Giáo xứ Cồn Cả, Giáo Phận Vinh Tiếp Tục Thắp Nến Cầu Nguyện Cho Công Lý Và Hòa Bình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những chuyện xảy ra tại Tòa Khâm sứ cũ (42 Nhà Chung) và Giáo xứ Thái Hà (Số 178 Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội) cho đến hôm nay vẫn là đề tài nóng bỏng được nhiều người dân, nhất là giáo dân Công Giáo hết sức quan tâm. Không quan tâm sao được khi những mảnh đất của Giáo Hội có đầy đủ bằng chứng pháp lý đã bị tịch thu bằng sức mạnh của vũ lực. Không quan tâm sao được khi lời của vị Cha chung đáng kính bị cắt xén, bóp méo rồi xuyên tạc, vu khống thậm chí kết tội. Tượng Đức Mẹ tại Linh địa Giáo xứ Thái Hà bị bọn côn đồ hất dầu nhớt và mắm tôm lên. Tượng Đức Mẹ ở Tòa Khâm Sứ cũ bị đóng vào thùng tôn và đem đi đâu mất?

JPEG - 138.2 kb

Với Giáo Xứ Cồn Cả, sự quan tâm đó đã biến thành những việc làm cụ thể, có thể nói từ ngày có “Sự cố” liên quan đên Giáo xứ Thái Hà và Toà Khâm Sứ cũ giáo dân giáo xứ Cồn Cả sốt sáng hẳn lên. Sau cái đêm bọn côn đồ tưới dầu nhớt và mắn tôm lên bàn thờ Đức Mẹ tại Thái Hà, ngày hôm sau Giáo xứ Cồn Cả đã tổ chức Chầu Thánh Thể từ sáng đến tối mà giờ nào giáo dân cũng tham dự chật ních nhà thờ. Cũng vậy, sau cái tin cảnh sát, chó nghiệp vụ…bao vây Toà Giám Mục Hà Nội và dòng Mến Thánh Giá, khuôn viên Toà Khâm Sứ cũ (42 Nhà Chung) đang bị phá, giáo dân Giáo Xứ Cồn Cả lại tuôn đến nhà thờ chầu Thánh Thể từ sáng đến tối.

Và từ đó tới nay, mỗi ngày các cộng đoàn các giáo họ trong giáo xứ đều dành một giờ chầu Thánh Thể sau kinh tối để cầu nguyện cho Công Lý và Bình Bình. Rồi, thỉnh thoảng giáo xứ tổ chức những buổi thắp nến cầu nguyện. Cụ thể, dịp Chầu lượt năm nay, Giáo xứ Cồn Cả dành riêng tối thứ bảy để thắp nến cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình. Chương trình cầu nguyện cho Công Lý và Hoà Bình được tổ chức tại Giáo Họ Đập Đanh, thuộc giáo xứ Cồn Cả, cách nhà thờ xứ gần 2km, có sự tham dự của Cha Quản hạt Thuận Nghĩa (Cha Phêrô Trần Phúc Chính), Cha Quản xứ Antôn Nguyễn Văn Đính và một số Cha trong Giáo hạt cùng đông đảo bà con giáo dân và lương dân, ước lượng khoảng trên 5 000 người.

Trước khi tổ chức thắp nến cầu nguyện, tượng Đức Mẹ được Cung Nghinh một vòng chung quanh khuôn viên thánh đường. Tiếp theo chương trình là các tiết mục văn nghệ với chủ đề “Hoan Ca Kính Mừng Mẹ” do các bạn giới trẻ và các em thiếu nhi trong giáo xứ biểu diễn.

JPEG - 114.2 kb

Để buổi thắp nến cầu nguyện có ý nghĩa, Cha quản xứ nói lên lý do : trước hết Ngài trích một đoạn trong lá thư của Đức Giám Mục Giáo Phận gửi cho toàn thể giáo dân trong giáo phận rằng : “Thời gian qua, nhiều người đã nghe thông tin về sự việc xảy ra tại Toà Khâm Sứ cũ (42 Nhà Chung) và giáo xứ Thái Hà (số 148 Nguyễn Lương Bằng Hà Nội), cũng như lời phát biểu của Đức Tổng Giám Mục Hà Nội. Tuy nhiên sự thật không phải như chúng ta được nghe thấy qua thông tin”.

Tại sao Đức Giám Mục lại nói “Sự thật không phải như chúng ta được nghe thấy qua thông tin”? Cha xứ đã đưa những dẫn chứng như : Đọc nguyên văn bài phát biểu của Đức Tồng Giám Mục Hà Nội, đọc thư phản bác đài truyền hình VTV1, đài PT-TH Hà Nội…Ngài cũng cho biết Giáo xứ Thái Hà và Tổng Giáo Phận Hà Nội luôn khẳng định hai mảnh đất trên là của Giáo Hội, thuộc về Giáo Hội, Giáo Hội có bằng chứng pháp lý đầy đủ.

Cha Quản xứ cũng đọc lời của Đức Giám Mục Giáo Phận mời gọi các thành phần cầu nguyện rằng : “xin mỗi cộng đoàn, giáo xứ, dòng tu, chủng viện dâng thêm nhiều hy sinh, cầu nguyện nhiều cho công bằng và sự thật lắm lúc đang bị chà đạp và bị xuyên tạc cách nặng nề”.

Kết thúc những tâm tình chia sẻ là bước vào phần thắp nến cầu nguyện. Khởi đầu bằng kinh Hoà Bình của Thánh Phanxicô Assidi, sau đó cả cộng đoàn đọc một kinh lạy Cha, kính mừng, sáng danh và thinh lặng ít phút trong tâm tình cầu nguyện. Tiếp theo là những bài thánh ca có nội dung dâng hoa, dâng nến được các ca viên cất lên. Trong khi đó mọi người tiến lên trước bàn thờ Đức Mẹ để dâng cho Mẹ những đoá hoa, cây nến và những tâm tình tha thiết mong Mẹ ban Hoà Bình và Công Lý cho quê hương đất nước.

Nhìn đoàn người nối đuôi nhau tiến lên dâng hoa, nến trước toà Mẹ lòng tôi cảm thấy xúc động nghẹn ngào. Tôi dùng những cảm xúc sốt sáng lúc đó để cầu nguyện cho Đức Tổng Giám Mục Giuse Ngô Quang Kiệt được khoẻ mạnh và bình an, đặc biệt cho Ngài không mắc vào cạm bẫy của kẻ xấu. Tôi cũng cầu nguyện cho quí Cha DCCT và Giáo xứ Thái Hà, những anh chị em đang bị bắt bớ được Chúa luôn yên ủi giữ gìn. Tôi cũng cám ơn Chúa Mẹ, vì từ ngày có “Sự cố” ở Thái Hà và Toà Khâm Sứ cũ Hà Nội, cộng đoàn giáo dân giáo xứ Cồn Cả sốt sắng hẳn lên: các giờ kinh lễ có đông giáo dân tham dự hơn…vì họ ý thức được rằng những hy sinh và lời cầu nguyện của họ có thể phần nào giúp Giáo hội vượt qua được khó khăn và nhất là đền tạ những tội người ta đang xúc phạm đến ảnh tượng Mẹ nhân lành. Xin Chúa Mẹ tiếp tục đốt nóng lên trong lòng mọi người tín hữu những tâm tình sốt mến như vậy.

Anthony Trung Thành
Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam

JPEG - 123.6 kb

JPEG - 110.4 kb

JPEG - 142.6 kb

JPEG - 123.7 kb

JPEG - 116.1 kb

JPEG - 116.8 kb

JPEG - 126.2 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ trưởng Công an Tô Lâm tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, 10/8/2022. Trung ương đảng Cộng Sản VN ngày 18/5/2024 vừa giới thiệu nhân vật này để bầu vào vị trí chủ tịch nước. Ảnh VOA screenshot báo điện tử Chính phủ

Trung ương 9: Bước ngoặt hay ngõ cụt?

Trung ương đảng CSVN ra một số quyết định về nhân sự để kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa 15 ‘bấm nút.’ Sau đợt ma-ra-tông này, cuộc sống mái giữa các phe phái ở Ba Đình liệu có giảm bớt?

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.