vẫn còn ở khu vực nông nghiệp. Khi lương công nhân tăng lên tại những công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập ở các khu chế xuất ven biển thì những công ty này có thể di chuyển sâu vào nội lục khoảng vài trăm dặm để tìm những người thợ tốt đang muốn tìm việc làm với đồng lương ít hơn. Tỷ xuất tiết kiệm của Trung Quốc đứng vị trí cao nhất: xấp xỉ 40% so với tất cả các nước khác trên thế giới, có thể sẽ giảm xuống và làm giảm bớt một số đầu tư vốn trước đó đã được đầu tư làm cho nền kinh tế nước nhà phát triển. [11]

Sự tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại sau năm 2025 như chính lứa tuổi dân số. Còn ngay hiện tại, Trung Quốc may mắn là một nước đông dân có rất nhiều nhân công đang ở tuổi lao động – chiếm 70% toàn bộ dân số cả nước trong năm 2000 – điều này có thể dễ dàng chu cấp cho những người liên hệ như trẻ em và cha mẹ già. Khi số người trên 60 tuổi gia tăng gấp đôi từ 128 triệu trong năm 2000 lên đến 350 triệu trong năm 2030 thì sự biến chuyển của nhân chủng học sẽ đặt gánh nặng lên chính quyền Trung Quốc về chế độ chăm sóc sức khoẻ và trợ cấp, trừ khi Trung Quốc giải quyết từ bây giờ và đến lúc đó. Vào năm 2065, Trung Quốc sẽ có 54 % dân số ở vào tuổi trên 60 và sẽ chỉ có 22 % dân số đang ở tuổi lao động (trừ khi chính phủ xúc tiến ngay việc khích lệ dân chúng phải có gia đình đông người hơn hoặc mở rộng chính sách di dân). Giống như các quốc gia khác như Nhật Bản và Nam Hàn cũng đã và đang phải đương đầu tình trạng lão hóa dân số. Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ gặp khó khăn nhiều hơn, bởi vì như Barry Naughtion nhận xét “Trung Quốc sẽ già đi trước khi đất nước có cơ hội trở nên giàu có”. [12]

Chương 3:
Những Đe Dọa Bên Trong
(Domestic Threats)

Đây có lẽ là chương mà Tác giả viết công phu nhất với những phân tích và chứng minh các dữ kiện đính kèm rất thuyết phục. Đây là chương mà nhiều nhà nghiên cứu phương Tây đánh giá cao kinh nghiệm của Tác giả về Trung Quốc. Nếu độc giả Việt Nam không có thì giờ đọc hết quyển sách này thì chỉ cần đọc Chương 3 cũng đủ nắm được tại sao Trung Quốc là Siêu Cường Mong Manh?

Cơn chấn thương Thiên An Môn vào năm 1989 đã đặt giới lãnh đạo Trung Quốc vào chỗ như sợi chỉ treo mành. Chỉ vài tháng sau vụ đàn áp, bức tường Bá Linh sụp đổ, quần chúng Rumania nổi lên lật đổ chế độ cộng sản độc tài Nicolai Ceausescu, và các chế độ cộng sản ở Đông Âu lần lượt theo nhau tan rã nhanh chóng. Ngay cả Liên Xô, một chính quyền cộng sản mạnh nhất thế giới, cũng xụp đổ vào năm 1991. Chừng nào tới phiên Trung Quốc? Lúc đó, ông Đặng Tiểu Bình khuyên những người kế thừa đang hốt hoảng của ông hãy bình tĩnh, đừng vọng động; nhưng bầu không khí lo âu rõ ràng là đang bao quanh khu Trung Nam Hải.

Trước những biến chuyển đó, họ Đặng Tiểu Bình kết luận như sau: “Trong tất cả những vấn đề của Trung Quốc, vấn đề hàng đầu là nhu cầu ổn định. Chúng ta phải làm bằng mọi giá để có được sự ổn định… Và chúng ta không thể quan tâm tới người ngoài nói gì… Chúng ta sẽ xử dụng phương cách khắc khe để dập tắt dấu hiệu rối loạn ngay từ trong trứng nước. Điều này chứng tỏ chúng ta sẽ không chấp nhận sự can thiệp của bên ngoài và sẽ bảo vệ chủ quyền quốc gia”. [13]

Những người kế thừa của họ Đặng đã bị ám ảnh là họ có thể gặp số phận tương tự như các cựu đồng chí Liên Xô và Đông Âu. Vào năm 2005, Hồ Cẩm Đào ra lệnh cho các trường đại học và các cơ quan nghiên cứu thêm vào chương trình học tập chính trị Thiên An Môn phần phân tích phong trào “cách mạng mầu” đã làm xụp đổ các chế độ chuyên chính ở các nước như Serbia (2000), Georgia (2003), Ukraine (2004), và Kyrgyzstan (2005). (“Gọi là “cách mạng Màu” vì những cuộc cách mạng bất bạo động này đã dùng một màu hay bông hoa làm biểu tượng cho cuộc đấu tranh lật đổ những chế độ độc tài được thiết lập trong các xã hội hậu Cộng sản tại Đông Âu và Trung Á.)

Theo lời khuyên của họ Đặng, đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay đặt sự ổn định chính trị lên trên hết. Mặc dù chưa hề công khai bàn về vấn đề này song đảng cũng đã thỏa thuận phương thức tạo sự ổn định như sau: 1) Tránh công khai sự phân hoá trong lãnh đạo, 2) Ngăn chận bất ổn xã hội để không cho lan rộng, và 3) Giữ quân đội đứng cùng một phiá với đảng. [14]

JPEG - 35.2 kb

Để tránh công khai sự phân hóa trong hàng ngũ lãnh đạo, lãnh đạo Bắc Kinh làm mấy việc sau đây:

  1. Đảng và chính quyền giữ mọi tranh luận bí mật để duy trì một bề mặt nhất trí. Không có một tờ báo hay trang nhà nào trong Hoa Lục dám tiết lộ về những gì thực sự đã được thảo luận tại những buổi họp này.
  2. Thành viên trong Ủy ban Trung ương được sắp xếp sao cho mỗi bộ đều có đại diện và hầu như mỗi tỉnh đều có hai đại diện. Quân đội Giải phóng Nhân dân có một khối đại dịện lớn nhất trong Trung ương đảng.
  3. Giữ chặt trong tay quân đội và ký giả, tức là đảng phải nắm Cây súng lẫn Cây bút. Nhiệm vụ này được giao cho một ủy ban liên ngành gồm: Ban tổ chức trung ương, Ban Tuyên truyền trung ương, Bộ An ninh quốc gia và An ninh công cộng, Quân đội và Công an.
  4. Ủy ban thường vụ Bộ chính trị trực tiếp điều hướng các diễn biến “tế nhị” liên quan đến những căng thẳng với Nhật Bản, Đài Loan và Hoa Kỳ. Những vấn đề đối ngoại khác giao cho Bộ ngoại giao.
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rất rõ là mối đe dọa chính trị lớn nhất trước mặt là sụ khủng hoảng kinh tế có thể xẩy ra khiến hàng triệu người thất nghiệp hoặc khiến cả triệu thân chủ kéo tới các ngân hàng vốn còn yếu để đòi rút tiền ra.

Trên bề mặt thì liên hệ giữa các nhân vật trong Đảng Cộng sản Trung Quốc có vẻ êm thấm. Không có dấu hiệu nào cho thấy có sự xung đột giữa ông Hồ Cẩm Đào với ông Ôn Gia Bảo, cũng như không thấy một dấu hiệu nào về sự phân hóa trong Ủy ban thường vụ Bộ chính trị… Tuy nhiên đã có một số biến chuyển không tốt báo hiệu những phân hoá ngấm ngầm trong nội bộ đảng đang xảy ra. Sau hai thập niên đồng ý với chính sách yểm trợ cuộc cải cách thị trường, các nhà lý thuyết gia Mác-xít về nền kinh tế tây phương và kinh tế thị trường đã tung ra một loạt công kích mãnh liệt vào các chương trình cải cách, nguyên nhân của tình trạng bất bình đảng, sự bất ổn xã hội, và nạn tham nhũng… Phái Tả khuynh mới, gồm những trí thức trẻ đã theo học chủ nghĩa Mác-xít tại các trường đại học Mỹ, chỉ trích chính sách đối ngoại của Trung Cộng là quá nhân nhượng. [15]


Để ngăn chận bất ổn xã hội để không cho lan rộng, lãnh đạo Bắc Kinh tiến hành các biện pháp:

  1. Buộc dân chúng phải tuân thủ các “mệnh lệnh” (luật lệ) của đảng Cộng sản một cách tuyệt đối vì đó là điều cốt yếu để duy trì trật tự và phồn thịnh, và nếu không có nó, một nước rộng lớn như Trung Hoa sẽ rơi vào tình trạng nội chiến và hỗn loạn.
  2. Theo dõi rất sát về mức độ bạo động của những cuộc biểu tình tại các nơi ở trong nước để nghiên cứu và phân tích cặn kẽ các biến động và những nguyên nhân xã hội sâu xa. Mọi nỗ lực, đối nội cũng như đối ngoại, đều nhắm vào việc giữ cho những vụ chống đối của quần chúng không được bùng nổ lớn và nếu có bùng nổ thì phải dập tắt ngay không cho lan rộng.
  3. Tập trung các đối sách vào những nhóm quần chúng có nhiều biểu hiện gây bất ổn: Sắc tộc, tôn giáo, nông dân, sinh viên, công nhân.

Ngoài những biện pháp nói trên, các lãnh tụ Trung Quốc dùng chính sách đối ngoại để chứng tỏ với dân chúng trong nước rằng họ là những nhà lãnh đạo vững vàng, có khả năng. Đôi khi họ cũng còn xử dụng chính sách đối ngoại mạnh tay để lôi cuốn sự chú ý của dân chúng ra khỏi các vấn đề quốc nội, một chiến thuật mà Tây phương mệnh danh là “wag the dog”, tức là đánh lạc hướng dư luận. Các lãnh tụ Trung Quốc thích trò biểu dương này bởi vì họ có nhu cầu phải đi trước sự phát triển của khuynh hướng quốc gia chủ nghĩa đang lớn mạnh này. Điều quan ngại của các lãnh tụ Cộng sản là một phong trào quốc gia có thể đem những nhóm bất mãn khác nhau — như công nhân bị sa thải, nông dân, và sinh viên — vào dưới cùng một lá cờ quốc gia chủ nghĩa. Những bài học về sự sụp đổ của Nhà Thanh năm 1911 và của Cộng Hoà Trung Hoa năm 1949 vẫn đậm nét trong đầu các lãnh tụ Bắc Kinh. Chế độ nào có vẻ yếu đuối trước áp lực ngoại bang đều có triển vọng xụp đổ.

Mặc dù có những chính sách đối phó các bất ổn xã hội như vậy, nhưng theo Tác giả thì lãnh đạo Trung Quốc luôn luôn bị ám ảnh những cuộc nổi dậy của dân chúng. Các nhà lãnh đạo Trung Quốc biết rất rõ là mối đe dọa chính trị lớn nhất trước mặt là sụ khủng hoảng kinh tế có thể xẩy ra khiến hàng triệu người thất nghiệp hoặc khiến cả triệu thân chủ kéo tới các ngân hàng vốn còn yếu để đòi rút tiền ra. Một tai họa to lớn về môi sinh hoặc sức khoẻ cũng có thể khiến chế độ xụp đổ, đặc biệt khi sinh mạng người dân bị nguy khốn vì truyền thông đã, theo lệnh của Đảng, dấu diếm che đậy không chịu phổ biến tin tức liên hệ. Nổi loạn toàn quốc là điều có thể xảy ra khi một số lớn dân chúng bất bình về một vấn đề nào đó vào cùng một thời điểm. Một thí dụ khác là có thể có một cuộc khủng hoảng nội địa hay quốc tế nào đó đã khiến đảng Cộng sản cảm thấy phải công kích Nhật Bản, Đài Loan, hay Hoa Kỳ vì, theo quan niệm của họ, không công kích có thể để lộ sự yếu đuối trước dân chúng và do đó có hại cho uy tín của Đảng. [16]

Để giữ quân đội đứng cùng một phiá với đảng, lãnh đạo Bắc Kinh đã tiến hành các biện pháp:

  1. Hiện đại hóa quân đội nhưng luôn luôn đặt dưới sự quản lý của đảng qua Quân ủy Trung ương.
  2. Tuy Quân Ủy Trung ương có quyền tự trị khá rộng lớn để quyết định các vấn đề quốc phòng. Tuy nhiên, khi một vấn đề quân sự có dính dáng hệ trọng tới chính trị, kinh tế, và ngoại giao, như về Đài Loan hay liên hệ Trung Hoa-Nga thì Quân ủy Trung ương và những bộ phận trong Bộ Tổng Tham Mưu phải hội ý và nghe ý kiến chỉ đạo từ Thường vụ Bộ chính trị.
  3. Ưu đãi về ngân sách cho bộ máy quốc phòng.
JPEG - 50.9 kb

Tuy đặt quân đội nằm trong tầm kiểm soát của mình, nhưng đa số các lãnh tụ Trung Quốc hiện nay không xuất thân từ quân đội. Giang Trạch Dân, Hồ Cẩm Đào đều biết là họ không thể trông chờ một lòng thủy chung tự động của quân đội đối với họ. Do đó mà họ phải dùng tiền để chi phối. Với việc biến đoàn cảnh sát võ trang của quân đội thành tuyến đầu chống lại tình trạng bất ổn nội địa, giới lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc hy vọng làm giảm thiểu sự ngần ngại của quân đội nếu phải bắn vào dân biểu tình – hoặc ngay cả quay mũi súng lại giới lãnh đạo dân sự – trong một vụ Thiên An Môn thứ hai nếu xảy ra. Ông Hồ Cẩm Đào có vẻ gặp phải một số khó khăn trong việc gây cảm tình với quân đội. Việc kêu gọi “lòng trung thành tuyệt đối đối với đảng” của quân nhân hiện nay có vẻ như một réo gọi khác thường. Họ Hồ đã không thăng cấp tướng nhiều bằng họ Giang. Theo nhận xét của nhiều sĩ quan quân đội thì Hồ Cẩm Đào “rất quan tâm” tới sự ổn định trong hàng ngũ quân đội.

Ở Trung Quốc, khi chính sách đối ngoại do một nhóm nhỏ lãnh tụ làm ra thì thường là chính sách đúng, linh động và thực tiễn. Khi có đông người dính vào thì chính sách vừa cứng, vừa bảo thủ bởi các phe không muốn bị mang tiếng là thỏa hiệp với kẻ thù.

Mặt khác, theo Tác giả nhận xét thì đằng sau của việc tăng ngân sách cho quân đội là để chuẩn bị cho cuộc chiến giải quyết vấn đề Đài Loan nếu cần. Việc các vị nguyên thủ của Đài Loan đang có khuynh hướng tiến tới một nền độc lập chính thức là nguyên nhân chính, làm cho Bắc Kinh khó chịu. Khi tổng thống Bill Clinton đồng ý cho Tổng thống (Đài Loan) Lý Đăng Huy thăm viếng Hoa Kỳ để nói chuyện trong buổi họp mặt năm 1995 tại Đại học Cornell – nơi họ Lý đã từng theo học – giới lãnh đạo Trung Quốc chợt nhận ra nếu họ không cho Đài Loan thấy là họ sẽ dùng võ lực thực sự, chứ không phải chỉ dọa xuông, thì chẳng mấy chốc, vấn đề Đài Loan sẽ trở thành việc đã rồi. Sau khi Hoa Kỳ trả đũa việc Trung Quốc biểu dương lực lượng quân sự bằng việc gửi tới eo biển Đài Loan hai hàng không mẫu hạm, các lãnh tụ Trung Quốc bèn xuống thang, hiểu rằng khả năng quân lực Trung Hoa hãy còn yếu. Diễn biến này đã đưa đến bối cảnh quân đội nhận được tài trợ để sắm chiến đấu cơ và khu trục hạm của Nga, tăng cường huấn luyện trong việc phối hợp hành động giữa các binh chủng lục, hải, không quân và các lực lượng đầu đạn chiến lược và bắt đầu động viên dân sự địa phương để họ có thể trực tiếp hỗ trợ các đơn vị quân đội khi hữu sự, như cung cấp thuyền bè để đưa quân qua eo biển Đài Loan, và trang bị các đơn vị bán quân sự và trừ bị. [17]

Sau cùng, nhận định về vấn đề đối nội và đối ngoại ảnh hưởng như thế nào trong nội bộ thì theo Tác giả, trong quá khứ, chính sách đối ngoại ít khi là trọng tâm của những tranh chấp chính trị trong nội bộ đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên ngày nay, khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc soạn thảo chính sách đối ngoại họ phải ghi nhớ trong đầu phản ứng của những phe nhóm mà quyền lực chính trị của họ cần dựa vào, đó là các lãnh tụ khác, quần chúng, và quân đội… Phần lớn các chính sách đối ngoại của Trung Quốc rất thực tiễn nhằm tránh những va chạm quốc tế có ảnh hưởng tới sự tăng trưởng của nền kinh tế quốc nội. Thế nhưng những vấn đề liên hệ tới đối ngoại đã được dân chúng để ý tới nhiều nhất thì lại chỉ được giải quyết một cách tượng trưng, bị nhìn như là nguyên tắc thay vì là những gì cần giải quyết: Đó là nguyên tắc Nhật Bản phải chuộc lỗi cho những lỗi lầm lịch sử của mình; nguyên tắc “một nước Trung Hoa” Đài Loan phải chấp nhận, và nguyên tắc chống lại sự độc tôn của Hoa Kỳ.

Các lãnh tụ Trung Quốc- cũng như những cán bộ của họ – mong được thăng quan tiến chức, thường chứng tỏ sức mạnh của mình qua việc tuân theo những nguyên tắc. Đi ngược lại những quan điểm chính trị chính chuyên của đảng về Nhật Bản, Đài Loan, và Hoa Kỳ, đòi hỏi một sự can đảm phi thường. Ở Trung Quốc, khi chính sách đối ngoại do một nhóm nhỏ lãnh tụ làm ra thì thường là chính sách đúng, linh động và thực tiễn. Khi có đông người dính vào thì chính sách vừa cứng, vừa bảo thủ bởi các phe không muốn bị mang tiếng là thỏa hiệp với kẻ thù. [18]

Chương 4:
Tiếng Vọng Của Chủ Nghĩa Ái Quốc: Truyền Thông và Mạng Lưới Toàn Cầu
(The Echo Chamber of Nationalism: Media and the Internet)

Đây là chương Tác giả phân tích về sự phát triển đa dạng của mạng Truyền thông & Thông tin tại Trung Quốc trong vòng 2 thập niên vừa qua.

Tác giả khởi đầu câu chuyện về vụ Lý Dã Tống, Chủ bút tờ báo “Băng Điểm” (Bing Dian) bị sa thải vào tháng 1 năm 2006. “Băng Điểm” là tờ tuần báo, cơ quan ngoại vi của nhật báo Tuổi Trẻ, tiếng nói chính thức của Hội Thanh Niên đã biến dạng thành một tờ báo thương mại. Lỗi lầm của họ Lý là đã cho đăng bài khảo luận của giáo sư Viên Vĩ Thạch ở Quảng Châu, thách đố nền tảng lịch sử của Trung Quốc dạy trong sách giao khoa Trung Học Trung Cấp. Trong bài này, giáo sư Viên đã viết một đoạn như sau: sự yêu nước bằng cách chống đối người nước ngoài là nguyên nhân căn bản sinh ra thảm họa thời kỳ Mao Trạch Đông như: Phong Trào Bước Tiến Nhảy Vọt và Cách Mạng Văn Hóa mà vẫn còn được giảng dạy cho con em Trung Quốc.”

Hai tuần lễ sau khi đăng bài báo này, những cán bộ thuộc Ban Tuyên Truyền của đảng đã ra lệnh cho tờ Tuổi Trẻ đóng cửa tờ Băng Điểm và cách chức Tổng biên tập Lý Dã Tống và Phó Tổng biên tập Lữ Tuế Gan. Họ bị cáo buộc là tờ tuần báo này cho đăng bài “cố tình công nhận tội ác của thế lực đế quốc xăm lăng Trung Quốc “…. không theo đúng kỷ luật và làm băng hoại nghiêm trọng tự ái quốc gia của nhân dân Trung Quốc và tạo ảnh hưởng xấu trong xã hội. Lý Dã Tống là một nhà báo kỳ cựu và là đảng viên thâm niên nên đã phản đối dữ dội. Không chịu cúi đầu theo bộ máy tuyên truyền, ông phản kháng lên cấp cao của đảng và chính quyền, cho rằng những cán bộ của Ban Tuyên Truyền vi phạm hiến pháp về quyền tự do ngôn luận. Ông còn cho đăng bài trên mạng toàn cầu lá thư phản đối về sự đóng cửa tờ tuần báo một cách vi hiến nầy.

Sự chống đối bùng nổ lớn khiến cho ông Hồ Cẩm Đào đã phải nhảy vào can thiệp bằng cách cho tờ Băng Điểm được tái bản, nhưng Tổng biên tập phải bị giáng chức với mức lương thấp hơn và phải thay đổi thái độ chính trị của tờ báo. Lý Dã Tống không còn chọn lựa nào khác là phải chấp nhận điều kiện này. Ông phải buộc lòng trả lời phỏng vấn của đài truyền hình Hong Kong rằng tờ Băng Điểm được tái bản là nhờ sự “cởi mở tư tưởng” của một số lãnh đạo trung ương. Theo nhận định của Tác giả thì: Sự kiện báo Băng Điểm đã gây hoang mang cho những tờ báo thương mại mới thành lập và Internet đã chuyển đổi một cách nhanh chóng nền chính trị trong nước và làm cho vấn đề hoạch định chính sách ngoại giao phức tạp hơn. [19]

Trước thời kỳ đổi mới, Trung Quốc không có ký giả báo chí, chỉ có những cây viết tuyên truyền. Đảng Cộng sản rất lo sợ những ý kiến độc lập từ quần chúng nên họ đã đầu tư một số tài nguyên rất lớn nhằm gây ảnh hưởng có lợi cho họ. Ngành truyền thông khổng lồ chỉ là hệ thống loa âm thanh vận động sự ủng hộ cho đảng. Truyền thông báo chí được xem là cuống họng và lưỡi của đảng. Công chúng thu thập những hiểu biết về dữ kiện lịch sử quốc gia qua một vài tờ báo do đảng kiểm soát lập đi lập lại những điều giống nhau. Vào năm 1979 chỉ có 69 tờ báo trong nước, tất cả đều bị sự chỉ huy của các cơ quan nhà nước; nhưng đến năm 2005, Trung Quốc đã có được gần 2.000 tờ báo và 9.000 tạp chí.

Để giúp cho Trung Quốc có bộ mặt tân tiến, mở của kinh tế và tiết kiệm ngân sách, đảng Cộng sản quyết định từ bỏ độc quyền cung cấp thông tin đến công chúng và cho phép những tờ báo, tạp chí, truyền hình, truyền thanh và trang mạng điện tử được cạnh tranh trên thị trường thay thế cho bao cấp của nhà nước. Sự kiện thương mại hóa ngành truyền thông bắt đầu vào thập niên 1980 và phát triển nhanh trong thập niên 1990 sau một thời gian ngắn bị khựng lại lúc biến cố Thiên An Môn xảy ra. Từ đó những cơ quan truyền thông cạnh tranh nhau đăng quảng cáo và tranh thủ độc giả bằng cách cung cấp những tin tức đáp ứng thời gian tính, chính xác và sống động.

Mạng Internet là nguồn thông tin rất tiện lợi và đột phá quan trọng với lượng thông tin khổng lồ. Trong một thập niên từ khi Trung Quốc nối kết mạng internet hồi năm 1995, những ứng dụng và số người sử dụng internet gia tăng với tốc độ công phá nhảy vọt. Năm 1997 chỉ có 10% người dân Trung Quốc nghe nói đến internet, 2 năm sau đó đã có 2% trở thành hiện thực. Năm 2004 đã có 12% dân chúng tuổi từ 18 trở lên sử dụng internet theo kết quả thăm dò của Viện Gallup. Hiện nay có khoảng 152 triệu người dùng internet. Trung Quốc đang thực sự chính thức trở thành quốc gia sử dụng internet lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, Trung Quốc vẫn còn một chặng đường rất xa mới đến tình trạng tự do báo chí.

Bộ máy tuyên truyền của đảng Cộng sản Trung Quốc cố gắng kiểm soát nội dung tin tức theo hướng thị trường hóa nhưng chỉ có hiệu quả đối với báo in và truyền hình. Chỉ có vài ký giả dám hành động như Lý Dã Tống. Đảng chưa cho phép ký giả đá động tới những vấn đề nhạy cảm trong quá khứ. Những thông tin trên mạng xảy ra quá nhanh, quá rộng lớn và trên toàn cầu, khiến cho ban kiểm duyệt không thể nào ngăn chận kịp trước khi tin tức đến với công chúng. [20]

Có hai cơ quan của đảng giữ vai trò thần thánh khiến các lãnh tụ đảng dựa vào đó để bám giữ quyền lực. Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan bổ nhiệm những cán bộ đảng, chính quyền và kiểm soát việc thăng chức. Ban Tuyên truyền chịu trách nhiệm chính trị trong nội dung của Báo chí, Sách vở, Truyền thông, sách Giáo khoa, phim ảnh và ý kiến công chúng. Cùng với Bộ nội vụ và Quân đội, những cơ quan này hợp thành “Nhóm Cầm Chịch Quyền Lực” – thành phần then chốt của quyền lực đảng. Thị trường hóa ngành truyền thông và sự lớn mạnh của internet làm cho việc kiểm soát tuyên truyền của đảng trở nên khó khăn phức tạp hơn nhiều, đây là điều khiến Ban Tuyên Truyền có lý do để áp lực với đảng, đòi tăng thêm ngân sách cũng như nhân sự và quyền hạn cao hơn cho vấn đề kiểm soát. Không ai có thể biết chính xác lực lượng nầy lớn đến mức độ nào ở Trung Quốc; nhưng chắc chắn là con số nầy tăng nhanh trong những năm gần đây. Lý do là đảng cố giữ kiểm sóat bằng bất cứ giá nào, không thể để mất quyền kiểm soát truyền thông.

Đôi lúc, đảng cũng cho phép các cơ quan truyền thông tường thuật những vấn đề trong nước như vấn đề môi trường, bất bình đẳng kinh tế và những yếu kém về bảo hiểm sức khỏe và giáo dục. Những cán bộ tham nhũng địa phương cũng được các phóng viên loan tải rộng rãi… Nhưng bất cứ điều gì liên hệ đến những vấn đề như cá nhân lãnh đạo, dân chủ, cải cách chính trị, chống đối, tranh luận trong các cuộc họp của chính phủ, biến cố Thiên An Môn năm 1989, nhân quyền, môn phái Pháp Luân Công, tôn giáo, tham nhũng thượng tầng, Đài Loan, Tây tạng, và những đề tài mà Ban Tuyên Truyền cho là nhạy cảm chính trị, có nguy hại đến quyền lực đảng đều bị cấm. Những chống đối của quần chúng như sinh viên biểu tình chống Nhật Bản vào tháng 4 năm 2005, hay những vụ biểu tình của dân chúng tại tỉnh miền Nam Quảng Đông từ mùa Đông 2005 sang đến 2006, tất cả đều bị che dấu. Phóng viên Trung Quốc, khi tường thuật những vấn đề bị cấm có thể sẽ bị sa thải hay bị cầm tù nhiều năm về tội lật đổ chế độ hay tiết lộ những bí mật an ninh quốc gia. [21]

Một số nhà hoạt động chính trị thì lạc quan với nhiều hy vọng về mạng Internet ở Trung Quốc. Theo giáo sư Hiếu Khang cho rằng mạng Internet – vốn là một công nghệ với sự phân tản bao la, một cấu trúc nối các điểm với nhau – khiến cho chính quyền khó có khả năng kiểm soát. Nhưng trong thực tế, những cán bộ kiểm duyệt Trung Quốc đã cho thấy khả năng cao trong việc kiểm soát nội dung của Internet và những truy cập của người dân để tìm thông tin trên Internet. Những thách đố phức tạp trong vấn đề kiểm soát Internet đã kích thích nỗ lực đổi mới công nghệ của Trung Quốc. Theo Trung tâm Berkmen của Đại học Harvard, Trung Quốc hoạt động bao quát và một hệ thống gạn lọc Internet với công nghệ tinh vi nhất thế giới. Những bộ lọc được cài đặt trên mạng Internet và các máy chủ của những nơi cung cấp dịch vụ Internet, cũng như trên phần mềm nhắn tin của khách hàng, từ chối các tìm kiếm bằng cách sử dụng từ khoá (keyword) bị cấm và ngăn chặn hoàn toàn một số trang nhà địa phương và ở nước ngoài.

Đối với tình hình chính trị ở trong nước, sự ra đời của internet và ngành truyền thông thương mại đã làm cho Bắc Kinh phải gia tăng nhanh chóng những phản ứng nhạy bén. Khi có một khủng hoảng xảy ra, phản ứng tự nhiên của họ là ngăn chặn sự lan rộng của tin tức liên quan đến sự việc đó.

Những tin tặc Trung Quốc trong năm 2004 phát hiện ra danh sách của khoảng một nghìn từ khoá và điều cấm kỵ và đã đăng nó trên mạng Internet; 15% của các điều này là về tình dục, phần còn lại về chính trị (5% của các từ khóa liên hệ đến các vấn đề quốc tế như “Bảo vệ quần đảo Điếu Ngư” và “Bán nước”, phù hợp với mong muốn của các nhà lãnh đạo đảng không để chủ nghĩa dân tộc quá khích vượt ra khỏi tầm tay). Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng sử dụng một mạng lưới rộng lớn các “công an mạng” để theo dõi và quản lý các trang Web, Bản tin, Blog. Văn phòng Hội Đồng Thông tin Nhà nước (SCIO), cơ quan chủ quản cấp trung ương luôn luôn liên lạc thường xuyên với những Tổng Biên Tập của 32 Trang Web tin tức lớn để phối hợp việc loan tải những tin tức quan trọng, và các trang Web lớn này lần lượt hướng dẫn những trang nhỏ hơn.

Tuy nhiên, lãnh đạo Bắc Kinh cũng ý thức rằng họ không còn khả năng kiểm soát những thông tin tràn lan và để bảo vệ uy tín chính trị, họ phải ứng xử kịp thời trước những tin tức thời sự đang xảy ra. Đối với tình hình chính trị ở trong nước, sự ra đời của internet và ngành truyền thông thương mại đã làm cho Bắc Kinh phải gia tăng nhanh chóng những phản ứng nhạy bén. Khi có một khủng hoảng xảy ra, phản ứng tự nhiên của họ là ngăn chặn sự lan rộng của tin tức liên quan đến sự việc đó. Nhưng đến khi những tin đó bị lọt ra ngoài, thì đối phó của họ luôn luôn là bắt cán bộ đứng ra xin lỗi, trừng phạt thuộc cấp và hứa cố gắng sửa chữa để lấy lại sự ủng hộ của quần chúng. [22]


Chương 5:
Quyền Lực Có Trách Nhiệm
(The Responsible Power)

Đây là chương Tác giả phân tích về chính sách đối ngoại của Trung Quốc trong nỗ lực xây dựng uy tín và thế đứng của Bắc Kinh trong thế kỷ 21.

JPEG - 28.9 kb

Định hướng cho chính sách đối ngoại từ thập niên 90 trở đi, Bắc Kinh đã dựa trên câu nói của Đặng Tiểu Bình là: Tao quang yang hui you suo zuo hui (có nghĩa là dấu khả năng, mua thời gian, nhưng nhận một số điều làm được). Huấn thị này được lập lại nhiều lần trong nội bộ; nhưng không bao giờ cho phổ biến công khai. Lãnh đạo Bắc Kinh hiểu sự hướng dẫn của Đặng Tiểu Bình có nghĩa là cho đến khi Trung Quốc lớn mạnh ít nhất là đến năm 2050, cần áp dụng chính sách ngoại giao khiêm nhường thay vì gây nghi ngờ bằng sự tự phô trương. Bắc Kinh phải tránh những xung đột quốc tế, có thể đưa đất nước rơi vào tình trạng chệch hướng ở bên trong, với một ngoại lệ là luôn phải cứng rắn đối với Nhật Bản, Đài Loan, và đôi khi với Hoa Kỳ.

Nỗ lực của Trung Quốc là xoa dịu sự quan tâm của thế giới về những toan tính của họ đã trở nên phức tạp hơn nhiều kể từ khi Trung Quốc bắt đầu vói tay ra biển Đông vào năm 1999. Nhà cầm quyền Bắc Kinh đã tung ra một chiến dịch đầy ấn tượng để trấn an các nước láng giềng Châu Á, Hoa Kỳ, và phần còn lại của thế giới rằng họ sẽ cư xử một cách hợp tác ngay cả khi họ tăng trưởng mạnh hơn – rằng Trung Quốc là một “quyền lực có trách nhiệm”. Những người phụ trách chiến lược ngoại giao hiện nay trong Bộ ngoại giao Trung Quốc đa số thuộc thế hệ mới, làm việc dưới các áp suất của truyền thông đại chúng và sự chú ý của công chúng. Các lãnh tụ Trung Quốc đã giao hầu hết sự quyết định chính sách ngoại giao cho những nhà ngoại giao này, trừ những vấn đề liên quan đến Nhật Bản, Đài Loan, và Hoa Kỳ vốn khơi dậy nhiều sự bức xức và tranh cãi ở trong nước. Các lãnh tụ Bắc Kinh đồng ý với các nhà ngoại giao rằng trên tổng thể, sự hợp tác và tiếp cận trong chính sách đối ngoại là cách tốt nhất để giảm nguy cơ của những phản ứng quốc tế có thể dẫn đến các vấn đề chính trị trong nước. [23]

Khi cặp Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo lên nắm quyền vào năm 2002, họ đưa một thuật ngữ “trổi dậy hòa bình” để nói về một hình ảnh mới của Trung Quốc. Họ Hồ phát động một dự án nghiên cứu về “Sự trổi dậy của Trung Quốc” được cầm đầu bởi Tăng Bí Giản, một lý thuyết gia lão thành của Trung ương đảng, Giám đốc Trường đào tạo cán bộ cao cấp của đảng. Hồ Cẩm Đào cho tổ chức một buổi học tập trong Bộ Chính trị để thảo luận về “con đường phát triển của sự trổi dậy hòa bình” với sự tham dự của một cán bộ đang giảng dạy tại các viện đại học và Viện nghiên cứu nhằm tìm hiểu các khái niệm trong dự án nghiên cứu nói trên để thống nhất trong nội bộ trước khi tung ra ngoài từ cuối năm 2003.

Trung Quốc nhìn Đông Nam Á như vùng ảnh hưởng truyền thống và cửa hậu chiến lược, mà qua đó thế lực thù địch bên ngoài có thể xâm nhập và phá vỡ sự phát triển của Trung Quốc.

Đã có sự tranh cãi về nhóm từ nói trên. Một số người lo lắng rằng “trổi dậy” có thể làm cho người nước ngoài coi Trung Quốc như một đe dọa vì ít ai để ý đến ý niệm “hoà bình”. Những người khác phản đối rằng “hòa bình” làm nhẹ đi sự đe dọa của Trung Quốc, kể cả việc sử dụng vũ lực nếu Đài Loan tuyên bố độc lập. Kết quả là, Bộ chính trị quyết định sử dụng nhóm từ “phát triển hoà bình” đối với bên ngoài, còn bên trong thì vẫn tiếp tục dùng nhóm từ “trổi dậy hòa bình”. Năm 2004, tại diễn đàn Davo, Thuy Sĩ, ông Hồ Cẩm Đào đã không sử dụng nhóm từ “trổi dậy hòa bình” mà lập lại nhiều lần nhóm từ “phát triển hòa bình” qua việc nhắc đến “truyền thống của sự chân thành, lòng nhân từ, tử tế, và tin tưởng đối với những người hàng xóm” của thời cổ Trung Quốc và lưu ý rằng “Trung Quốc luôn luôn thực hành những gì đã giảng giải”. Họ Hồ nhấn mạnh rằng: “Chúng tôi theo đuổi một chính sách mang lại sự hài hòa, an ninh, và thịnh vượng cho lâng bang và tự cống hiến đễ tăng cường lòng tin cậy lẫn nhau và hợp tác với các đồng nghiệp Châu Á, giảm bớt sức nóng căng thẳng, và phấn đấu để duy trì hòa bình và yên ổn ở châu Á. [24]

Công thức của Trung Quốc để thiết lập uy tín như là quyền lực có trách nhiệm dựa trên ba thành phần chính: 1/ Đón nhận các nước láng giềng; 2/ Chơi đồng đội trong những tổ chức đa phương; 3/ Sử dụng quan hệ quốc tế để kết bạn. Trong hai thập niên 1980 và 1990 Trung Quốc đã tái lập liên hệ ngoại giao với Nam Dương (1990), Singapore (1990), Brunei (1991), Nam Hàn (1992), nâng cấp ngoại giao với Ấn Độ (1988), Phi Luật Tân (2000), Nga (1989), Mông Cổ (1989), Việt Nam (1991), bắt đầu tạo quan hệ song phương và đa phương bang giao với Kazakhstan, Tajikistan, Kyrgyzstan, Unekistan và Turkmenistan (1992). Mặc dù Giang Trạch Dân ủng hộ những nỗ lực trong khu vực, ưu tiên hàng đầu của ông vẫn là quan hệ với những siêu cường, đặc biệt là với Hoa Kỳ. Dưới thời Hồ Cẩm Đào, chiến lược chủ yếu của Trung Quốc tập trung vào các quan hệ với láng giềng Á Châu, để “tập trung sự chú ý về quản lý ngoại biên”. [25]

Trung Quốc nhìn Đông Nam Á như vùng ảnh hưởng truyền thống và cửa hậu chiến lược, mà qua đó thế lực thù địch bên ngoài có thể xâm nhập và phá vỡ sự phát triển của Trung Quốc. Trong thời kỳ Mao, chính phủ các nước Đông Nam Á đã xa lánh Trung Quốc vì Trung Quốc đã yểm trợ và huấn luyện những phần tử nổi dậy tại những quốc gia của họ. Từ năm 1991, Trung Quốc đã thiết lập quan hệ ngoại giao với tất cả mười quốc gia Đông Nam Á và cắt đứt viện trợ cho tất cả các nhóm phiến loạn. Tuy nhiên, các quốc gia Đông Nam Á vẫn nhìn Trung Quốc với sự ngờ vực sâu sắc vì lịch sử của sự thống trị Trung Quốc và vì lo ngại rằng sự lớn mạnh kinh tế của Trung Quốc sẽ gây khó khăn trên các nền kinh tế riêng nhỏ hơn của họ.

Khúc xương chính của sự tranh cãi giữa Trung Quốc và Đông Nam Á là vùng lãnh thổ tranh chấp hàng trăm hòn đảo nằm ở biển Đông mà nó nối kết nhiều đường di chuyển trên biển (sea-lanes) và có một trữ lượng giàu có của dầu và khí đốt dưới đáy biển. Trung Quốc tuyên bố rằng gần như toàn bộ Biển Ðông thuộc về họ. Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền trên các đảo riêng và vùng biển xung quanh quần đảo Trường Sa. Cho đến 1990, Trung Quốc đã dùng quân sự để chiếm đóng các vùng mà họ tuyên bố là của họ. Năm trận hải chiến năm 1974, Trung Quốc đã đẩy lui lực lượng Việt Nam ra khỏi quần đảo Hoàng Sa, phía Bắc của khu vực tranh chấp. Năm 1988, một cuộc hải chiến khác trong vùng biển Trường Sa gây thiệt mạng cho 72 hải quân Việt Nam. Sau trận đụng độ năm 1988, Trung Quốc chính thức chiếm đóng quần đảo nầy lần đầu tiên. Tháng 2 năm 1992, Trung Quốc thông qua đạo luật tuyên bố 80% vùng biển Đông thuộc về họ, và như thế Trung Quốc có quyền cấm các hoạt động quân sự của nước ngoài trong vùng, tuy nhiên hải quân Hoa Kỳ tiếp tục qua lại và tập dợt quân sự ở đó.

Thái độ hòa nhã của Trung Quốc đối với Ấn Độ là một thí dụ khác nổi bật về ý muốn hàn gắn với Á Châu, ngược lại với những hành động rất cảm tính và hằn học với Nhật Bản. Ấn Độ là đối thủ có tiềm năng – cạnh tranh với Trung Quốc, trong vai trò quan trọng của họ tại Á Châu như: dân số, lãnh thổ và mức độ phát triển. Hai anh khổng lồ có quan hệ gay cấn trong thời chiến tranh lạnh và đã xung đột một thởi gian ngắn trong vấn đề biên giới năm 1962. Trung Quốc thành lập một mối quan hệ chặt chẽ với Pakistan và đã bán công nghệ hạt nhân và tên lửa để cân đối với Ấn Độ, khi đó dưới sự bảo trợ của Liên Xô. Quan hệ quân sự và chính trị giữa Trung Quốc và Pakistan vẫn còn chặt chẽ. Cho đến gần đây, chỉ có một số nhỏ thương mại trao đổi giữa Trung Quốc và Ấn Độ (3 tỷ Mỹ Kim năm 2000), cả hai nước không có đường bay trực tiếp với nhau cho tới 2002. Những tranh chấp biên giới giữa Ấn Độ và Trung Quốc là một nguồn quan trọng của sự ma sát. [26]

Trong thời gian 10 năm qua, Trung Quốc đã tái sinh là người tin vào chủ thuyết đa phương đa quốc gia. Họ đã đổi cách thức vận hành từ đứng bên ngoài chuyến sang vị trí tích cực góp phần sinh hoạt trong từng nhóm, khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc chỉ tích cực tham gia hay sáng lập những nhóm ít có bàn tay ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Trung Quốc không tha thiết mấy với diễn đàn APEC (Asia Pacific Economic Cooperation) do Hoa Kỳ đứng đầu, trong khi đó, sau khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc đã đề xướng thành lập Diễn đàn Hợp tác Shanghai (Shanghai Coorperation Organization) gồm có các nước Nga, Trung Quốc Tajikistan, Kyrgyztsan, Kazakhstan, and Zubekistan vào năm 1996. Khi thị trường tài chánh tại Thái Lan, Indonesia, và Nam Hàn khủng hoảng trong những năm 1997, Trung Quốc đã cùng với Nhật Bản, Nam Hàn và ASEAN xây dựng nên một cơ chế nhằm ổn định thị trường tài chính, cơ chế nầy gọi là ASEAN + 3 (gồm 10 quốc gia ASEAN cộng với Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn).

JPEG - 42.8 kb

Trong các nhóm, diễn đàn mà Trung Quốc sáng lập hay tham dự, Hội nghị 6 bên để giải quyết vấn đề nguyên tử tại Bắc Hàn là một nỗ lực mà Trung Quốc đặt rất nhiều kỳ vọng trong việc xây dựng uy tín của mình trong cộng đồng thế giới. An ninh của bán đảo Bắc Triều tiên là một thử thách đầu tiên cho Trung Quốc, một cường quốc đang vươn lên. Theo Tác giả thì Bắc Kinh quan niệm rằng những hiềm khích giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn sẽ gián tiếp đe doạ Trung Quốc. Khi Tổng thống Bush chính thức coi Bắc Hàn và Iraq nằm trong “Trục Các Quốc Gia Ác Qủy” vào cuối năm 2002 đã làm cho Trung Quốc lo ngại. Khi Hoa Kỳ chính thức tấn công Iraq để loại bỏ chế độ Saddam Hussein vào năm 2003, Trung Quốc sợ Hoa Kỳ sẽ tấn công Bắc Hàn giống như Iraq sau đó. Nếu điều này xảy ra sẽ không chỉ bất lợi cho sự phát triển và ổn định của Trung Quốc mà một cuộc chiến tranh nguyên tử có thể sẽ lan sang Nam Hàn, Nhật Bản và ngay cả Đài Loan. Các lãnh tụ Trung Quốc không còn chọn lựa nào khác là phải bước ra hòa giải tranh chấp, khuyến dụ Bắc Hàn bước vào bàn hội nghị.

… Trung Quốc tìm cách vận động để đẩy các căn cứ quân sự của Mỹ ra khỏi Nhật Bản và Đại Hàn vì họ cho rằng lực lượng quân sự của Hoa Kỳ đóng ở đây ngày nào sẽ làm cản trở thế vươn ra của Trung Quốc và giữ cho Đài Loan độc lập với Hoa Lục.

Đem Bắc Hàn trở lại hội nghị nhằm tránh khủng hoảng nguyên tử trong hơn 10 năm sau, Trung Quốc đã phải cung cấp thêm viện trợ kinh tế và đầu tư và ngay cả sự tỏ dấu hiệu cứng rắn đối với đồng minh bất trắc này. Trung Quốc đã công khai giải trừ nguyên tử trên bán đảo Triều Tiên, khóa ống dẫn dầu vào Bắc Hàn 3 ngày (với lý do kỹ thuật), bắt giam một thương gia Trung Quốc với tội danh trốn thuế, người từng được tuyển dụng điều khiển đặc khu kinh tế gần biên giới Trung Quốc và bỏ phiếu đưa Bắc Hàn ra Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc vì theo bản báo cáo của Ủy ban Nguyên tử năng Thế giới về những vi phạm Hiệp ước phi nguyên tử. Tuy không đạt kết quả là bao nhiêu qua thái độ ươn ngạnh của Bắc Hàn, truyền thông Trung Quốc đã cố thổi phòng Hội nghị 6 bên như là một thắng lợi ngoại giao của Trung Quốc trong việc đứng ra giải quyết hòa bình tại bán đảo Triều Tiên.

JPEG - 33.9 kb

Bắt đầu năm 1996, các chuyên gia Trung Quốc được sự khuyến khích của Sở Á Châu Sự Vụ thuộc Bộ Ngoại giao, thuyết phục giới lãnh đạo quân sự, các lãnh tụ bảo thủ bằng cách đưa ra kế họach “chiến lược an ninh mới dựa trên căn bản của sự tin tưởng lẫn nhau, cùng có lợi, bình đẳng và hợp tác”, ngược lại những quan điểm trong chiến lược an ninh của thời kỳ chiến tranh lạnh, dựa trên sức mạnh chính trị và quân sự, mà họ cho rằng Mỹ vẫn còn theo đuổi. Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng chiến lược mới đề cao nguyên tắc cả hai cùng có lợi (Win-Win). [27]

Trung Quốc chọn lựa không đối đầu trực diện với Hoa Kỳ. Chủ trương của Trung Quốc là phân chia đa cực, nghĩa là từ từ theo kịp khoảng cách giữa Hoa Kỳ và các siêu cường khác (nhưng dĩ nhiên không kể đến Nhật Bản). Trong khu vực Á châu, các chuyên gia Trung Quốc tìm cách vận động để đẩy các căn cứ quân sự của Mỹ ra khỏi Nhật Bản và Đại Hàn vì họ cho rằng lực lượng quân sự của Hoa Kỳ đóng ở đây ngày nào sẽ làm cản trở thế vươn ra của Trung Quốc và giữ cho Đài Loan độc lập với Hoa Lục. Tuy nhiên giới trí thức Trung Quốc thì nghĩ khác với chính quyền, cho rằng sự hiện diện của quân đội Mỹ giúp ổn định bán đảo Triều Tiên, và không để cho Nhật Bản trở thành siêu cường quân sự.

Dù vậy, Trung Quốc chưa bao giờ dám áp dụng biện pháp đẩy Hoa Kỳ ra khỏi những nước láng giềng của mình, khi mà họ còn quá yếu về mặt quân sự. Nói cách khác, Trung Quốc đưa ra tín hiệu không rõ ràng là họ có muốn Hoa Kỳ rút khỏi Á châu hay không? Khi Ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền nói với Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Colin Powell trong một cuộc họp riêng vào năm 2001 rằng Trung Quốc không muốn Hoa Kỳ rút khỏi Á Châu và Trung Quốc muốn thấy Hoa Kỳ đóng vai trò tích cực xây dựng trong khu vực. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối không cho Hoa Kỳ tham dự Diễn Đàn Shanghai SOC (Shanghai Cooperation Organization) với tư cách quan sát viên. Bắc Kinh chỉ cho Nga tham dự là quan sát viên trong cuộc họp thương đỉnh Đông Á năm 2005. Trung Quốc không mời Hoa Kỳ quan sát cuộc tập trận rất lớn giữa Nga và Trung Quốc về kế hoạch hành quân chống khủng bố. Những hành động nói trên của Trung Quốc, khiến cho Hoa Kỳ tăng thêm sự nghi ngờ về những toan tính thật sự của Trung Quốc trong sự đối đầu với Hoa Kỳ.

Chương 6:
Nhật Bản: Khi Dân Trung Hoa Nổi Giận, Kết Quả Luôn Luôn Rắc Rối Lớn
(Japan: When the Chinese People Get Angry, the Result Is Always Big Trouble)

Đây là chương mà Tác giả phân tích về những nguyên nhân cơ bản dẫn đến những xung khắc giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản cùng với những thủ thuật mà các lãnh tụ Bắc Kinh khai thác lòng ái quốc chống Nhật cho những mục tiêu chính trị của đảng Cộng sản.

JPEG - 48.6 kb

Theo nhận định của Tác giả thì Bắc Kinh coi Nhật Bản là một trong ba nước (Nhật, Hoa Kỳ, Đài Loan) thuộc vào loại “nhạy cảm” nhất, nên đã đòi hỏi cấp lãnh đạo phải ứng xử khôn ngoan và khéo léo. Đảng Cộng sản Trung Quốc giải thích rằng sự chính thống của họ dựa trên nền tảng của cuộc chiến đấu chống Nhật và đã chiến thắng vào năm 1945. Huyền thoại của Cộng Hoà Nhân Dân Trung Quốc đã viết về cuộc chiến đấu đó, dưới sự lãnh đạo tài tình của Mao Trạch Đông và đảng Cộng sản Trung Quốc để phá bỏ năm mươi năm đô hộ và kềm kẹp của đế quốc Nhật. Từ năm 1949, sách giáo khoa và hệ thống tuyên truyền của đảng đã kể tới kể lui về những tội ác của Nhật đã làm gì tại Trung Quốc và cuộc quật khởi anh dũng của nhân dân Trung Hoa, dưới sự lãnh đạo của đảng Cộng sản. Do lối giáo dục một chiều, kích động lòng tự ái dân tộc như vậy, các lãnh tụ Bắc Kinh đã dùng chiêu bài chống Nhật để kích lên những cuộc tranh đấu khi mà họ muốn hướng dư luận ra khỏi những chú ý về các khó khăn nội bộ.

Trong các lãnh tụ Bắc Kinh, Giang Trạch Dân là người có thái độ khá cứng đối với Nhật Bản hơn là Mao Trạch Đông hay Đặng Tiểu Bình. Tuyên truyền để tạo hậu thuẫn cho đảng Cộng sản bằng lòng ái quốc — một nỗ lực bắt đầu từ sau biến cố Thiên An Môn — đã coi sự quá khích của Nhật đối với Trung Hoa như một biện minh lịch sử. Đảng Cộng sản dưới thời Giang Trạch Dân đã không những giúp cho các kiến nghị chống Nhật phổ biến rộng rãi qua phương tiện Internet, mà còn cho phép những cuộc biểu tình phản đối nhỏ song thường xuyên trước toà đại sứ Nhật ở Bắc Kinh. Khi tinh thần chống Nhật biến thành những cuộc biểu tình lớn có nguy cơ vượt ra khỏi vòng kiểm soát của đảng và chính phủ, thì các lãnh tụ Bắc Kinh ra tay kiềm chế ngay để không cho những cuộc chống đối này bùng nổ lớn, quay lại chống chính đảng Cộng sản Trung Quốc. Chủ trương khơi dậy lòng lòng ái quốc của quần chúng qua việc chống Nhật của họ Giang đã đẩy người kế vị của ông ta vào chân tường. Hai ông Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã không dám để lộ sự mềm yếu đối với Nhật Bản. Thế nhưng nếu họ không tìm ra cách làm giảm nhiệt độ chống Nhật, trong một cơn khủng hoảng nào đó tinh thần chống Nhật có thể trở thành chống chính quyền, hoặc sẽ khiến cho Trung Quốc khó tránh khỏi một cuộc đụng độ quân sự với Nhật. [28]

… các lãnh tụ Bắc Kinh đã dùng chiêu bài chống Nhật để kích lên những cuộc tranh đấu khi mà họ muốn hướng dư luận ra khỏi những chú ý về các khó khăn nội bộ.

Cho tới gần đây, việc khuấy động tinh thần bài Nhật trong quần chúng có vẻ an toàn hơn là chọc giận Hoa Kỳ hay Đài Loan vì có thể sẽ đẩy đất nước tới chỗ chiến tranh với một địch thủ mạnh hơn mình nhiều. Nhiều người Trung Hoa vẫn nghĩ là bài Nhật chẳng mất mát gì. Một cán bộ ngoại giao Trung Quốc đã nói với Tác giả rằng: Hoa Kỳ là một siêu cường quốc, do đó Trung Quốc không muốn làm mất lòng. Song phần lớn người Hoa thì coi Nhật Bản là một thế lực hạng nhì với một nền kinh tế lệ thuộc vào sự tăng trưởng của Trung Quốc. Vì thế mà giới lãnh đạo Bắc Kinh chủ trương phải cứng rắn với Nhật và không quan tâm tới hậu quả thực sự. Tuy nhiên việc hy sinh liên hệ ngoại giao với Nhật để tạo hậu thuẫn trong quần chúng ngày càng trở nên rủi ro hơn khi phản ứng về phía Nhật ngày một trở nên bất lợi. Dân chúng Nhật nhận thấy Trung Quốc trở thành mối đe dọa nên đã hỗ trợ thái độ chính trị cương quyết của Thủ tướng Koizumi đối với Trung Quốc. Người Nhật cũng thấy chán phải nghe mãi đòi hỏi phải công nhận những tội ác trong thời Đệ Nhị Thế chiến, và cũng muốn được công nhận là chính họ cũng đã phải hứng chịu nhiều khổ ải trong chiến tranh vậy. Thủ Tướng Koizumi, được khuyến khích và để đáp ứng lại tâm trạng trên, đã là vị thủ tướng đầu tiên thời hậu chiến tới thăm Đền Yasukumi, và là người đầu tiên công khai nhìn nhận Lực lượng Tự vệ của Nhật là quân đội thực sự.

JPEG - 37 kb

Dư luận Nhật Bản đã mất cảm tình đối với Trung Quốc. Tình trạng này càng rõ rệt hơn bao giờ hết sau khi đội banh Nhật đá bại đội Trung Quốc vào năm 2004 trong giải Châu Á ở Bắc Kinh và một đám đông người Trung Hoa giận dữ tấn công xe hơi của một nhà ngoại giao Nhật, đạp bể kính sau (nhà ngoại giao không bi thương tích gí). Theo một cuộc thăm dò ý kiến của tờ Yomiuri Shimbun, một tờ báo lớn của Nhật, sau những cuộc biểu tình chống đối ở Bắc Kinh năm 2005 đã cho thấy đại đa số muốn chính phủ Nhật cứng rắn đối với Trung Hoa. Sáu tháng sau các cuộc biểu tình, các cuộc thăm dò ý kiến của Nhật cho thấy 65% người Nhật không có cảm tình đối với Trung Quốc, lớn hơn con số 53.6% người Trung Hoa không ưa Nhật Bản, theo các cuộc thăm dò ý kiến của Trung Hoa. Vào năm 2006, chỉ có 28% người Nhật và 21% người Hoa có một cái nhìn thuận lợi đối với nhau, và dân cả hai nước này cùng coi nhau là ưa cạnh tranh, tham lam, và kiêu căng. [29]

Các chính trị gia Nhật đã lợi dụng tâm lý bài Hoa này của quần chúng để kích lên phong trào chống Bắc Kinh. Trong kỳ bấu cử quốc hội năm 2005, những lời chỉ trích của đảng đối lập về việc Thủ Tướng Koizumi thường xuyên viếng thăm Đền Yasukuni không ảnh hưởng bao nhiêu đối với các cử tri. Thay vì thế thái độ bài Hoa của Koizumi đã giúp cho Đảng Dân chủ Tự do tái đắc cử với một đa số cao hơn. Khi Koizumi về hưu vào tháng Chín năm 2006, đảng đa sô Dân chủ Tự do đã chọn Shinzo Abe lên thay thế, một chính khách được biết tới qua thái độ bài Hoa kịch liệt. Nhật đã giảm số viện trợ cho Trung Quốc vì mối ác cảm của quần chúng đối với thái độ vô ơn của dân Trung Hoa và vì mối lo ngại là Nhật tiếp tay cho Trung Quốc củng cố nền quân sự của họ.

Một cuộc đụng độ quân sự có thể xẩy ra giữa Trung Hoa và Nhật Bản, hai nền kinh tế và quân đội lớn nhất Á châu, đã không còn là chuyện xa vời như người ta vẫn tưởng. Với giá dầu tăng vọt và cả hai quốc gia cùng lệ thuộc vào nguyên liệu nhập cảng, sự tranh chấp chủ quyền phần biển nằm giữa hai nước ở phía đông Trung Hoa trở nên ngày một gay go. Từ nhiều năm qua cả hai quốc gia vẫn cố giữ những thành phần quốc gia quá khích của hai bên không cho khuấy động sự tranh giành Quần đảo Điếu Ngự (Trung Quốc thì gọi là Diaoyu còn Nhật thì gọi là Senkakus) và vùng hải phận xung quanh vùng Đông Hải. Nhật Bản cai trị quần đảo này vào năm 1895 khi chiếm đóng Đài Loan và Đại Hàn. Khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc, Hoa Kỳ nắm phần cai quản quần đảo này, sau đó trao trả lại cho Nhật vào năm 1972. Song Trung Hoa thì lại tin rằng quần đảo này do họ sở hữu từ nhiếu thế kỷ qua.

Theo Tác giả nhận định trên tinh thần khách quan, dựa trên quyền lợi lâu dài, Trung Quốc sẽ được đáp ứng tốt đẹp hơn nếu biết gác bỏ vấn đề lịch sử sang một bên và xây dựng bang giao tốt với Nhật, thay vì gây hấn. Sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc — tối cần cho việc đảng Cộng sản duy trì quyền lực — là nhờ vào mậu dịch và đầu tư từ Nhật Bản mặc dù cả hai phía cùng nhìn nhận là Nhật lệ thuộc vào Trung Hoa hơn là ngược lại. Nhật là quốc gia buôn bán lớn nhất với Trung Quốc cho tới năm 2004 khi Liên hiệp Âu châu qua mặt Nhật, và là nguồn đầu tư ngoại quốc lớn vào hàng thứ tư. Các quốc gia Á châu khác lo ngại khi thấy Trung Hoa và Nhật Bản kình chống nhau vì họ sợ chiến tranh có thể xảy ra tao sự chia rẽ trong vùng. Tổng thống Nam Hàn nói là có lẽ Nam Hàn cần trở nên một “thế lực quân bình hoá” giữa Trung Hoa và Nhật Bản. Trong khi đó các nước Đông Nam Á thì lại lo sự hình thành của hai khối ở Đông Bắc Á: Trung Hoa và Nam Hàn đối chọi với Nhật Bản và Hoa Kỳ. Thủ tướng Singapore kêu gọi Trung Quốc và Nhật Bản “gia giảm tình cảm quốc gia… ráng tiến tới hoà hợp hoà giải… và hãy bỏ sang một bên chuyện lịch sử thời Đệ nhị Thế chiến như Đức và Pháp đã làm ở Âu châu.” Sự hiềm khích giữa Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã làm chậm trễ các nỗ lực xây dựng hợp tác kinh tế vùng. [30]


Chương 7:
Đài Loan: Một Câu Hỏi Về Sự Tồn Vong Của Chế Độ
(Taiwan: A Question of Regime Survival)

Đây là chương Tác giả phân tích về lý do vì sao lãnh đạo Bắc Kinh rất lo ngại sự độc lập của Đài Loan và những nỗ lực cải thiện mối quan hệ giữa Hoa Lục và Đài Loan trong nhiều thập niên vừa qua.

Nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, việc này sẽ tác động gây ra một làn sóng đòi ly khai ở các vùng Tây Tạng, Tân Cương, và có thể cả vùng Nội Mông, và sự thống nhất quốc gia sẽ bị đe dọa.

Theo Tác giả, việc kiềm chế không cho Đài Loan độc lập không phải chỉ là giữ thể diện mà còn là nhu cầu sống còn của Bắc Kinh. Nếu Đài Loan tuyên bố độc lập, việc này sẽ tác động gây ra một làn sóng đòi ly khai ở các vùng Tây Tạng, Tân Cương, và có thể cả vùng Nội Mông, và sự thống nhất quốc gia sẽ bị đe dọa. Cảm nghĩ của người dân Trung Quốc về ba mối quan hệ với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Đài Loan như sau: Quan hệ với Hoa Kỳ là vấn đề của “thể diện và lợi ích quốc gia”, trong khi đó Nhật Bản lại gợi lên tinh thần dân tộc mạnh mẽ. Còn Đài Loan là một vấn đề liên hệ đến sự tồn vong của chế độ – không chế độ nào có thể tồn tại nếu Đài Loan không còn nữa. Điều này đã giải thích phần nào lý do vì sao Bắc Kinh đã phải hăm doạ dùng vũ lực với Đài Loan khi mà cựu Tổng Thống Trần Thủy Biển tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về sự độc lập của Đài Loan vào tháng 3 năm 2004.

JPEG - 42.5 kb

Đài Loan đã đi theo nền chính trị dân chủ, mối quan hệ giữa họ với Hoa Lục trở nên nguy hiểm và không thể biết trước được. Đài Loan đã thay đổi từ một chế độ độc tài thành một chế độ dân chủ khoảng 1 thập niên trở lại đây. Trước đó, Đài Loan bị kiểm soát bởi Quốc Dân Đảng, một đảng chính trị nắm giữ quyền lực ở đây từ năm 1949, sau khi thất bại trong việc chống lại lực lượng Cộng Sản ở Hoa Lục. Bắc Kinh muốn thống nhất Đài Loan vào trong Hoa Lục nhưng các chính trị gia Đài Loan không bao giờ muốn điều này mặc dù họ đã từng giương cao ngọn cờ đấu tranh “giải phóng Hoa Lục” ra khỏi chủ nghĩa Cộng sản kể từ chạy sang Đài Loan vào năm 1949. Hiện nay, những thế hệ trẻ lớn lên từ thập niên 70 không còn tha thiết đến việc “giải phóng Hoa Lục” nhưng lại có xu hướng muốn Đài Loan trở thành một quốc gia độc lập trong cộng đồng thế giới. Điều này thì Bắc Kinh không bao giờ chấp nhận. Tuy nhiên, sức mạnh quân sự của Trung Quốc phải nói là chưa đủ sức để có thể đương đầu một cuộc chiến giữa họ với Đài Loan và sự yểm trợ của Hoa Kỳ. Do đó mà đa số Bắc Kinh chỉ hung hăng trên hình thức mà thôi.

Theo quan điểm của lãnh đạo Bắc Kinh, giải pháp lý tưởng để giải quyết vấn đề Đài Loan là thông qua Hoa Thịnh Đốn, để nhờ chính phủ Hoa Kỳ gây áp lực lên Đài Loan phải thống nhất với Trung Quốc, hoặc ít ra là ngăn chặn họ không đi xa hơn trong việc xác định nền độc lập bất hợp pháp. Trung Quốc đã cố gắng nhờ Hoa Kỳ giải quyết vụ việc này trong một vài thập kỷ, khởi đầu từ cuộc hội đàm của Thủ tướng Chu Ân Lai với Ngoại trưởng Henry Kissinger trong việc khôi phục quan hệ ngoại giao giữa hai nước vào năm 1971. Nhưng Bắc Kinh đã đánh giá quá cao sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ đối với hành động của các chính khách Đài Loan. Bắc Kinh đặt Đài Loan trước mối quan hệ với Hoa Thịnh Đốn và cố gắng đặt điều kiện trong những thỏa thuận chẳng hạn như không tăng các lời hứa hẹn của Hoa Thịnh Đốn, nhằm để hạn chế Đài Loan. Trong mắt của những chuyên gia chính trị Trung Quốc, “nhân tố quan trọng nhất trong vấn đề Đài Loan là mối quan hệ giữa hai quốc gia Trung Quốc – Hoa Kỳ”. Nếu mối quan hệ này không tốt đẹp, thì vấn đề Đài Loan có thể sẽ không giải quyết nổi trong tương lai, và sự việc tồi tệ này sẽ khó mà ngăn chặn được. [31]

Đài Loan là mối quan tâm hàng đầu của Trung Quốc, nhưng ngược lại nó lại là vấn đề ít quan trọng hơn đối với Hoa Kỳ. Mỗi vị Tổng thống Hoa Kỳ, khởi đầu là Tổng thống Nixon, dù trong chừng mực nào đó cũng đã sẵn sàng ủng hộ cho quyền lợi Trung Quốc trong việc tranh chấp quan trọng này, tuy nhiên, vẫn chưa ngăn cấm được Đài Loan một cách triệt để. Đài Loan có nhiều sự hỗ trợ chính trị từ phía Mỹ, đặc biệt là sự ủng hộ từ Quốc Hội Hoa Kỳ. Trong thời kỳ “chiến tranh lạnh”, quốc hội và dân chúng Hoa Kỳ đã đứng về phía Đài Loan để chống lại Trung Quốc (Điều này lý giải tại sao Richard Nixon, một tổng thống Cộng Hòa, người rất nổi danh trong việc chống Cộng đã thiết lập lại quan hệ ngoại giao với Bắc Kinh). Người Mỹ cảm nhận một sự đồng cảm tự nhiên với 23 triệu dân Đài Loan vì thể chế dân chủ và vì thị trường kinh tế của Đài Loan, và nhiều người dân Mỹ đã hiểu nhầm rằng Đài Loan là một nước độc lập. Trong mắt người Mỹ, Đài Loan là một David nhỏ bé và dũng cảm của một nền dân chủ đứng trước một Gô-li-át khổng lồ của Cộng Sản Hoa Lục. Đài Loan cũng là nước có nhiều cuộc vận động nhất bên ngoài hành lang của Quốc Hội Hoa Kỳ.

Theo quan điểm của lãnh đạo Bắc Kinh, giải pháp lý tưởng để giải quyết vấn đề Đài Loan là thông qua Hoa Thịnh Đốn, để nhờ chính phủ Hoa Kỳ gây áp lực lên Đài Loan phải thống nhất với Trung Quốc, hoặc ít ra là ngăn chặn họ không đi xa hơn trong việc xác định nền độc lập bất hợp pháp.

Khi Hoa Kỳ thay đổi sự bang giao bằng cách bỏ Đài Loan, bắt tay Cộng Hoà Nhân Dân Trung Hoa vào năm 1979, Quốc Hội đã thông qua Đạo luật về Các Quan Hệ Với Đài Loan (Taiwan Relations Act), để hướng các hoạt động của họ vào việc bảo vệ đảo Đài Loan. Đạo luật này cho phép Hoa Kỳ bán các vũ khí cho Đài Loan, và cam kết sẽ xem xét “mọi nỗ lực để xác nhận tương lai của Đài Loan bởi những quốc gia khác bằng phương pháp hoà bình, bao gồm cả việc cấm vận, như là một mối đe dọa cho sự hòa bình và an ninh trong khu vực Tây Thái bình dương và gây ảnh hưởng xấu cho Hoa Kỳ”. Mặc dù đó chưa phải là một hiệp ước bảo vệ chính thức, nó không bảo đảm cho Hoa Kỳ có thể đưa ra một hành động đặc biệt nào nếu có chiến sự xảy ra với Trung Quốc để cho phép Hoa Kỳ có thể đáp trả trong những tình huống đặc biệt – nhưng Đạo luật nói trên đã chứng tỏ một cam kết chính trị mạnh mẽ ủng hộ Đài Loan từ phía Hoa Kỳ.

Người Mỹ thường tự hỏi tại sao người dân Trung Quốc lại quan tâm quá nhiều đến Đài Loan. Dĩ nhiên mọi đất nước đều khó có thể từ bỏ lãnh thổ của mình dù với bất cứ lý do gì. Nhưng tại sao người Trung Quốc dự tính về nguy cơ chiến tranh với Hoa Kỳ và hy sinh mọi xúc tiến kinh tế mà họ đã thực hiện chỉ để giữ lại hòn đảo với 23 triệu dân, cách xa bờ biển của họ tới 9 dặm? Không phải Đài Loan là một mối đe doạ đến an ninh quốc gia. Trong thời chiến tranh lạnh, đảo Đài Loan từng được gọi là “hàng không mẫu hạm không thể chìm” của Hoa Kỳ. Nhưng Hoa Kỳ không hề có một lực lượng quân sự nào ở đó kể từ năm 1979. Cho nên Trung Quốc không lo lắng về sức mạnh quân sự của Đài Loan. Theo Tác giả, nguyên nhân sâu xa của Trung Quốc về Đài Loan đơn thuần là vấn đề nội chính, liên quan đến sự an ninh của chế độ, chứ không phải đến an ninh của quốc gia. Công chúng quan tâm đặc biệt đến Đài Loan bởi vì Trung Quốc đã dạy cho họ phải quan tâm, thông qua các sách giáo khoa ở trường, và qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Các sách giáo khoa mô tả lịch sử của Đài Loan và Trung Quốc như là một đoạn kết về đạo lý của sự khai thác Trung Quốc bởi những thế lực ngoại bang trong suốt thời kỳ yếu kém nhất của đất nước. Nhật Bản đã chiếm Đài Loan từ nhà Thanh vào năm 1895. Dưới thời đại “Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”, Trung Quốc đã đánh bại Nhật Bản trong Thế Chiến Thứ Hai, và Đài Loan lẽ ra phải được trao trả lại cho Trung Quốc. Nhưng Hoa Kỳ đã dùng Hạm đội Sáu (Sixth Fleet) can thiệp vào trong cuộc chiến tranh Triều tiên khiến cho Đài Loan bị tách rời khỏi Trung Quốc vĩnh viễn. “ Thế kỷ bị bẽ mặt” sẽ chưa có thể kết thúc nếu Trung Quốc chưa đủ mạnh để đạt dược sự thống nhất. Giống như những người chủ trương đòi lại đất nước khác, thái độ của Trung Quốc về Đài Loan không phải là vấn đề lãnh thổ, mà là vấn đề về thể diện quốc gia.

Một bài học mà nhiều người Trung Quốc rút ra được từ cuộc khủng hoảng năm 1995 – 1996 và 1999 là nếu chỉ dùng sức mạnh quân sự để đối phó với Đài Loan thì sẽ thất bại. Vũ lực có thể đem đến kết quả ngược lại là làm cho người dân Đài Loan ly gián, khiến họ phải phụ thuộc nhiều hơn vào sự bảo vệ của Hoa Kỳ, và làm cho Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng phải tăng cường sức mạnh quân sự. Việc ngăn cản sự độc lập của Đài Loan và đem họ trở lại với thực tế sẽ là những củ cà rốt – một sự khích lệ tích cực – cũng như những cây gậy. [32]

Giang Trạch Dân đã giữ được sự lãnh đạo với chính sách hai mặt: xây dựng sức mạnh quân sự, nhưng đồng thời đưa tay thân thiện cho người dân Đài Loan. Mục tiêu của họ Giang là tạo ảnh hưởng lên người dân xứ đảo để qua đó gây áp lực lên những chính trị gia Đài Loan muốn độc lập, tách rời Hoa Lục. Qua thủ thuật này, Bắc Kinh hy vọng là Hoa Thịnh Đốn sẽ đồng tình với mình và quay sang khiển trách Đài Loan là kẻ gây rối. Hồ Cẩm Đào hiện đang tiếp tục chính sách hai mặt này của họ Giang kéo dài đến hôm nay. Tuy nhiên, vấn đề chính trị quốc nội sẽ hạn chế tính linh động và trợ giúp cho Đài Loan của các lãnh tụ Trung Quốc. Tương phản với sự ngoại giao thực dụng đối với những nước khác, chính sách của Trung Quốc đối với Đài Loan chỉ mang tính tượng trưng cho những đạo luật phản ảnh chính sách chính trị ở trong nước.

Tuy nhiên, khi Giang Trạch Dân nghỉ hưu vào năm 2002, những chính sách về Đài Loan của ông đã bị dư luận lên án (một cách không chính thức) ở Trung Quốc như một sự thất bại hoàn toàn. Người ta cho rằng họ Giang quá yếu đối với Đài Loan. Đài Loan đã không đền đáp lại mà chỉ lợi dụng sự mềm yếu của Trung Quốc. Những sự khiêu khích liên tiếp đến từ Đài Bắc và Hoa Thịnh Đốn cho thấy họ Giang là một người thiếu nghị lực. Chẳng hạn như họ Giang không một lời phản đối Bộ trưởng Quốc phòng Đài Loan chính thức viếng thăm Hoa Thịnh Đốn. Hay họ Giang đã không phản bác khi Tổng thống Bush nói rằng ông ta sẽ bảo vệ Đài Loan “bằng bất cứ giá nào”. [33]

Giang Trạch Dân hy vọng rằng sự thống nhất có thể đạt được trong tương lai gần, và sự kỳ vọng đó đã đặt gánh nặng lên ông Hồ Cẩm Đào khi ông ta lên nắm quyền vào tháng 3 năm 2002. Cùng với sự lớn mạnh của quân đội, mức độ tự tin về các chọn lựa của Trung Quốc cũng tăng theo. Hồ Cẩm Đào đã mang lại sự hy vọng cho các quan chức là sẽ ổn định được tình hình chính trị và ngoại giao đối với Đài Loan. Ông biết rằng đây là một vấn đề có thể phá hỏng tất cả những kế hoạch khác của ông, do đó mà vấn đề Đài Loan đã làm cho Hồ Cẩm Đào phải quan tâm trên hết so với những công việc khác. Hồ Cẩm Đào đã tung ra một dự luật nhằm chống lại những cuộc trưng cầu dân ý đòi độc lập của Đài Loan là sửa bộ Luật Tái Thống Nhất thành Luật Chống Ly Khai. Với bộ Luật này đã cho phép Hồ Cẩm Đào có những hành động cứng rắn hơn đối với Đài Loan nếu xảy ra những cuộc vận động độc lập.

Chương 8:
Hoa Kỳ: Những Trục Trặc Về Đối Ngoại Có Thể Biến Thành Những Trở Ngại Về Đối Nội
(The United States: External Troubles Can Become Internal Troubles)

Đây là chương tác giả phân tích về mối quan hệ phức tạp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trong đó những động thái chính trị của Hoa Kỳ sẽ có ảnh hưởng rất lớn lên nội tình chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc.

JPEG - 55.3 kb

Tác giả đã mô tả lại những phản ứng giận dữ của Giang Trạch Dân và lãnh đạo Bắc Kinh khi Hoa Kỳ thả bom nhầm vào Tòa Đại Sứ Trung Quốc tại Belgrade, Nam Tư vào ngày 7 tháng 5 năm 1999 chỉ là để che dấu một sự lo âu khác xảy ra vào hai tuần lễ trước đó. Hơn 10 ngàn thành viên của Pháp Luân Công đã tọa kháng dọc theo lề đường bên ngoài khu Trung Nam Hải, nơi làm việc và trụ ngụ của bộ phận đầu não đảng Cộng sản Trung Quốc. Các thành viên Pháp Luân Công gồm các chuyên gia ở tuổi trung niên trong đó có cả đảng viên cộng sản và cán bộ nhà nước. Họ đã bí mật tập trung một cách bất ngờ mà công an và các cơ quan an ninh không hề biết trước một tin tức gì cả. Họ im lặng bao quanh khu Trung Nam Hải. Họ đã dùng điện thoại di động và mạng lưới Internet để bí mật tổ chức cuộc tọa kháng hầu kiến nghị với đảng Cộng sản về việc công nhận tổ chức này một cách hợp pháp.

Giang Trạch Dân đã bị khủng hoảng tinh thần bởi cuộc tọa kháng của nhóm Pháp Luân Công dù công an và Thủ tướng Chu Dung Cơ đã thuyết phục nhóm này giải tán vào cuối ngày. Họ Giang đã viết một lá thư biểu lộ sự giận dữ đối với các vị lãnh đạo đảng và nhất là đổ tội cho bộ công an về việc sao lãng nhiệm vụ và ông đồng thời tung tin đồn là Pháp Luân Công được ủng hộ từ Mỹ. Trong khi lãnh đạo Bắc Kinh lo âu về biến cố Pháp Luân Công thì quần chúng lại tỏ ra phấn chấn về cuộc tọa kháng bất ngờ của hơn 10 ngàn người tại Khu Trung Nam Hải mà công an đã không thể phát hiện. Tin tức về cuộc tọa kháng của 10 ngàn thành viên Pháp Luân Công đã là đề tài bàn tán trên các trạng mạng và trong các đại học.

Hai tuần sau đó, khi tòa đại sứ tại Belgrade bị phi công Hoa Kỳ dội bom, Giang Trạch Dân đã cho rằng đây là sự dàn xếp sẵn bởi Hoa Thịnh Đốn, nhóm Pháp Luân Công và giới sinh viên để tạo khủng hoảng nội bộ Trung Quốc. Họ Giang vội vàng ra lệnh cho các trường đại học cung cấp xe buýt để chở sinh viên tụ tập bỉểu tình trước tòa đại sứ Mỹ liền sau vụ bỏ bom xảy ra vì họ Giang nghĩ rằng, nếu các sinh viên không đến đó thì họ sẽ kéo thẳng ra Thiên An Môn hoặc Khu Trung Nam Hải thì nguy hiểm cho đảng. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã ra lệnh cho hơn 22 thành phố cung cấp xe buýt để vận chuyển sinh viên đến biểu tình trước tòa đại sứ Mỹ. Trong khi huy động sinh viên biểu tình chống Mỹ, Giang Trạch Dân đã ra lệnh cho Bộ công an tiến hành một kế hoạch đàn áp nhóm Pháp Luân Công, bắt giữ tất cả thành phần lãnh đạo và giam giữ bất cứ ai tập phương pháp hít thở tại các công viên hay nơi công cộng. [34]

Lãnh đạo Trung Quốc đang đương đầu một tình trạng tiến thoái lưỡng nan trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Có thể nói rằng sự thành công kinh tế của Trung Quốc và quyền lực của giới lãnh đạo Bắc Kinh tùy thuộc vào mối quan hệ với Hoa Kỳ. Nếu Hoa Kỳ tuyên bố rằng Trung Quốc là kẻ thù, dùng thòng lọng kinh tế xiết lại thì mức phát triển kinh tế và công ăn việc làm của người dân Trung Quốc sẽ giảm sút, gây ra những hậu quả trầm trọng cho nội bộ Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng sẽ không ngồi yên để cho Hoa Kỳ muốn làm gì thì làm, mà đã dồn nhiều tài nguyên để tân trang quân đội. Đây là con đường phải đi của tất cả mọi cường quốc khi đã giàu có nhờ phát triển kinh tế. Có người cho rằng con đường tốt nhất để Trung Quốc vươn lên một cách hòa hoãn là hành động như một cường quốc có trách nhiệm và luôn sẵn sàng đáp ứng nguyện vọng của siêu cường quốc hiện thời là Hoa Kỳ. [35]

Tuy nhiên tại Trung Quốc, giới lãnh đạo, quần chúng và thành phần quân đội đều kỳ vọng là lãnh đạo Trung Quốc phải đứng lên đối đầu lại với Hoa Kỳ. Vì là thế lực mạnh nhất trên thế giới nên Hoa Kỳ là mục tiêu của những nghi ngờ và hiềm khích tại Trung Quốc cũng như tại các nước khác sau khi Hoa Kỳ chiếm Iraq. Một lãnh tụ Trung Quốc được dân chúng đề cao nếu vị này dám đối đầu với Hoa Kỳ thay vì nhượng bộ họ. Sự nhượng bộ bị xem như đầu hàng. Lộ ra sự yếu đuối trước ngoại bang chẳng khác gì là một phương pháp tự hủy diệt. Đây là bài học mà những vị lãnh đạo hôm nay đã học từ sự sụp đổ của triều đại nhà Thanh và Cộng Hòa Trung Hoa. Một khủng hoảng quốc tế có thể đưa đến một thách đố ngay trong Hoa Lục. Chuyên gia về Hoa Kỳ, ông Vương Kỷ Tư cho rằng: Trong mối quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, nếu xảy ra những đe dọa cho nền an ninh Trung Quốc thì ngay tức khắc những biến động này sẽ tạo thành những đột biến ở bên trong.

Kêu gọi dân chúng thù ghét Mỹ chẳng khác nào là tự hủy sự phát triển kinh tế và nền chính trị ổn định của Trung Quốc..

Khi Giang Trạch Dân mới xuất hiện tại Bắc Kinh, nội bộ của Bộ chính trị đã tranh luận khá gay gắt về vấn đề làm sao cứu vãn chế độ sau vụ Thiên An Môn và sự xụp đổ của khối Xô Viết. Nhóm bảo thủ muốn phát động phong trào giáo dục yêu nước để làm sống lại tinh thần ủng hộ đảng Cộng sản từ giới trẻ và cũng để chỉa mũi dùi vào những giá trị mang tính tư bản phương Tây. Đối với họ, Hoa Kỳ là một thế lực thù địch đang muốn lật đổ chế độ cộng sản tại Trung Quốc như Hoa Kỳ đã thành công đối với Liên Bang Xô Viết bằng âm mưu “diễn biến hoà bình”. Các sinh viên biểu tình tại Thiên An Môn đã đưa lên hình ảnh tích cực của nền dân chủ Mỹ, dùng tượng Nữ Thần Tự Do cao 7 mét làm biểu tượng của cuộc tranh đấu. Điều này làm cho các lãnh tụ bảo thủ càng nghi ngờ thêm về bàn tay bí mật của Hoa Kỳ ở đàng sau cuộc nổi dậy của sinh viên vào năm 1989.

JPEG - 36.2 kb

Mặc dù Đặng Tiểu Bình là cha đẻ của việc bình thường hóa quan hệ Trung – Mỹ vào năm 1979; nhưng họ Đặng không hề có một sợi dây liên hệ mật thiết mang tính cách cá nhân đối với chính giới Hoa Kỳ sau vụ Thiên An Môn. Họ Đặng cũng nhìn thấy bàn tay của Hoa Thịnh Đốn bên trong việc tranh đấu cho dân chủ của nhóm sinh viên. Tuy vậy vì là người thực tế, ông cũng tin rằng sự sống còn của chế độ tùy thuộc vào công ăn việc làm và việc nâng cao mức sống mà chế độ có thể cung cấp cho người dân. Nền kinh tế Trung Quốc càng ngày càng trở nên quốc tế hóa và lệ thuộc vào việc giao thương và đầu tư từ phía Hoa Kỳ. Kêu gọi dân chúng thù ghét Mỹ chẳng khác nào là tự hủy sự phát triển kinh tế và nền chính trị ổn định của Trung Quốc. Sự tốc chiến tốc thắng qua kỹ thuật hùng mạnh của quân lực Hoa Kỳ trong cuộc chiến vùng Vịnh năm 1991 trong chiến dịch Bão Sa Mạc (Desert Storm) chứng minh cho thấy phản ứng quá độ đối với Hoa Kỳ chẳng khác nào là tự vận. Họ Đặng đã biểu lộ thái độ cân nhắc của ông vào năm 1991 rằng: “Chúng ta phải luôn luôn theo đuổi việc phát triển kinh tế và cứ tiếp tục con đường này trừ khi bị tấn công lớn bởi một thế lực thù địch… chúng ta không nên tỏ vẻ sợ sệt về diễn biến hòa bình.” Dưới sự hướng dẫn của họ Đặng, giới chức Trung Quốc ra lệnh cho ngành truyền thông vào năm 1991 là không được dùng những lời lẽ nặng nề đối với Hoa Kỳ và không được tấn công đích danh giới lãnh đạo Hoa Kỳ.

Cuối cùng, phong trào giáo dục yêu nước xoay hướng về phía Nhật Bản thay vì Hoa Kỳ vì mức độ nguy hiểm cho sự xung đột với Hoa Kỳ quá cao. Sách giáo khoa từ những thời Mao Trạch Đông chỉ nói về những bất công của xã hội Mỹ đối với thành phần lao động, dân da đen và giới nghèo. Những sách này viết cứ như là từ thời của Karl Marx. Nhưng những bài học sử về Hoa Kỳ không có ảnh hưởng lớn vào tâm thức của người Hoa bằng những câu chuyện kể lại từ thành phần ông bà, cha mẹ trong giai đoạn họ bị Nhật đô hộ và những đối xử tồi tệ trong thời chiến. Trong thường vụ Bộ chính trị, Lý Bằng là người chống đối ra mặt việc Giang Trạch Dân muốn cải thiện bang giao với Hoa Kỳ, và là người có biệt hiệu là “đao phủ thủ của Bắc Kinh”. Dân Hoa Kỳ gán cho Lý Bằng cái tên này sau vụ tàn sát tại Thiên An Môn. Đến khi Lý Bằng từ chức sau hai nhiệm kỳ làm Thủ Tướng, năm 1997, Giang Trạch Dân mới thực sự nắm toàn quyền về đối ngoại nhưng đôi lúc vẫn bị Lý Bằng cản mũi kỳ đà vì họ Lý vẫn còn nằm trong Bộ chính trị đến tháng 3 năm 2002 mới về hưu. [36]


Hội nghị Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc tổ chức vào năm 1999 đã diễn ra trong sự căng thẳng tột độ. Chỉ trong vòng nửa năm, Bắc Kinh bị mất mặt và lung lay bởi hàng loạt những biến cố không ngờ trước và làm tan vỡ những niềm tin nhỏ nhoi mà họ có được: việc Tổng thống Clinton dời lại việc ký hiệp ước WTO, tọa kháng của nhóm Pháp Luân Công, vụ dội bom nhầm Tòa đại sứ tại Belgrade và sinh viên xuống đường, Tổng thống Đài Loan Lý Đăng Huy tuyên bố quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc là “quan hệ đặc biệt giữa quốc gia với quốc gia”. Phe bảo thủ đã áp lực Trung Ương đảng phải dùng biện pháp quân sự dạy cho Đài Loan một bài học để qua đó xiết lại nội bộ. Giang Trạch Dân chống lại và được sự hậu thuẫn của họ Đặng nên việc dùng biện pháp quân sự đối với Đài Loan đã không xảy ra, nhưng để lấy lòng phe quân đội, họ Giang đã cho tăng ngân sách quốc phòng.

Từ sau những biến cố nói trên, Giang Trạch Dân và sau này là Hồ Cảm Đào đã rút ra một phương châm cho những quan hệ quốc tế, đặc biệt đối với Hoa Kỳ là “nhận xét sáng suốt và giải quyết nhẹ nhàng”. Lãnh đạo Trung Quốc nhận thức rằng những sự cố và tai nạn luôn có thể xảy ra. Khuấy động cảm xúc của quần chúng không chỉ gây thêm khó khăn cho việc tìm ra phương pháp ổn thỏa để giải quyết các cuộc khủng hoảng mà lại còn đưa đến những biến động trong nước và không chừng cả chiến tranh. Hơn thế nữa, sự phát triển kinh tế và tiếp tục cai trị của đảng cộng sản lệ thuộc vào việc không khích động sự trả đũa của Mỹ. Để đạt được điều này, Trung Quốc phải bằng mọi cách bảo đảm với dân Mỹ rằng Trung Quốc không phải là một mối nguy cho Mỹ. Và họ phải bảo vệ quan hệ với Hoa Kỳ bằng cách không để quần chúng yêu nước cực đoan xen vào và song song chuyển hướng thị hiếu của quần chúng về phía Nhật vì quan hệ này ít làm ảnh hưởng đến sự ổn định của Trung Quốc. [37]

Nếu Hoa Kỳ tuyên bố rằng Trung Quốc là một nước thù địch cần phải được kiềm chế, điều này có thể từ đó làm nguy hại lớn cho sự phát triển kinh tế và tình trạng ổn định trong nước của Trung Quốc.

Trong một buổi nói chuyện tại đại học Thanh Hoa năm 2000, một câu hỏi được đặt ra cho Thủ tướng Ôn Gia Bảo rằng điều gì là mối nguy quốc tế lớn nhất cho Trung Quốc. Ông trả lời là “sự trục trặc của nền kinh tế Hoa Kỳ.” Sự phát triển kinh tế của Trung Quốc lệ thuộc vào nền kinh tế của Hoa Kỳ rất lớn và đó chính là nền tảng của quan hệ song phương. Theo thống kê của Hoa Kỳ thì giao thương giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc lên đến 285,3 tỉ Mỹ Kim vào năm 2005, so với 5 tỉ Mỹ Kim năm 1980. Hoa Kỳ cũng là một trong những nguồn đầu tư trực tiếp tại Trung Quốc mặc dù ít hơn so với Hồng Kông, Đài Loan, Nhật và Nam Hàn. Trước khi Trung Quốc mua lại phần lượng lớn số nợ của chính phủ Hoa Kỳ vào năm 2001, quan hệ về kinh tế hai bên đã không cân xứng. Chỉ một số nhỏ hàng của Mỹ được mua bởi Trung Quốc nhưng ngược lại, Hoa Kỳ mua hàng của Trung Quốc nhiều hơn. Quỹ đầu tư gần như chỉ có một chiều. Nếu có chuyện gì xảy ra cho kinh tế Mỹ thì Trung Quốc sẽ bị thiệt hại nặng hơn là Mỹ nếu kinh tế Trung Quốc có vấn đề. Trung Quốc do đó có nhiều lý do để bảo bệ mối quan hệ suong phưong này. Nếu Hoa Kỳ tuyên bố rằng Trung Quốc là một nước thù địch cần phải được kiềm chế, điều này có thể từ đó làm nguy hại lớn cho sự phát triển kinh tế và tình trạng ổn định trong nước của Trung Quốc.

Từ khi Hồ Cẩm Đào thay thế Giang Trạch Dân lãnh đạo Trung Quốc, ông đã tiếp tục chính sách thận trọng và hợp tác với Hoa Kỳ. Để tạo ấn tượng khác biệt với người tiền nhiệm – người bị chỉ trích là luôn sẵn sàng trong việc chiều chuộng dân Mỹ, Hồ Cẩm Đào tập trung vào quan hệ với các nước Á châu láng giềng hơn là khi họ Giang còn nắm quyền. Họ Hồ cũng chuyển hướng về bên trái bằng cách xiết chặt khả năng kiểm soát của đảng trên mặt truyền thông và các nhóm phi chính phủ với hy vọng cụ thể là củng cố quyền lực và ngăn chận những bất ổn về chính trị. Nhưng ông đã tránh việc tự nâng vị thế của mình lên bằng cách đả kích Hoa Thịnh Đốn tại các sinh hoạt nội bộ. Sự hợp tác giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn tưong đối trôi chảy. Không một biến cố lớn nào làm gián đoạn quan hệ đôi bên từ sau vụ tai nạn máy bay năm 2001. Trong giai đoạn này, bộ mặt của Trung Quốc trước quốc tế cũng phát triển tốt hơn. Một số thống kê cho thấy thế giới có cái nhìn tốt hơn về Trung Quốc là đối với Hoa Kỳ.

Tuy vậy quan hệ Trung – Mỹ không hẳn là hoàn toàn thoải mái, vì những lo lắng về sự tấn công của khủng bố suy giảm, khi những cái lo lúc trước về Trung Quốc lại tái xuất hiện và có đà gia tăng vì những lo âu về công ăn việc làm bị mất đi và chênh lệch về giao thương. Phản ứng về chính trị của Mỹ từ sự đi lên của Trung Quốc ngày hôm nay không kém gì kết hợp hai nỗi sợ lớn nhất của quá khứ. Đó là nỗi lo sợ trong thời chiến tranh lạnh về Liên Xô và hiểm họa phát triển kinh tế của Nhật lúc họ còn huy hoàng. Theo những cuộc thăm dò vào năm 2006, phân nửa thiên về Trung Quốc và phân nữa chống. Đa số cho rằng việc kinh tế Trung Quốc sắp bắt kịp với kinh tế Hoa Kỳ vừa có cái tốt và cái xấu của nó. Nhưng quan niệm về Trung Quốc của dân Mỹ thoáng hơn so với dân của các nước láng giềng của Trung Quốc. Những nước này xem Trung Quốc như một địch thủ hơn là một đối tác. Ba phần tư quần chúng quan tâm về việc Trung Quốc trở thành một sức mạnh quân sự. Những ngôn từ hoa mỹ của Trung Quốc như “trổi dậy trong hòa bình” và “thế lực có trách nhiệm” đã không tạo cho dân Mỹ niềm tin tưởng về thiện chí của Trung Quốc. 58% dân Mỹ không tin ở Trung Quốc hoặc cho rằng Trung Quốc sẽ hành xử với tinh thần trách nhiệm trên thế giới. 60% không tin rằng Trung Quốc đặt thị hiếu của Hoa Kỳ trong các quyết định về đối ngoại của họ. [38]

Chương 9:
Sự Suy Yếu Của Trung Quốc Là Mối Nguy Của Hoa Kỳ
(China’s Weakness, America’s Danger)

Đây là chương sau cùng, Tác giả đưa ra một số nhận định về mối quan hệ Trung Quốc và Hoa Kỳ như một lời kết luận về tập biên khảo này.

JPEG - 31.1 kb

Hai mươi lăm năm cải tổ kinh tế và mở cửa ra với nền kinh tế thế giới đã thay đổi sâu xa xã hội Trung Quốc và tạo mầm móng đe dọa cho quyền lực đảng Cộng sản. Đảng không thể nắm rõ con số dân chúng chứ đừng nói đến việc kiểm soát họ. Trong số những người có bằng đại học, 90 phần trăm theo dõi thông tin qua Internet. Khi thành phần lãnh đạo Trung Quốc tăng cường kiểm soát về các phương tiện truyền thông và Internet, thì đó là báo hiệu cho công chúng về sự khẩn trương lo âu của chính quyền. Như nhận định của Tổng thống Clinton trong một bài phát biểu về Trung Quốc vào tháng Tư năm 1999, “Bàn tay bóp chặt thật ra là dấu hiệu của một bàn tay yếu”.

Sự chênh lệch rõ rệt giữa lối sống hào nhoáng của thành phần giàu có và những vật lộn đời sống hàng ngày của nông dân nghèo và cư dân tại các thành phố không đủ khả năng trả tiền học phí quá nặng và phí tổn về sức khỏe làm cho người ta giận dữ. Người dân nghĩ rằng quan chức giàu có từ tham nhũng chứ không phải từ công sức hoặc làm việc từ đầu óc. Đám đông quần chúng giận dữ tại các thành phố thường tấn công những tài xế của những xe đắt tiền khi họ đụng phải những người đi bộ. Trong những năm gần đây, sự nóng giận chống lại Hoa Kỳ và Nhật đã đưa hàng trăm ngàn sinh viên học sinh xuống đường. Nếu lãnh đạo của Trung Quốc mất kiểm soát nhiệt tình ái quốc này thì nó có thể đưa đến chiến tranh hay là quay ngược lại chống chính quyền Cộng sản như đã từng xảy ra trong hai chính phủ trước đó. Như người Hoa đã từng nói, “nội biến và ngoại xâm” đi liền với nhau.

Cựu thủ tướng Tân Gia Ba, ông Lý Quang Diệu, người có cái nhìn khôn ngoan về Trung Quốc, nói rằng mặc dù ông tin vào giới lãnh đạo hiện nay đang tập trung vào việc phát triển kinh tế và tránh những lầm lỗi mà hai nước Đức và Nhật đã vấp phải khi họ cố gia tăng quyền lực, nhưng ông lo rằng “liệu thế hệ kế tiếp có tiếp tục giữ cùng đường hướng này hay không… Chúng ta hiểu được những suy nghĩ trong đầu giới lãnh đạo nhưng tâm trạng của dân gian là một vấn đề khác. Bởi vì chủ nghĩa cộng sản không còn là giềng mối để giữ mọi người với nhau, trong dân gian hiện chỉ còn kích động bởi lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.” [39]

Lãnh đạo Trung Quốc đã tự đưa chính họ vào một góc nguy hiểm. Họ là kẻ thù nguy hiểm nhất của chính họ. Người ta cho rằng: “Sự vươn lên của Trung Quốc chắc chắn sẽ mang lại những thách đố và thách đố đầu tiên đến ngay từ chính Trung Quốc.” Để giải quyết tình cảnh khó xử này, theo Tác giả thì Trung Quốc phải có những nỗ lực giải quyết một số vấn đề như sau:

  1. Ngưng những bảo trợ mang lại hành động yêu nước cực đoạn và quá khích.
  2. Khuyến khích lòng yêu nước tích cực.
  3. Khuyến khích và bảo vệ tư doanh.
  4. Tăng cường kiểm soát quân đội trong bộ máy nhà nước.
  5. Hủy bỏ việc kiểm soát thông tin truyền thông.
  6. Mở được dây đối thoại với Đài Loan.

Ngược lại, để giúp Trung Quốc là một quốc gia có trách nhiệm, theo Tác giả thì Hoa Kỳ nên có những nỗ lực thêm như:

  1. Đặt ưu tiên đối với những hành động quốc tế của Trung Quốc.
  2. Tiếp tục sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ tại vùng Đông Á và Tây Thái Bình Dương.
  3. Đừng phô trương sức mạnh của quân đội Hoa Kỳ một cách quá đáng.
  4. Đừng xây dựng Nhật Bản trở thành một thế lực quân sự mạnh trong vùng.
  5. Tiếp tục đeo đuổi vấn đề Trung Quốc – Đài Loan.
  6. Cho Trung Quốc một sự kính nể.
  7. Đừng có phản ứng quá mạnh về sự vươn lên về kinh tế của Trung Quốc.

Tác giả cho rằng ngăn ngừa chiến tranh với một Trung Quốc đang đi lên là một trong những khó khăn nhất về chính sách đối ngoại mà Hoa Kỳ đang phải đối đầu. Hoa Kỳ có những phức tạp riêng trong nội bộ với những phản ứng khác nhau của các nhóm chính trị về sự vươn lên của Trung Quốc. Hơn thế nữa, chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc không thể tách rời với chính sách đối ngoại toàn cầu. Làm thế nào để chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Iraq, Iran, Bắc Hàn và các quốc gia khác trên thế giới cũng như làm thế nào để sự hợp tác của Hoa Kỳ với những nước khác đạt được mục tiêu là tạo ảnh hưởng đến việc Trung Quốc có vui lòng hợp tác với nước Mỹ hay không. Nhất là hiện nay dân Trung Quốc chăm chỉ theo dõi tin tức thế giới qua những tạp chí và Internet.

Niềm hy vọng tốt nhất cho Hoa Kỳ là lãnh đạo Bắc Kinh giải quyết những vấn đề nội bộ của họ và họ có khả năng đương đầu với quốc tế một cách có nhiều trách nhiệm hơn.

Sự nhận định khách quan về Trung Quốc qua sự mỏng manh trong nội địa của một cường quốc đang đi lên này sẽ giúp chúng ta tránh khỏi những lỗi lầm có thể đưa đến một cuộc chạm trán: phản ứng quá độ trước sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, giảm thiểu sự hiện diện về quân sự của Hoa Kỳ tại Á châu, tránh sự xúc phạm đến thành phần quần chúng có tinh thần yêu nước cao độ bằng cách vỗ ngực xưng tên, và không biết cách uyển chuyển quan hệ với Nhật và Đài Loan. Niềm hy vọng tốt nhất cho Hoa Kỳ là lãnh đạo Bắc Kinh giải quyết những vấn đề nội bộ của họ và họ có khả năng đương đầu với quốc tế một cách có nhiều trách nhiệm hơn. Chuyện này sẽ không thể tự động xảy ra. Sự trù phú và phát triển tại Trung Quốc có thể làm cho giới lãnh đạo cảm thấy bấp bênh về mặt chính trị. Vì thế những lời nói và hành động của Hoa Kỳ sẽ đóng vai trò then chốt.

Phương pháp Hoa Kỳ đáp ứng với sự vươn lên của Trung Quốc có thể giúp tăng cường ý thức của họ hay làm gia tăng sự bốc đồng của họ. Nếu ý thức thắng thì Hoa Kỳ có thể mong rằng Trung Quốc sẽ dùng sức mạnh đang lên và tầm ảnh hưởng của họ vào những nỗ lực chung để bảo vệ hòa bình, giảm tình trạng nghèo đói, chống khủng bố, giữ ổn định và làm chậm lại mức độ hâm nóng toàn cầu (global warming). Một số người Trung Quốc chủ quan tin rằng một ngày nào đó quan hệ của Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể trở thành gần gủi như tinh thần đồng minh giữa Hoa Kỳ và Anh Quốc: Trung Quốc dẫn đầu ở Á châu và Hoa Kỳ sẽ dẫn đầu thế giới. Cho đến khi nào Trung Quốc còn là một nước cộng sản, hiện tượng hoàn hảo kể trên khó có thể trở thành sự thật. Hoa Kỳ cũng mong muốn Nhật, Nga và Ấn Độ là những cường quốc của Á châu, cùng ở vị thế lãnh đạo với Trung Quốc. Nhưng viễn ảnh về sự cộng tác mà cả Hoa Kỳ lẫn Trung Quốc sẽ chia xẻ trách nhiệm trong vùng cũng như toàn cầu có thể thực hiện được, nếu Hoa Kỳ có sự khôn ngoan để hiểu biết về sự mong manh của Trung Quốc và đồng thời đủ trưởng thành để không tự đi theo đường riêng của mình. [40]

Lý Thái Hùng
Viết xong ngày 6 tháng 9 năm 2010.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng bí thư đảng CSVN kiêm chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận chung Đại hội đồng LHQ khóa 79, hôm 22/09/2024. Ảnh: AP

Tô Lâm ở Mỹ: đừng hy vọng để rồi thất vọng!

Trong chuyến đi Hoa Kỳ, ông Tô Lâm đọc những bài diễn văn soạn sẵn đầy những hình ảnh và từ ngữ lung linh về “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” về “kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại,” nhưng đằng sau đó là gì?

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.