Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dù biết rằng Đức Phật dạy đời người đều trải qua bốn giai đoạn sinh, lão, bệnh, tử một trong bốn nguyên lý căn bản của Tứ Diệu Đế; nhưng khi nghe tin Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang viên tịch, không một ai mà không bùi ngùi xúc động. Dẫu biết rằng Ngài đã ra đi bình an trong những lời kinh A Di Đà của các Chư Tôn Đức thuộc Hội Đồng Lưỡng Viện (Viện Tăng Thống và Viện Hóa Đạo) của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; nhưng không một ai mà không cảm thấy một sự mất lớn lao cho Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất nói riêng và cho dân tộc Việt Nam nói chung.

JPEG - 54.9 kb
Đức Đệ Tứ Tăng Thống Thích Huyền Quang.

Đức Đệ Tứ Tăng Thống sinh năm 1920 tại Huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Định. Quê hương của giòng dõi Quang Trung Nguyễn Huệ và là nơi đào tạo nhiều nhân tài cho đất nước. Ngài đi tu năm 12 tuổi và Thọ Sa Di Giới năm 15 tuổi, trẻ nhất và cũng xuất chúng nhất (thủ khoa) trong hàng tập chúng vào lúc đó. Do tư chất đặc biệt, Ngài đã được miễn tuổi để thọ Tam đàn Cụ túc và Bồ tát giới năm 17 tuổi và đậu thủ khoa.

Mặc dù rời bỏ thế tục để chọn con đường phục vụ đạo pháp; nhưng khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ vào tháng 8 năm 1945, Đức Đệ Tứ Tăng Thống đã tham gia kháng chiến ở Liên khu 5. Đến đầu năm 1951, Ngài đã chống lại những thao túng của Việt Minh và bị bắt giữ đến tháng 6 năm 1954 mới được thả, một tháng trước khi Việt Nam bị chia đôi theo Hiệp định Genève do sự cấu kết của Việt Minh, tức Cộng sản Việt Nam, và Pháp. Sau khi ra khỏi tù, Ngài trở lại con đường đạo pháp và trở thành một nhà giáo dục uyên bác. Từ năm 1955 trở đi, Ngài đã làm giám đốc Phật học đường Trung Phần, Nha Trang, đồng thời khai sáng Tu Viện Nguyên Thiều, và làm Giám Viện Phật Học Viện Nguyên Thiều nhằm đào tạo những tăng tài cho Giáo hội và cho đất nước. Chính những cơ sở giáo dục do Ngài sáng lập và lãnh đạo, đã đào tạo rất nhiều Chư Tôn Đức hiện đang nắm giữ những vị trí lãnh đạo trong Giáo Hội. Song song với công tác giáo dục, từ năm 1960 đến năm 1975, Ngài đã tham gia vào nỗ lực tổ chức và xây dựng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, cũng như phát triển mối quan hệ của Giáo Hội trong Cộng đồng Phật Giáo Thế Giới.

Khi đất nước bị nhuộn đỏ bởi chủ nghĩa Cộng sản vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, Ngài cũng như hàng triệu người Việt Nam khác đã bước vào một thời kỳ đen tối nhất mà chính Ngài đã thốt lên câu nói rất thương tâm: “Tôi là người sống không nhà, đi không đường, chết không mồ, tù không tội”. Nhưng với trái tim Bồ Tát và tinh thần Vô Úy của Phật Giáo, Ngài đã không đầu hàng nghịch cảnh và cương quyết đấu tranh chống lại cái ác của chế độ cường quyền Cộng sản Việt Nam ngay từ trong lao tù Cộng sản. Suốt trong 33 năm qua (1975-2008), Đức Đệ Tứ Tăng Thống cùng với Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đã như hai trụ chống vững chắc, giữ vững Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất không bị hoen ố trước những cám dỗ và phá hoại của tập đoàn vô thần Cộng sản Việt Nam.

JPEG - 22.6 kb
Đức Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu.

Điều đã trở thành lịch sử hào hùng nhất của Giáo Hội trong 33 năm qua, mà Đức Đệ Tứ Tăng Thống đã để lại cho hậu thế chính là hành động can đảm của Ngài khi cương quyết chống lệnh ngăn cấm của Hà Nội không cho Ngài ra Huế dự đám tang của Đức Đệ Tam Tăng Thống Thích Đôn Hậu viên tịch vào ngày 23 tháng 4 năm 1992. Ngài tuyên bố: “Nếu chính quyền Quảng Ngãi ngăn cấm tôi ra Huế dự tang lễ, tôi sẽ tuyệt thực vô thời hạn, và sẵn sàng cúng dường thân này lên Chư Phật và tạ lỗi với Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, bởi vì tôi đã không làm tròn nhiệm vụ mà Hòa Thượng giao phó”. Sau hai ngày tuyệt thực, Cộng sản Việt Nam đã phải để cho Ngài ra Huế. Khi ra Huế, Ngài đã nhận ấn tín của Giáo Hội và di chúc của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu để kế tục lãnh đạo Giáo Hội. Trước kim quan của Cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Ngài đã dâng lời hứa rằng dầu có muôn ngàn khó khăn, nhưng sẽ vận động đòi hỏi nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam phải để cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phục hồi quyền sinh hoạt như trước năm 1975.

JPEG - 6.2 kb

Mặc dù cho đến nay, Ngài chưa thực hiện được lời hứa; nhưng với ý chí đấu tranh kiên cường và tấm lòng Từ Bi Hỉ Xã của Ngài, đã phần nào cảm hóa những con người cộng sản. Ngày 2 tháng 4 năm 2003, Thủ tướng Cộng sản Việt Nam Phan Văn Khải đã tiếp Ngài tại Văn phòng chính phủ. Đây là một sự kiện hy hữu trong lịch sử đảng Cộng sản khi một giới chức lãnh đạo cao cấp đón tiếp một tù nhân lương tâm ngay nơi làm việc. Nhưng điều đáng nói là khi Ngài yêu cầu ông Phan Văn Khải giải quyết việc phục hồi quyền sinh hoạt cho Giáo hội Thống Nhất thì ông Khải lại trả lời quanh co, đổ lỗi cho cán bộ thừa hành và tuyên bố: “Chúng tôi cũng biết có sai lầm, xin Hòa Thượng từ bi hoan hỷ”. Chúng ta không tin vào những điều hứa hẹn của lãnh đạo Hà Nội; nhưng ít ra, lời xác nhận có sai lầm của ông Khải đối với Giáo Hội trước mặt Ngài Huyền Quang đã là một chứng tích khẳng định công cuộc đấu tranh của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất dưới sự lãnh đạo của nhị vị Đại Lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Độ là có chính nghĩa.

JPEG - 52.6 kb

Khi cuộc đấu tranh có chính nghĩa thì sớm muộn gì cũng phải thành công. Bởi vì công cuộc vận động đòi phục hồi quyền sinh hoạt của Giáo Hội không thể tách rời công cuộc tranh đấu tranh cho một đất nước tự do dân chủ và tôn trọng nhân quyền, do đó mà cuộc đấu tranh của Giáo hội đã được đông đảo đồng bào và quốc tế ủng hộ tích cực trong suốt 3 thập niên vừa qua. Chính những thành tựu này, cùng với những nỗ lực đấu tranh bền bỉ của Chư Tôn Đức và Phật tử ở trong và ngoài nước, Giáo Hội chắc chắn sẽ phải phục hồi quyền tự do hoạt động công khai trên đất nước Việt Nam, như Ngài Huyền Quang đã tuyên bố cách nay 16 năm.

Nhìn lại những chặng đường đã qua của Đức Đệ Tứ Tăng Thống, chúng ta không thể không xiển dương:

Ngài là một chiến sĩ đấu tranh kiên cường cho sự độc lập của đất nước và cho quyền làm người của mọi người Việt trên một xứ sở có tự do dân chủ, thực sự.

Ngài là một nhà giáo dục uyên bác đã hướng dẫn và đào tạo nhiều thế hệ Tăng, Ni trở thành những chư tôn phẩm đa tài của Giáo Hội.

Ngài là một nhà lãnh đạo tôn giáo xuất chúng, dành hết cuộc đời tổ chức, điều hành và lãnh đạo Giáo Hội vượt qua muôn ngàn nghịch cảnh trong suốt 5 thập niên, kể từ năm 1963 cho đến nay.

Ngài là vị Bồ Tát an trú trong tất cả trái tim yêu nước nồng nàn của mọi người Việt ở trong và ngoài nước.

Lý Thái Hùng
July 09, 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…