Giải Thoát Khỏi Cái Đói

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ðầu thập niên 1980, tôi tham dự một nhóm công dân người Canada tranh đấu cho nhân quyền, họ đang vận động chính phủ Canada can thiệp đòi Cộng Sản trả tự do cho nhà văn Doãn Quốc Sĩ ở Việt Nam. Tôi đã kể chuyện về Doãn Quốc Sĩ cho những bạn trẻ này nghe, về con người, về các sáng tác của ông.

JPEG - 27.6 kb
Nhà văn Doãn Quốc Sĩ.

Một người trong nhóm yêu cầu tôi giới thiệu một tác phẩm ngắn của Doãn Quốc Sĩ để giúp anh hiểu thêm về con người mà anh đã vận động, tranh đấu đòi trả tự do từ mấy năm qua. Tôi đã chọn truyện ngắn “Chiếc chiếu hoa cạp điều.” Người Việt nào mà không biết truyện này? Cảnh chạy loạn trong đó là cảnh mà tôi đã sống qua khi còn nhỏ. Nhân vật người mẹ trong đó có đủ những sức mạnh và những lúc mềm yếu không khác gì mẹ tôi. Anh bạn người Canada gốc Bỉ, nói tiếng Pháp, ngồi nghe tôi dịch từng câu trong truyện ngắn đó. Ðến một chỗ anh tỏ vẻ không hài lòng.

Ðó là chỗ nhà giáo Doãn Quốc Sĩ bàn về chính trị. Ông nói đại ý là người ta đang sống giữa một cuộc tranh chấp giữa hai ý thức hệ, tư bản và Cộng Sản, mà ông thấy cả hai đều hỏng. Tư bản thì chỉ vụ lợi, lấy cái lợi để nhử con người. Cộng Sản thì tìm cách kiểm soát con người bằng mọi phương tiện. Câu văn của Doãn Quốc Sĩ khiến anh bạn tôi không tin là khi nhà văn nói chế độ Cộng Sản đưa con người vào cảnh đói khát để dễ kiểm soát người ta hơn. Anh Warrot không thể tin là có một chế độ đưa con người vào cảnh đói khổ. Giống như phần lớn các thanh niên cấp tiến Tây phương, anh biết chế độ Cộng Sản là độc tài, đàn áp dân, xâm phạm nhân quyền, nhưng anh vẫn cho là họ chỉ lầm lẫn về chính sách cai trị chứ không dùng kinh tế nghèo đói làm lợi khí cai trị. Tôi chỉ có thể giải thích với anh rằng Doãn Quốc Sĩ chỉ viết theo kinh nghiệm sống của ông. Mà tôi biết, Doãn Quốc Sĩ là một người hiền hòa, chính trực, không bao giờ bịa đặt để nói xấu người khác.

JPEG - 60.6 kb

Trong lúc chúng tôi đang bàn cãi nhau về văn chương như vậy, thì nhà văn Doãn Quốc Sĩ hay nhà báo Như Phong ở trong trại cải tạo đang ngồi thiền và nhịn đói. Trong những cái nhà tù đó, quả thật người ta dùng cái đói, cái thiếu thốn, thèm khát kéo dài nhiều tháng, nhiều năm, để biến con người thành nô lệ cho những nhu cầu căn bản của thân xác: ăn, ngủ. Hơn thế nữa, họ muốn giản lược hóa con người vào tình trạng như muông thú chỉ biết sống theo bản năng sinh tồn. Những người như Doãn Quốc Sĩ, Như Phong, Thanh Tâm Tuyền, Hà Thượng Nhân, vẫn sống thản nhiên, đĩnh đạc, giữ vững tư cách của bậc đại trượng phu “bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất” vì nhờ họ đã được giáo dục trong nền nếp đạo lý truyền thống của ông bà từ nhiều thế hệ trước.

JPEG - 8.8 kb

Những ông Stalin, ông Mao Trạch Ðông, và đệ tử của họ là ông Hồ Chí Minh dùng chế độ hộ khẩu, tem phiếu để kiểm soát miếng ăn của người dân bị trị, họ biết đó là một phương pháp kiểm soát con người rất có hiệu quả. Khi miếng ăn đã là mối quan tâm hàng ngày lớn nhất, khi mọi người phấn đấu suốt ngày đêm, suốt cuộc đời để được ăn một miếng thịt nhiều hơn nhà hàng xóm, thì “bảo quỳ nó sẽ quỳ, bảo bò nó sẽ bò,” như lời một anh quản giáo nói. Người dân bị trị sẽ không ngần ngại hô to các khẩu hiệu “tiến tới xã hội xã hội chủ nghĩa” hay là “yêu nước là yêu Chủ Nghĩa Xã Hội” miễn là được thưởng một miếng thịt. Vừa được ăn thịt, lại vừa tin tưởng rằng mình đang xây dựng một thiên đường cho cả nhân loại, ai chẳng sẵn sàng hy sinh và hết lòng tuân phục theo lãnh đạo? Giống như con chó thuần phục ông bà chủ cho mình miếng xương, những con người phải nhịn đói lâu ngày cũng biết ơn những kẻ đã cho mình được ăn no bụng. Nhờ ơn Bác, nhờ ơn Ðảng mới có mớ rau muống, mới có miếng thịt gà!

Ngày xưa Machiavelli dậy các ông hoàng hai phương pháp trị dân: Hoặc làm cho chúng nó sợ, hoặc làm sao được chúng nó yêu. Cách thứ nhất dễ hơn và hiệu quả chắc chắn hơn. Các lãnh tụ Cộng Sản sáng tạo thêm một phương pháp thứ ba: Ðể cho chúng nó đói. Ðó là cách chắc chắn nhất. Nếu không sống trong chế độ như vậy thì khó tin đó là sự thật.

Trong đám cộng sản ở Á Châu, chỉ còn ông Kim Chính Nhật vẫn trung thành với Stalin, Mao Trạch Ðông. Guồng máy cai trị của bố con ông Kim là kiểu mẫu hoàn hảo, đưa phương pháp của Xít và Mao đến mức tuyệt kỹ. Hồ Chí Minh hay Pol Pot cũng không tài như vậy.

Nhưng ông Xít cũng như ông Mao không ngờ phương pháp trị dân của họ còn tạo được hậu quả lâu dài, chính nó giúp các đảng Cộng Sản Á Châu bảo vệ được quyền hành ngay cả khi chính cán bộ Cộng Sản không còn tin ở chủ nghĩa của họ nữa. Có ông bà nào trong Bộ Chính Trị đảng Cộng Sản Trung Quốc và Việt Nam còn tin ở Chủ Nghĩa Xã Hội hay không? Họ không tin, nhưng vẫn nhân danh các khẩu hiệu cũ nát đó để cai trị. Và điều thần tình là ngay cả khi họ tháo gỡ guồng máy kiểm soát bằng tem phiếu rồi, dân bắt đầu được tự do kiếm miếng ăn ngoài biên chế, nhưng nhiều người vẫn cúi đầu chấp nhận sống như con thú nuôi trong chuồng! Guồng máy cai trị đã được thiết lập kiên cố, người dân được tập sống trong đó quen rồi, họ được tự do kiếm miếng thịt ăn thì chỉ biết cắm cúi lo ăn cho sướng. Sau khi đã phải nhịn đói cả đời, được ăn là thỏa mãn, ai còn muốn suy nghĩ đến những vấn đề khác? Thói quen thần phục nó giam giữ con người, bỏ ngay không được, giống như những con gà được nuôi trong chuồng đã quen, cứ đến tối lại tìm về nằm trong chuồng vậy.

Các chế độ Cộng Sản Á Châu vẫn tồn tại được sau khi đã thay đổi guồng máy kinh tế chỉ huy từ hai chục năm nay, cũng là nhờ chính sách cai trị kiểu Xít và Mao đã tập cho dân thói quen vâng lời, giống như những con thú đã được thuần hóa. Cho nên, mối đe dọa duy nhất cho các chế độ này là những người dân còn trẻ quá, từ lúc lớn lên không được nuôi nấng theo phương pháp cũ. Thế hệ trẻ này bắt đầu “hư” vì suy nghĩ theo lối khác với cha anh họ.

JPEG - 43 kb

Hồi đầu thập niên 1990, khi qua các nước Ðông Âu, tôi vẫn còn gặp những thanh niên suy nghĩ theo lối “gà về chuồng.” Có những chị sinh viên 30 tuổi được đảng và nhà nước cho du học hay đi làm lao động ở nước ngoài thì coi đó là một ân huệ mà đảng và nhà nước dành cho mình. Nhờ cha mẹ mình và chính mình “phấn đấu” cho nên được tưởng thưởng xứng đáng. Họ thấy những sinh viên hay thanh niên lao động khác có ý tưởng khác với chính sách của đảng thì họ coi đó là những phường bội bạc! Có những người chỉ trích Hà Sĩ Phu, coi là một người phản bội vì anh tuyên bố chia tay với chủ nghĩa Mác! Anh đã được đảng cho đi du học, trở về nước không chịu chui vào guồng máy phục vụ đảng! Ðã được đảng đãi ngộ tốt đến thế mà còn chống lại đảng, đúng là bất hiếu bất mục! Ðến bây giờ vẫn còn một số người nói như thế, đặc biệt là nhân viên sứ quán, để khuyên nhủ các người Việt ở Ðông Âu.

Nhưng từ dăm năm qua, khi gặp những người bạn trẻ ở Ðông Âu, tôi thấy họ bắt đầu suy nghĩ khác. Họ đã bắt đầu suy nghĩ tự do, không sợ hãi. Tự do bao giờ cũng đi đôi với quyết định. Khi quyết định, dù chỉ quyết định nêu ý kiến, tức là phải đối phó với những hậu quả của điều mình quyết định. Suy nghĩ là chọn tự do và chọn rủi ro!

Nhiều người còn trung thành với chế độ Cộng Sản là vì họ từ chối, không muốn suy nghĩ, không muốn tự chuốc lấy mối rủi ro vì suy nghĩ mà phải gánh. Còn đa số các bạn trẻ người Việt, ở trong nước cũng như ở ngoài, họ chọn con đường suy nghĩ độc lập. Nhiễm thói quen suy nghĩ độc lập rồi, điều đầu tiên họ cảm thấy là họ không nợ nần gì đảng và nhà nước Cộng Sản cả. Kinh tế thị trường, dù chưa đủ tự do, cũng giải thoát con người khỏi mối lo sợ vì đói, mất nỗi ám ảnh về đói mà thế hệ trước ở Việt Nam còn phải chịu. Khi một người dân được ăn no, mà nghĩ rằng chính họ, cha mẹ, gia đình họ đã dùng sức mình kiếm được miếng ăn, thì không còn ai nghĩ theo kiểu “Nhờ ơn bác, nhờ ơn đảng” theo lối kinh nhật tụng ngày xưa nữa. Con người được giải phóng khi cái bao tử được giải phóng! Một thanh niên khi được anh chị khuyên nên phấn đấu để được kết nạp vào đảng, đã phát biểu rất hồn nhiên: Em “đ…” cần vào đảng em cũng có tiền!

Khi bắt đầu được tự mưu sinh, tập sống độc lập, suy nghĩ độc lập, thì điều đầu tiên người ta khám phá ra là họ không nhờ vả gì những người ngồi trên đầu trên cổ họ cả. Không phải chịu ơn bác và đảng nào cả. Trái lại, người ta ý thức được rằng chính guồng máy cai trị đó được mình nuôi, ý thức rằng “người dân đóng thuế” là những người nuôi các ông công an, các ông cán bộ, chứ không phải chịu ơn các ông đó.

JPEG - 37.9 kb

Ðảng Cộng Sản đang lo một điều mà trước đây họ không bao giờ phải lo, là người dân Việt Nam, bắt đầu với thanh niên, đòi nhà nước phải thỏa mãn những quyền lợi mà họ ý thức là họ được hưởng. Thí dụ, nhà nước phải ngăn ngừa lạm phát. Phải tránh cảnh thóc cao gạo kém, ngăn không cho nạn đói xẩy ra. Trước đây 20 năm, dân Việt Nam không dám nói đến quyền lợi, mà lúc nào cũng được nhà nước nhắc nhở phải làm bổn phận. Giới thanh niên đã thay đổi thái độ, và họ sẽ kích thích, lôi kéo cả xã hội thay đổi theo.

JPEG - 35.8 kb

Những phong trào phản kháng gần đây ở trong nước đang thu hút những người trẻ. Họ đã đặt ra những vấn đề mới khác hẳn thế hệ trước. Chính vì họ đã được giải thoát khỏi mối lo bị đói. Họ đã được giải thoát, không còn giữ trong ký ức riêng và ký ức tập thể những ám ảnh về đói, không còn mang ơn guồng máy cai trị phát cơm cho ăn nữa. Từ đó, nẩy sinh ra ý thức về quyền công dân, quyền của những người đóng thuế nuôi hệ thống nhà nước. Họ bắt đầu đặt những câu hỏi mới. Khi bớt lo bị đói, người ta sẽ đặt những câu hỏi mới.

Mươi năm trước, những ông Trần Ðộ, Hà Sĩ Phu, Phan Ðình Diệu đặt những câu hỏi về chủ nghĩa, về hệ thống xã hội. Ngày nay, các thanh niên hỏi: “Ðảng Cộng Sản Việt Nam lấy tiền đâu ra mà nuôi cả guồng kềnh càng máy đảng?” “Có phải đó cũng là tiền do người dân đóng thuế hay không?” Ðó là những điều mà ngày xưa cha mẹ họ không nghĩ tới, không ai dám hỏi. Nhưng đó là những câu hỏi ai cũng hiểu được, ai cũng thấy là cần phải hỏi.

Cho nên, khi các đảng Cộng Sản ở Á Châu bắt đầu thay đổi guồng máy kinh tế, chúng ta biết sẽ có những hậu quả chính trị. Thế hệ trẻ biết giá trị của họ, với tư cách những công dân biết suy nghĩ và dám suy nghĩ. Không sớm thì muộn, chế độ sẽ phải thay đổi về chính trị. (Người Việt; Thursday, May 08, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.