EVFTA & Nhân Quyền – Hội Anh Em Dân Chủ, RSF và Việt Tân vận động các tân Dân Biểu Quốc Hội Âu Châu ở Bruxelles

Từ trái: LS Nguyễn Văn Đài (Hội Anh Em Dân Chủ), anh Trần Đức Tuấn Sơn (Việt Tân), Bà Dân Biểu Maria Arena (Bỉ), tân Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền QHAC nhiệm kỳ 2019-2024, cô Julie Mazerczak (RSF) và anh Vũ Đình Khang (Việt Tân). Ảnh: Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 30 tháng Sáu, 2019 vừa qua các cơ quan báo chí, truyền hình lề phải ồ ạt đi tin Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU-Việt Nam (EVFTA) đã được ký kết tại Hà Nội. Tất cả các bản tin đều viết theo kiểu “mọi chuyện đã xong”, cố ý lờ đi một điều vô cùng quan trọng: Trước khi được áp dụng, EVFTA cần phải được Quốc Hội Âu Châu (QHAC) phê chuẩn. Và các vị Dân Biểu QHAC không giống các vị Dân Biểu Quốc Hội nhà nước CHXNCNVN. Họ có quyền lên tiếng, hành động và bỏ phiếu theo lương tâm và niềm tin của họ, của cử tri mà họ đại diện chứ không phải bắt buộc theo lệnh của đảng hay của bên hành pháp.

Nhiệm kỳ của Quốc Hội Âu Châu khóa 9 (2019-1024) vừa bắt đầu hôm 1 tháng Bảy, 2019. Nhằm cập nhật thông tin cho các dân biểu QHAC về tình hình nhân quyền tại Việt Nam và vận động các dân biểu trước viễn ảnh QHAC sẽ quyết định phê chuẩn hay không EVFTA trong thời gian tới đây, một phái đoàn gồm Hội Anh Em Dân Chủ, Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Việt Tân đã đến trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles trong chuyến vận động 2 ngày, 9 và 10 tháng Bảy, 2019.

Một số dân biểu đã dành cho phái đoàn một khoảng thời gian để lắng nghe và trao đổi tuy rằng, các DB đang còn rất bận rộn với những sinh hoạt nội bộ của Quốc Hội như bầu người chủ tịch quốc hội, thành lập và tuyển chọn các chủ tịch các ủy ban chuyên trách của nhiệm kỳ mới, dự buổi điều trần của tân Chủ Tịch Hội Đồng Âu Châu, v.v.

Phái đoàn Việt Tân trình bày về tình hình vi phạm nhân quyền tại Việt Nam ngày càng gia tăng từ năm 2015 đến nay và chưa có dấu hiệu cải thiện, với những bản án nặng nề đối với các nhà đấu tranh dân chủ như Mục Sư Nguyễn Trung Tôn, các ông Nguyễn Văn Túc, Trương Minh Đức, Lê Đình Lượng…

Luật Sư Nguyễn Văn Đài thuộc Hội Anh Em Dân Chủ đã tường thuật với các vị Dân Biểu những hành vi tra tấn tinh thần và vật chất đối với các TNLT tại Việt Nam, nhằm ngăn cản những người này tái sinh hoạt đấu tranh một khi ra tù, cũng như gây sự sợ hãi trong đầu những người đang tranh đấu và chưa bị bắt. Đặc biệt, LS Đài nêu lên sự kiện các TNLT hiện đang bị hành hạ trong Trạm giam số 6, Nghệ An bằng cách tháo gỡ quạt máy trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ lên tới 40°C.

Dân biểu QHAC Pascal Durand (Pháp - thứ ba từ trái) cùng các thành viên phái đoàn vận động lên án hành vi ngược đãi TNLT tại Trại giam số 6, Nghệ An. Ảnh: Việt Tân
Dân biểu QHAC Pascal Durand (Pháp – thứ ba từ trái) cùng các thành viên phái đoàn vận động lên án hành vi ngược đãi TNLT tại Trại giam số 6, Nghệ An. Ảnh: Việt Tân

DB Pascal Durand, thuộc Đảng Cộng Hòa Tiến Bước của Tổng Thống Pháp Emmanuel Macron, là người đầu tiên tiếp đón phái đoàn. Đây là nhiệm kỳ thứ nhì của DB Pascal Durand, một người từng lên tiếng đòi hỏi nhân quyền cho Việt Nam. Tháng Chín, 2018, cùng với 31 vị Dân Biểu khác, Pascal Durand đã đồng ký tên thư kêu gọi nhà cầm quyền CSVN phải tuân thủ Công Ước Quốc Tế về Quyền Dân Sự và Chính Trị, trả tự do cho các TNLT, xem xét lại Luật An Ninh Mạng… db Pascal Durand tuyên bố ông sẽ tiếp tục quan sát tình hình nhân quyền tại Việt Nam, đặc biệt sẽ xem Hà Nội có thật sự giữ các cam kết với cộng đồng quốc tế, đặc biệt các Công Ước 87 và 98 của Tổ Chức Lao Động Quốc Tế ILO.

Từ trái: LS Nguyễn Văn Đài (Hội Anh Em Dân Chủ), anh Trần Đức Tuấn Sơn (Việt Tân), Bà Dân Biểu Maria Arena (Bỉ), tân Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền QHAC nhiệm kỳ 2019-2024, cô Julie Mazerczak (RSF) và anh Vũ Đình Khang (Việt Tân). Ảnh: Việt Tân
Từ trái: LS Nguyễn Văn Đài (Hội Anh Em Dân Chủ), anh Trần Đức Tuấn Sơn (Việt Tân), Bà Dân Biểu Maria Arena (Bỉ), tân Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Quyền QHAC nhiệm kỳ 2019-2024, cô Julie Mazerczak (RSF) và anh Vũ Đình Khang (Việt Tân). Ảnh: Việt Tân

DB Maria Arena, thuộc Đảng Xã Hội Vương Quốc Bỉ, cũng vừa tái đắc cử. Trước đây là thành viên Ủy Ban Nhân Quyền của Quốc Hội Âu Châu, ở nhiệm kỳ mới (2019-2014), bà DB Maria Arena được chọn vào chức vị chủ tịch của ủy ban nầy. Bà DB Arena đã nhiều lần lên tiếng chống lại EVFTA vì CSVN đã gia tăng đàn áp đối kháng từ năm 2016.

Theo DB Arena, dư luận quần chúng Âu Châu đang có xu hướng chống lại các hiệp định thương mại và các tân dân biểu cũng có thể đi theo xu hướng này. Vì vậy, nếu Hiệp Định Tự Do Thương Mại EU-Việt Nam được mang ra phê chuẩn lúc nầy thì chưa chắc được thông qua. Bà Arena khuyến khích các nhóm Việt Nam tranh đấu cho nhân quyền cũng như các NGO quốc tế tiếp tục đi gặp các tân dân biểu QHAC để trình bày với họ về những gì đang xảy ra tại Việt Nam trên mặt tự do ngôn luận, tự do chính trị.

Với tư cách là chủ tịch Ủy Ban Nhân Quyền của QHAC, bà DB Arena đã yêu cầu có sự trao đổi trực tiếp và thường xuyên với 4 đại sứ EU, trong đó có Đại Sứ EU tại Việt Nam. Trong buổi trao đổi, cô Julie Mazerczak cũng bày tỏ sự quan tâm của tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (Reporters sans frontières – RSF) về Luật An Ninh Mạng. Năm 2019, Việt Nam bị xếp hạng 176 trên 180 quốc gia trong phạm vi tự do báo chí của RSF. Nhiều bloggers và ký giả độc lập đang bị lãnh các án tù nặng nề chỉ vì đã hành xử quyền tự do thông tin của họ.

Bà DB Anna Cavazinni (Đức, thứ hai từ trái) cùng lên án Trại giam số 6, Nghệ An ngược đãi tù nhân lương tâm. Ảnh: Việt Tân
Bà DB Anna Cavazinni (Đức, thứ hai từ trái) cùng lên án Trại giam số 6, Nghệ An ngược đãi tù nhân lương tâm. Ảnh: Việt Tân

Dân Biểu Anna Cavazinni, thuộc Đảng Xanh ở Đức, lần đầu tiên đắc cử vào QHAC. Bà Cavazinni cho biết sẽ có một phái đoàn thuộc Ủy Ban Thương Mại của QHAC thăm viếng Việt Nam vào tháng Mười năm nay. Theo DB Cavazinni, đây là cơ hội tốt để phái đoàn QHAC có thể gặp gỡ những người lao động, những nhà hoạt động dân chủ để có được những thông tin trực tiếp về tình hình nhân quyền tại Việt Nam. Phái đoàn Việt Tân gợi ý với DB Cavazinni là phái đoàn đó của QHAC cần phải đòi hỏi mạnh mẽ để được tiếp xúc các nhà đối kháng và các nhà hoạt động cho giới lao động mà không có sự hiện diện của an ninh và quan chức CSVN.

DB Miapetra Kumpula-Natri, thuộc Đảng Xã Hội ở Phần Lan và là Phó Chủ Tịch Ủy Ban Mậu Dịch Quốc Tế, đã từng đồng ký tên thư ngỏ đến chủ tịch Hội Đồng Âu Châu vào tháng Sáu, 2019 nói lên quan điểm bất đồng của bà đối với việc ký kết EVFTA trong bối cảnh vi phạm nhân quyền hiện nay tại Việt Nam. Bà DB Kumpula-Natri khuyên phái đoàn tiếp tục công việc vận động các dân biểu, đặc biệt bên cánh hữu của QHAC để thông tin về những vi phạm nhân quyền hiện nay tại Việt Nam.

Cô Julie Mazerczak (tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới) và anh Trần Đức Tuấn Sơn (Việt Tân) lên án Trại giam số 6, Nghệ An ngược đãi các tù nhân lương tâm trong trụ sở Quốc Hội Âu Châu. Ảnh: Việt Tân
Cô Julie Mazerczak (tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới) và anh Trần Đức Tuấn Sơn (Việt Tân) lên án Trại giam số 6, Nghệ An ngược đãi các tù nhân lương tâm trong trụ sở Quốc Hội Âu Châu. Ảnh: Việt Tân

Vì thời gian eo hẹp, DB Đảng Xã Hội Ismael Ertug nhận tài liệu và hẹn gặp phái đoàn vận động tại văn phòng địa phương của ông ở Đức. Cũng vì trùng với buổi điều trần bà Ursula von der Leyen, tân Chủ Tịch Hội Đồng Âu Châu, diễn ra suốt ngày 10 tháng Bảy, các vị DB Joachim Schuster (Đức) và Frédérique Ries (Bỉ) đã cử các phụ tá đại diện họ đứng ra tiếp đón và trao đổi với phái đoàn.

Do các tân dân biểu chưa nhận được văn phòng chính thức của mình nên các buổi trao đổi diễn ra ở những nơi công cộng trong trụ sở Quốc Hội Âu Châu tại Bruxelles.

Paris, 10 tháng Bảy, 2019

Trần Đức Tuấn Sơn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.