Giới tài xế đuổi theo giá xăng

Giới tài xế đuổi theo giá xăng, Bộ Công Thương "chống chế" giá mặt hàng này tại Việt Nam vẫn ở mức trung bình thế giới. Ảnh minh họa: NLD/ RFA edited
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Bộ Công thương VN hôm 31/5 cho biết giá xăng trong nước dự kiến đạt kỷ lục mới, đồng thời có “chống chế” giá mặt hàng này tại Việt Nam vẫn ở mức trung bình thế giới.

Mỗi khi giá xăng tăng, người tiêu dùng chịu tác động tiêu cực trực tiếp; đặc biệt giới tài xế, người làm trong ngành vận tải.

Tài xế không đủ sống

Theo số liệu từ Bộ Công thương, tính từ đầu năm đến ngày 23/5, xăng RON 95 đã qua chín kỳ tăng giá và ba lần giảm giá, tổng cộng vẫn tăng từ mức 23.900 đồng lên 30.650 đồng.

Bộ Công thương cho biết giá xăng RON 95 của Việt Nam hiện đứng thứ 86/170 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng mức bình quân của thế giới và thấp hơn một số nước láng giềng như Trung Quốc, Campuchia, Lào,…

“Bây giờ kinh tế cũng lạm phát nhiều. Ngày xưa 100.000 đồng là được đầy bình. Bây giờ phải mất 125.000 lận. Nó ảnh hưởng nhiều đến thu nhập của mình.

Xăng xe, đi lại tăng lên thì chi phí cái gì cũng tăng, cái gì cũng đắt đỏ lên, tiền nhà trọ, ăn uống đều tăng lên, trong khi đó thu nhập lại giảm xuống do xăng tăng.”

Ông Hoàng B, một tài xế chạy grab bike ở Hà Nội nói với RFA về tình trạng giá xăng liên tục tăng nhanh, mạnh trong thời gian qua khiến cho những người làm nghề tài xế như ông trực tiếp chịu nhiều tổn thất về tài chính.

Ông B, nói do mình độc thân, không phải lo cho gia đình nên chỉ cần chạy mỗi ngày từ 10 đến 12 tiếng, mỗi tháng kiếm được tầm 10 đến 12 triệu đồng, chi tiêu tiết kiệm cũng đủ sống giữa thủ đô. Tuy nhiên, đối với những người có gia đình thì số tiền đó không thể đủ trang trải, có người phải chạy trên 15 tiếng đồng hồ mỗi ngày mới có được 700-800 ngàn đồng:

“Một ngày nếu mà chạy bục mặt ra, tầm 15 – 16 tiếng thì được khoảng triệu, chưa trừ chi phí xăng xe, dầu nhớt, chi phí hao mòn bảo trì xe.

Xe chạy tầm 1.500 km là đã phải phải thay dầu nhớt. Mỗi lần tốn khoảng 150.000. Một tuần chạy khoảng 2.000 km thì mỗi tháng cũng thay hai lần. Rồi còn hao mòn hỏng xe…

Nói chung là xăng tăng thì giá cả cái gì cũng tăng nhưng cũng phải cố gắng thôi chứ biết làm thế nào được, cuộc sống mà!”

Ông T, cũng làm công việc lái xe công nghệ ở TP.HCM cho biết từ sau đợt dịch  hồi cuối năm ngoái, đời sống người lao động nhìn chung khó khăn hơn nhiều so với trước đây:

“Đúng là khó khăn hơn thiệt, sống khổ hơn thiệt, nhưng mà nói chung là cũng không đến nỗi là bít đường.

Lúc trước chạy được hơn nhiều bởi vì xăng nó rẻ, với lại khách lúc đó cũng không khó khăn, người ta hào phóng hơn nên tiền bo nhiều. Bây giờ dịch xong người ta tiết kiệm hơn.

Bây giờ thất nghiệp nhiều, người ta chạy Grab cũng nhiều nên không có ăn như ngày xưa, cuộc sống không ổn định. Mỗi một ngày tôi lên công ty là thấy là họ nhận khoảng 100 người mới.”

Người dân chờ đổ xăng ở một trạm xăng tại Hà Nội hôm 10/3/2022. Ảnh: AFP
Người dân chờ đổ xăng ở một trạm xăng tại Hà Nội hôm 10/3/2022. Ảnh: AFP

 

Xăng tiếp tục gánh chục loại thuế phí

Khi giá xăng liên tục lập đỉnh mới như hiện nay, có ý kiến cho rằng, thuế tiêu thụ đặc biệt 10% đối với các mặt hàng xăng là không hợp lý. Bởi vì, thuế tiêu thụ đặc biệt là để đánh vào các mặt hàng xa xỉ như ô tô, máy bay, du thuyền, hoặc sản phẩm không khuyến khích tiêu dùng như rượu, bia, thuốc lá… Trong khi đó xăng là mặt hàng thiết yếu, ai cũng cần dùng mỗi ngày. Do đó, cần xem lại thuế suất của loại thuế này.

Hiện nay, trong mỗi lít xăng, dầu bán ra, người dân đang phải chịu bốn loại thuế, bao gồm thuế Giá trị gia tăng (VAT, 10%), thuế nhập khẩu (10%), thuế tiêu thụ đặc biệt (10%) và bảo vệ môi trường từ 2.000 đến 4.000 đồng/lít tuỳ loại.

Ngoài ra, người dùng còn phải trả mỗi lít xăng thêm chi phí kinh doanh định mức, tiền lợi nhuận định mức, trích lập Quỹ bình ổn và lợi nhuận của doanh nghiệp. Như vậy, tổng chi cho các khoản thuế, phí đã lên tới khoảng 45% giá thành bán ra của một lít xăng.

Ông Chánh, một tài xế liên tỉnh miền Tây than thở rằng giá xăng tăng đến chóng mặt, nếu tiếp tục như vậy thì cánh tài xế chỉ có nước bán xe, bỏ nghề:

“Xăng tăng như vậy thì làm sao mà có đủ chi phí để chạy đây!

Bây giờ xăng dầu nó lên như vậy mà giá cước lại không lên thì chạy cho vui, cho có việc làm thôi chứ trừ lại tiền này tiền kia cũng đâu còn bao nhiêu.”

Ông Chánh mong Chính phủ phải nhanh chóng có các chính sách hỗ trợ, giảm bớt các loại phí để giá xăng dầu mau hạ nhiệt, bình ổn lại như trước, các bác tài có thể yên tâm kiếm sống:

“Ngành vận tải mà xăng dầu tăng thì cái thu nhập nó bị hụt đi, bây giờ khó khăn mình cũng phải chạy thôi chứ bây giờ nếu không chạy thì lấy đâu ra chi phí để trang trải.

Mong có chính sách nào để cho xăng dầu nó giảm giá, chứ xăng dầu nó lên như bây giờ làm tất cả các vật chất đều lên.

Mong muốn được hỗ trợ giá dầu được trở lại như bình ổn như lúc trước chứ giá dầu cao như vậy thì dân làm sao, chắc mai mốt khỏi chạy xe luôn quá!”

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên, trong trả lời chất vấn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng 16/3, cho biết nguyên do chưa thể giảm thuế tiêu thụ đặc biệt cho xăng dầu.

Người đứng đầu ngành công thương nói Việt Nam vẫn theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Do đó, mặt hàng xăng dầu phải có sự quản lý của Nhà nước, do đó, muốn thay đổi thuế phí phải đợi Quốc hội thông qua. Kỳ họp Quốc hội gần nhất thời điểm đó là vào tháng 5/2022, nếu thống nhất điều chỉnh giá thì đến tháng 6-7 mới có hiệu lực thi hành.

Tại phiên họp Quốc hội diễn ra vào sáng ngày 23/5, đại biểu Trần Hoàng Ngân thuộc đoàn TP.HCM nhắc đến vấn đề lạm phát tăng cao mà điển hình là “giá xăng dầu tăng liên tục.” Ông đề nghị Chính phủ cần có biện pháp để nhanh chóng kiểm soát ngay giá xăng dầu, kìm hãm độ tăng giá xăng dầu, như tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt trong thời điểm hiện nay khi xăng dầu là mặt hàng thiết yếu.

Cũng trong buổi họp này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu rằng các gói kích thích kinh tế phải đi vào cuộc sống để kịp thời hỗ trợ người dân, doanh nghiệp chứ “đừng để lạm phát cuốn trôi người nghèo.”

Trong khi đó, gói hỗ trợ tiền nhà trọ cho lao động quay trở lại làm việc trị giá 6.600 tỉ đồng, do Chính phủ ban hành từ hồi tháng 3/2022, đến nay chỉ mới giải ngân, hỗ trợ được hơn bốn tỉ đồng, theo báo chí Nhà nước đưa tin.

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.