Đức vua trầm tưởng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kỷ niệm ngày 17-2-2014 tại Hà Nội

Lý Thái Tổ nhíu đôi mắt lo âu,

Nhìn dõi xuống chân mình… rõ ràng một lũ Tàu.

Bụng ưỡn ẹo, ngoáy mông, ca những lời nhí nhố:

Cha cha cha, cha cha cha, cha cha cha

Cô gái đẹp trên đường phố cất tiếng ca vui trong thời tiết âu sầu(1).

Ông tự hỏi: Sao nảy nòi ra một lũ dân mất gốc,

Ba mươi lăm năm sừng sững mối hận quân cướp nước

sao không biết buồn đau?

Thác Bản Giốc chúng ngoạm luôn một nửa,

Ải Nam Quan đã thuộc về lãnh thổ chúng từ lâu.

Núi Lão Sơn chúng chà đi xát lại, chôn sống cả trăm ngàn anh hùng còn sống sót,

Sáu vạn con em mình ngã xuống để giữ vững biên cương Tổ quốc

nay mồ mả nơi đâu?

Ấy thế mà giữa cái nơi ta đang ngự trị,

Vẫn cứ vang lên những điệu nhạc quay cuồng rên rỉ:

Cha cha cha, cha cha cha, cha cha cha

Cô gái đẹp trên đường phố cất tiếng ca vui trong thời tiết âu sầu”.

Thời tiết Bắc Kinh có lạnh giá thì việc gì đến hồ Gươm mà gào lên thế nhỉ?

Hay Bắc Kinh và Thăng Long… tên đã đổi cho nhau?

Lạnh toát sống lưng, trán đức vua mồ hôi từng giọt rịn,

Lũ vong nô kia hãy làm tờ bẩm báo lên mau!

Cả đám người uốn éo phưỡn bụng nhún mông vẫn không thay đổi

Nhưng từ rất xa vẳng đến bên tai Ngài tiếng gió trình tâu:

“Hoàng thượng anh minh, Người là ánh sao của Thăng Long tự nghìn năm trước,

Ấy thế mà giờ đây, nói ra dạ nát như tươm… chỉ sợ ngài sầu!

Trong lòng hàng triệu người

Ngày mất Hoàng Sa vẫn là ngày quốc hận,

Và ngày họ Đặng xua quân sang biên giới,

triệu trái tim vẫn rỉ máu – ứa gan căm phẫn.

Nhưng khốn thay, chợt nhận được lệnh truyền từ bên kia biên giới đưa sang,

Cái tên Tập gì đó ra sắc chỉ bắt dẹp sạch, dẹp quang,

Lại gửi kèm theo cả một bài ca “Trung Hoa ngáp ngáp”,

Để đám con em ôm nhau trước tượng của ngài

Vửa ngáp vừa ca cho quên hết sự đời

Xáo trộn hết trong đầu ai thù ai bạn.

Thế là một lũ ở tót ngôi cao đành cho vơ vét ngay những đàn lũ con em vong bản,

Và Hoàng thượng thấy không

chúng đang dàn ra trước mặt ngài làm trò mua vui cho thượng quốc,

chúng đang ngáp, chúng đang cười, chúng đang nuốt nỗi đau!”

Đức Lý Thái Tổ trầm ngâm, ngẫm nghĩ rất lâu:

“Thôi thôi được, đành là vậy, chớ làm phiền các Cụ!

Trong lịch sử nước nào và thời nào thì cũng có vài tên lú,

Song đất Việt ngời chói anh linh

Có bao giờ lụn bại được đâu!

Kìa bên kia hồ ngài Lê Thái Tổ đang đăm đăm trông sang như thể gật đầu,

Và phía gò Đống Đa

Chú Ba Thơm chắc cũng sẵn sàng đường gươm lấp lóe.

Cả nhân loại cuối thế kỷ XX đã nổi sóng đùng đùng,

đập tan tành thứ người ngợm nhân danh “vô Tổ quốc”, không con giống cháu dòng,

Thì có sá gì một tên Tập khát máu Tây Tạng Tân Cương,

Một chú Ủn say giết người như thèm cơm bữa.

Và ngay nước mình đây cũng còn cả một đàn sâu

Chúng lổm ngổm ăn hết đất của dân

từ quặng mỏ, biển rừng, ao hồ, đồng lúa.

Mươi năm nữa là cùng Châu Á sẽ vùng lên

giúp chúng đưa nhau tới số.

Những Gadafi, Saddam Hussein chui xuống cống mặt mũi thất thần…

Ta đã nghe trong gió lạnh đầu xuân,

Mùi hương dân chủ đâu đây đang lan tỏa

ngan ngát bay đi.

Khắp địa cầu

Có tiếng gì rộn ràng giữa một trời xuân êm ả”.

18-2-2014
N.H.C.

(1) Phỏng dịch lời trong một điệu vũ nhạc cổ Trung Quốc “Trung Quốc cáp cáp”, được lệnh “cấp trên” cho phổ biến để các “dư luận viên” múa nhảy xập xình trong buổi sáng ngày 17-2-2014 trên quảng trường Lý Thái Tổ ở vườn hoa Chí Linh nhằm ngăn chặn dân chúng mít tinh kỷ niệm ngày mấy chục vạn giặc Tàu do Đặng Tiểu Bình xua xuống đánh chiếm biên giới Việt Nam 35 năm trước: “Cha cha cha, cha cha cha, cha cha cha / Cô gái Trung Quốc xinh đẹp như đóa hoa / Đi trên đường phố cốt nhìn ngó khắp nơi / Cô nương có đôi môi hồng tươi / Chính lúc nàng ngoảnh lại cất tiếng vui tươi cha cha cha / Là lúc tiết trời hoan lạc / Chính lúc nàng ngoảnh lại cất tiếng vui tươi cha cha cha / Là lúc thời tiết âu sầu…

Nguồn: Bauxite Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…