Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng 2020 được trao cho Tù nhân lương tâm Phan Kim Khánh

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đảng Việt Tân trân trọng công bố Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2020 được trao cho anh Phan Kim Khánh – một tù nhân lương tâm từ lúc 24 tuổi.

Giải thưởng này được thiết lập vào năm 2018 và mang tên ông Lê Đình Lượng, một người yêu nước đã có nhiều nỗ lực tranh đấu bảo vệ quyền lợi của đồng bào và chủ quyền của đất nước. Ông bị chế độ độc tài Cộng sản kết án 20 năm tù trong tháng Mười, 2018. Mục tiêu của giải thưởng nhằm đề cao sự hy sinh và việc làm của những cá nhân hay tổ chức đang miệt mài tranh đấu cho nhân quyền của dân tộc Việt Nam.

Buổi trao giải thưởng sẽ được tổ chức vào ngày 12 tháng Mười Hai, 2020 tại thành phố Sydney, Úc Châu. Sau đây là phần tóm lược về quá trình hoạt động của anh Phan Kim Khánh:

Anh Phan Kim Khánh sinh năm 1993, là sinh viên Đại Học Thái Nguyên và là một blogger, một ký giả độc lập. Xuất thân từ một gia đình nghèo, nhưng với tính hiếu học anh Khánh vượt qua nhiều khó khăn để vào đại học. Trong trường, anh được bầu làm Chủ Tịch Hội Sinh Viên Khoa Quốc Tế. Anh nhận được học bổng năm 2015 của Chương Trình Thủ Lĩnh Trẻ Đông Nam Á (YSEALI) của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tham gia một khóa đào tạo do Đại Sứ Quán Hoa Kỳ tại Hà Nội tổ chức.

Vừa học vừa làm để nuôi thân, anh làm việc cho một công ty phần mềm. Những lúc rảnh rỗi, anh tìm hiểu xem đâu là những vấn đề tồn đọng khiến Việt Nam không thể trở thành một đất nước phát triển. Để chia sẻ suy nghĩ của mình, anh lập hai trang blog mang tên “Báo Tham Nhũng” và “Tuần Việt Nam” vào năm 2015 để đăng tải những tin tức về tham nhũng, chính trị, kinh tế, môi trường và các vấn đề khác của Việt Nam. Anh có những bài viết kêu gọi cho dân chủ đa nguyên, tự do bầu cử, tự do báo chí, phi chính trị hóa quân đội.

Anh từng chia sẻ ước vọng của mình: “Tôi muốn trở thành một người làm truyền thông thực thụ trong tương lai gần, tôi muốn góp sức vào phong trào đấu tranh cho nền dân chủ, tự do báo chí tại Việt Nam.”

Ước vọng cho một nền dân chủ, cho tự do báo chí là những điều cấm kỵ đối với chính quyền Việt Nam và vì thế mà anh bị chú ý. Chỉ còn có vài tháng là hoàn tất chương trình đại học 5 năm thì anh Phan Kim Khánh bị công an tỉnh Thái Nguyên bắt giữ vào ngày 21 tháng Ba, 2017. Anh bị buộc tội “Tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 của Bộ Luật Hình Sự cũ (điều 117, BLHS hiện hành) chỉ vì những nội dung phê phán nhà nước đăng trên các trang blog, tài khoản Facebook, Youtube của anh.

Trong phiên tòa sơ thẩm tháng Năm, 2017, anh bị tuyên án 6 năm tù giam và 4 năm quản chế. Anh Khánh đã tìm cách kháng án nhưng giới chức nhà tù đã không gửi đơn kháng án theo yêu cầu. Khi anh làm đơn khiếu nại về việc này, giới chức trại giam trả thù bằng những biện pháp như không cho gọi điện về nhà, không cho nhận thư của gia đình và hăm dọa sẽ biệt giam.

Tội duy nhất của anh Phan Kim Khánh là đã thể hiện quan điểm chính trị trái ý chính quyền. Sinh viên của một đất nước cần phải được khuyến khích để tìm hiểu, để viết, để bày tỏ, để trao đổi về các vấn đề chính trị xã hội chứ không phải bị trừng phạt. Với sự nhiệt huyết và bản lãnh, Phan Kim Khánh là một biểu tượng cho giới sinh viên Việt Nam noi theo.

Chúng tôi xin chúc mừng anh Phan Kim Khánh. Nhân dịp này chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn thành phần Ban Giám Khảo: Nghệ sĩ Nguyễn Kim Chi, Cựu tù nhân lương tâm Trần Thị Nga, Dân biểu Chris Hayes, Chủ tịch CĐNVTD Úc Châu Nguyễn Văn Bon, Chủ tịch CĐNVTD/NSW Paul Huy Nguyễn và Giảng viên Phạm Minh Hoàng đã giúp công việc bình chọn cho Giải Thưởng Nhân Quyền Lê Đình Lượng năm 2020.

Ngày 10 tháng 12 năm 2020
Đảng Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.