Già nửa nhiệm kỳ, ông Trọng ‘chống tham nhũng’ tới đâu?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Kể từ chủ trương “việc cần làm ngay” vào giữa năm 2016 và “lò đã nóng lên rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy” vào giữa năm 2017 của ông Nguyễn Phú Trọng, có thể so sánh những kết quả nào của “người đốt lò vĩ đại” ở Việt Nam với tác giả “đả hổ diệt ruồi” ở Trung Quốc?

Cuộc chiến hai giai đoạn

Có ít nhất một điểm chung giữa ông Nguyễn Phú Trọng và ông Tập Cận Bình: Cả hai đều chọn “chống tham nhũng” là sách lược cơ bản trong trung hạn và có thể cả dài hạn.

Nhưng có một sự khác biệt cơ bản: Ông Tập Cận Bình đã chọn “chống tham nhũng” ngay vào thời kỳ đầu tiên chấp nhiệm của mình, trong khi ông Nguyễn Phú Trọng chỉ dám bước vào con đường này khi ông ta đã ngồi ghế tổng bí thư đến sáu năm.

Nhìn lại, có thể nhận rõ là giai đoạn “chống tham nhũng” đầu tiên của ông Nguyễn Phú Trọng – có thể được tạm đặt cái tên là “Việc cần làm ngay” – đã mất một khoảng thời gian gần một năm rưỡi, từ Tháng Sáu, 2016, đến Tháng Mười Một, 2017, khá lặng lẽ, và chủ yếu là hô hào về chủ trương mà thiếu hẳn hành động cụ thể và quyết liệt. Chẳng khác gì một kẻ bất lực.

Chỉ sau Hội Nghị Trung Ương 6 vào Tháng Mười, 2017, mà đã bị nhiều cựu thần và cách mạng lão thành lên tiếng chỉ trích về não trạng “đập chuột sợ vỡ bình,” “nói không đi đôi với làm” và “nhát gan,” ông Nguyễn Phú Trọng mới có hành động đột biến chỉ đạo bắt giam, khởi tố, truy tố và xét xử 31 năm tù giam đối với ông Đinh La Thăng vào Tháng Mười Hai, 2017. Thời điểm đó cũng có thể được xem là mốc khởi đầu cho giai đoạn 2 của chiến dịch “chống tham nhũng,” mang tên “Đốt lò.”

Chẳng bao lâu sau vụ bắt ông Đinh La Thăng, ông Trọng đã dần có tên tuổi trên báo quốc tế. Chính những tờ trong khu vực Đông Nam Á như Asia Times, The Diplomat và một số tờ khác đã viết về chiến dịch “đốt lò” của ông Trọng, thậm chí còn nhắc lại biệt hiệu mà Đài Tiếng Nói Việt Nam đặt cho ông Trọng là “Người đốt lò vĩ đại” cùng những biệt hiệu khác như là “Minh quân,” “Sĩ phu Bắc Hà” hay là “Bậc nhân kiệt thế thiên hành đạo” – những danh xưng ngút trời không văn tự.

Một cách “hữu xạ tự nhiên hương,” vào thời gian trên cái tên Nguyễn Phú Trọng đã trở nên nổi tiếng, khiến việc ông phải chỉ đạo cho Bộ Ngoại Giao làm dịch vụ quảng cáo trên tờ Le Monde về chuyến công du của mình đến Pháp vào Tháng Ba, 2018, trở nên thừa thãi và tốn thuế dân một cách vô ích.

Nhưng nếu chiến dịch “chống tham nhũng” của ông Trọng có hai tên gọi thì cũng có hai giai đoạn bị chùn xuống một cách bất ngờ và khó hiểu: Khoảng thời gian sau Hội Nghị Trung Ương 5 – từ Tháng Sáu đến Tháng Mười, 2017, và khoảng thời gian gần Hội Nghị Trung Ương 7, tức là Tháng Năm, 2018.

Tại Hội Nghị Trung Ương 7 đã không có bất kỳ xử lý một quan chức nào cả, thậm chí là kết quả này còn tệ hơn cả Hội Nghị Trung Ương 6 vào Tháng Mười, 2017, khi hội nghị này còn kỷ luật và loại khỏi Ban Chấp Hành Trung Ương nhân vật bí thư của Đà Nẵng là Nguyễn Xuân Anh.

Một cách khách quan, ông Nguyễn Phú Trọng là tổng bí thư đầu tiên từ trước đến nay trong lịch sử đảng CSVN đã xử lý quan chức tham nhũng nhiều đến thế trong một thời gian tương đối ngắn.

Tuy nhiên, ở những đời tổng bí thư trước tỷ lệ tham nhũng chỉ bằng khoảng 1/10 cho tới 1/100 mức độ tham nhũng hiện nay ở Việt Nam. Do đó việc ông Trọng bắt buộc phải xử tham nhũng là đương nhiên, ứng với đòi hỏi ông Trọng phải gầy dựng một cơ chế và một lý do tồn tại cho ông ta và cho đảng của ông ta, cũng giống như là ông Tập Cận Bình với chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” ở Trung Quốc từ năm 2012 cho tới nay.

Tập và Trọng

Không phải là nhân vật có nhiều phát ngôn nổi bật và ưa trích dẫn kinh viện Mác-Lê như Nguyễn Phú Trọng, ông Tập Cận Bình đã tỏ ra là người thích hành động, hành động thâm trầm và bất ngờ hơn là nói và khoa trương thành tích.

Vào năm 2015 – thời điểm đã đi được hơn phân nửa thời gian của nhiệm kỳ năm năm trên cái ghế chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tập Cận Bình đã tạo nên một cuộc “cách mạng văn hóa” long trời lở đất lần thứ hai kể từ thời ông Mao Trạch Đông vào những năm 1960 của thế kỷ 20.

Chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” của ông Tập về thực chất có thể được xem là xứng đáng với tên gọi đó, hàng loạt “hổ” như Bạc Hy Lai – bí thư Trùng Khánh, Chu Vĩnh Khang – bộ trưởng công an, Từ Tài Hậu – phó bí thư quân ủy trung ương, tất cả đều là ủy viên Bộ Chính Trị, đều bị xử thẳng tay và phải mang án tù nhiều năm.

Cùng khoảng thời gian trên, bão tố gầm thét trên nhiều tỉnh thành của Trung Quốc. Ông Vương Kỳ Sơn – chủ nhiệm Ủy Ban Kiểm Tra Kỷ Luật Trung Ương Đảng, một người cứng rắn, lạnh lùng, ít nói và có lẽ không thiếu tàn nhẫn, được xem là cánh tay mặt của ông Tập Cận Bình, đã thả sức “diệt ruồi.”

Còn ở Việt Nam, dù thời gian đã trôi nhanh qua già nửa nhiệm kỳ, “người em” Nguyễn Phú Trọng dù có năm sinh trước “ông anh” Tập gần một chục năm và thâm niên làm tổng bí thư đảng hơn “ông anh” Tập cả năm, lại vẫn chưa đạt được những kết quả mang tính thực chất và khiến người ta có thể tin kết quả đó là bền vững, cho dù ông Trọng đã nắm được vai trò bí thư quân ủy trung ương từ trước và sau đại hội 12 của đảng CSVN vào đầu năm 2016, và thậm chí còn “tự cơ cấu” vào Đảng Ủy Công An Trung Ương vào cuối năm đó.

Dù mục đích thật sự của ông Tập Cận Bình là hoặc chống tham nhũng, hoặc thanh trừng phe phái hay tập quyền cá nhân, hoặc cả hai hay ba mục tiêu này vẫn nằm trong diện tranh cãi của giới phân tích chính trị cho tới nay, hàng triệu quan chức bậc trung và thấp đã bị xử lý dưới nhiều hình thức.

Còn thành tích “diệt hổ” đáng kể nhất của ông Nguyễn Phú Trọng đến giờ phút này mới chỉ là ông Đinh La Thăng – một ủy viên Bộ Chính Trị kiêm Bí Thư Thành Ủy TP.HCM – trường hợp có thể được xem là tương đương với Bạc Hy Lai ở Trung Quốc.

Sát đại hội đảng Cộng Sản lần thứ 19 vào cuối năm 2017, dường như ông Tập Cận Bình đã hoàn thành giai đoạn đầu tiên của chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” cùng những mục đích cá nhân lớn lao của ông ta. Đến lúc đó, ông Tập không chỉ trở thành chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, trở thành một cách thực chất chứ không phải dựa vào hơi hám của chủ nghĩa hình thức, mà còn được ghi tên mình vào Điều Lệ Đảng Cộng Sản Trung Quốc tại đại hội 19 với “tư tưởng Tập” – sánh ngang với “tư tưởng Mao” của hơn nửa thế kỷ trước.

Kết quả đồ sộ của chiến dịch “đả hổ diệt ruồi” kéo dài suốt năm năm – từ 2012 đến 2017 – đã mang lại cho ông Tập Cận Bình một thứ quyền uy bá chủ thiên hạ: tại đại hội 19, thậm chí hiến pháp Trung Quốc còn phải sửa đổi theo cách sẽ không còn ai bàn về giới hạn nhiệm kỳ của chủ tịch nước. Một cách đương nhiên, ông Tập Cận Bình có thể trở thành “hoàng đế” suốt đời!

Nhưng cho đến cuối năm 2017, thành tích “diệt ruồi” của ông Nguyễn Phú Trọng vẫn ấn tượng đến mức các cơ quan tư pháp Việt Nam “chỉ phát hiện năm trường hợp kê khai không trung thực trong số hơn 1 triệu công chức kê khai tài sản.” Và đến giữa năm 2018, chỉ lẻ tẻ một số quan chức bậc trung và thấp ở địa phương bị xử lý không thật nghiêm khắc, trong khi vẫn phổ biến không khí “trên nóng dưới lạnh” ở rất nhiều tỉnh thành.

Cũng khác hẳn với chiến dịch “Săn cáo” được Trung Quốc tổ chức khá hiệu quả mà đã lôi về hàng trăm quan chức tham nhũng lẩn trốn ở nhiều quốc gia trên thế giới, chính trường Việt Nam vẫn còn nguyên thời kỳ ồ ạt quan chức “ra đi tìm đường cứu nước,” mang theo một khối tài sản và ngoại tệ khổng lồ mà gần như không bị đảng và các cơ quan thừa hành pháp luật chế tài.

Những cái tên Trịnh Xuân Thanh, Lê Chung Dũng, Vũ Đình Duy… chỉ là phần chóp nổi của một tảng băng còn phần lớn thể tích chìm sâu trong rác rến cặn bã nhân loại. Còn vô số quan chức, với không hiếm trong số đó được ông Nguyễn Phú Trọng nhẵn mặt, đang bị người đời xem là “nền chính trị quái vật nhiều đầu hiếp dâm nền kinh tế dân sinh chỉ còn một cái đầu để thở.”

Nguồn: Người Việt

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”

Ngày 30 Tháng Tư, người Việt ở hải ngoại gọi là ngày mất nước, ngày quốc hận. Ảnh minh họa: David McNew/Getty Images

Không cần hòa giải, cần đấu tranh!

Bốn mươi chín năm đã đủ lâu để những người có suy nghĩ đều nhận ra sự thật không ai là “bên thắng cuộc,” cả dân tộc là nạn nhân trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn. Gần nửa triệu thanh niên miền Bắc, 280.000 thanh niên miền Nam bỏ mạng, 2 triệu thường dân vô tội chết trong binh lửa – đó là cái giá máu mà dân tộc này đã phải trả cho cái gọi là công cuộc “giải phóng miền Nam.”

Nhà thờ Đức Bà ngay trung tâm Sài Gòn, một thành phố từng được mệnh danh là Hòn ngọc Viễn Đông. Ảnh minh họa: Chris Jackson/ Getty Images

Tựa vào di sản miền Nam tự do, tôi chọn đứng thẳng

Ba Mươi Tháng Tư, cứ đến gần ngày này là trái tim người miền Nam lại nhói đau. Tôi là một người thế hệ 8x, tuy chưa từng trực tiếp chứng kiến cuộc chiến “nồi da xáo thịt” của đất nước giai đoạn trước 1975, nhưng gia đình tôi, tồn tại hai dòng tư tưởng quốc gia và cộng sản, và ông bà tôi, cậu, dì tôi là những nhân chứng sống cho giai đoạn lịch sử này.