Gorbachev qua đời, đảng và nhà nước Việt Nam không thống nhất cách đưa tin?

Ông Mikhail Gorbachev, lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, vừa qua đời hôm 30/8 ở tuổi 91. Ảnh: The Economist
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhiều trang báo Nhà nước Việt Nam đưa tin ông Gorbachev qua đời với tiêu đề mang tính chỉ trích nhân vật này; thế nhưng sau đó rút xuống và thay đổi cách dùng từ ôn hoà hơn. Một số người am hiểu tình hình lịch sử, chính trị, xã hội cho rằng điều đó cho thấy sự bất đồng trong cách ứng xử giữa đảng và Nhà nước Việt Nam.

Ông Mikhail Gorbachev, lãnh đạo cui cùng của Liên Xô, vừa qua đời hôm 30/8 ở tuổi 91. Sự kiện này trở thành một đề tài thu hút được nhiều quan tâm của công chúng Việt Nam. Nó được tìm đọc nhiều thứ ba trên Google trend (xu hướng – PV) của Việt Nam.

Ông trở thành người đứng đầu đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) năm 1985, khi đó ông công bố chương trình cải cách với khẩu hiệu “đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước” mà sau này gọi là “perestroika” trong tiếng Nga.

Ông là người được đánh giá có đóng góp to lớn trong việc làm tan rã Liên bang Xô Viết, cũng như chấm dứt thời kỳ Chiến tranh Lạnh năm 1991.

Gorbachev trong mắt người Cộng sản Việt Nam

Một người từng là đảng viên Cộng sản, thường xuyên theo dõi, phân tích tình hình chính trị Việt Nam, yêu cầu được giấu tên vì lý do an toàn, bình luận với RFA rằng trong mắt những người cộng sản Việt Nam, họ căm thù Gorbachev, vì Gorbachev đã khai tử cái mô hình Cộng sản ở Liên Xô – thể chế mà ông cho là “ăn của dân không chừa một cái gì”:

“Họ căm thù Gorbachev, vì suýt nữa, ở Việt Nam đã từng có dăm ba người lương thiện muốn ‘noi theo’ Gorbachev, đưa dân chủ và khai phóng vào lòng dân tộc Việt Nam. Tiếc là lực lượng này quá mỏng, lại bị đảng Cộng sản Việt Nam bóp chết từ trong trứng. Hơn nữa, đảng được quan thầy Trung Quốc bày cho trăm phương ngàn kế để bách hại và đàn áp lực lượng dân chủ.”

Nhạc sỹ Tuấn Khanh trả lời RFA từ Sài Gòn, nhận định ông Gorbachev là một nhân vật gây nhiều tranh cãi, bởi hai luồng ý thức hệ ở Việt Nam phân chia khá rõ rệt:

“Một nửa miền Nam rất yêu thích ông ấy nhưng một nửa miền Bắc thì lại có rất nhiều người căm ghét ông ấy.

Có những người mơ vào một giấc mơ ổn định, được bao cấp theo Chủ nghĩa Xã hội và thống trị toàn thế giới của Chủ nghĩa Cộng sản. Đối với những người này thì giấc mơ của họ bị đổ vỡ và họ không chấp nhận nổi.

Trong khi đó, ở miền Nam, người ta không chịu được và không quen với bao cấp và thể thức của Chủ nghĩa Cộng sản, cho nên họ nhìn ông Gorbachev như là một nhà cách mạng, như là một nhân vật tạo niềm tin rằng ở đất nước Việt Nam sẽ có một nhân vật tương tự như vậy.”

Ông Thọ Nguyễn, một người quan sát tình hình chính trị xã hội Việt Nam, từ nước Đức, cho biết chủ trương của đảng Cộng sản Việt Nam là xem ông Gorbachev như là một kẻ phản bội. Thời ông Gorbachev nắm quyền ở Liên Xô, ông ta đã yêu cầu lãnh đạo Cộng sản Việt Nam khi đó phải cải cách, đổi mới. Ông Thọ nói:

“Đường lối chính của đảng Cộng sản Việt Nam coi ông ấy là người phản bội. Nhưng mà có một số các đảng viên có đầu óc tân tiến thì họ rất mong cải cách của ông này sẽ đưa Việt Nam đi đến chỗ canh tân.

Thế nhưng có một điều là dù không muốn, nhưng những cải cách của ông ấy đã buộc Việt Nam phải đi theo con đường đổi mới, bởi vì ông ấy đã cắt viện trợ.

Chính sách đổi mới của Việt Nam xuất phát từ việc Liên Xô không còn hỗ trợ cho Việt Nam nữa. 

Đảng Cộng sản Việt Nam lúc ấy vừa giận ông ấy xóa bỏ Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô làm cho Việt Nam mất chỗ dựa, nhưng chính từ việc mất chỗ dựa đó mà Việt Nam mới liều mạng đi vào con đường cải cách.

Vào ngày 7/10/1989 là ngày Quốc khánh của Cộng hòa Dân chủ Đức, lúc đó Đức mời tất cả các tổng bí thư đi dự. Ông Nguyễn Văn Linh dẫn đầu phái đoàn đảng Cộng sản Việt Nam đi sang đó.

Khi đó ông Nguyễn Văn Linh và ông Chau-sét-xcu (Nicolae Ceaușescu, Tổng bí thư đảng Lao động Romania – PV) muốn tổ chức ngay tại Berlin một cuộc họp của các đảng Cộng sản cứng rắn để phản đối chủ trương của Gorbachev, nhưng cuộc gặđó đã không thành công.”

Báo Đảng rút tiêu đề chỉ trích Gorbachev

Một vài kênh truyền thông Nhà nước Việt Nam đưa tin về sự kiện ông Gorbachev qua đời bằng một giọng văn không thân thiện, thậm chí chỉ trích người được coi là đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Ông Nguyễn Thọ cho rằng hiện tượng này cho thấy giữa đảng và Nhà nước Việt Nam có sự bất đồng nhau về cách ứng xử đối với ông Gorbachev:

“Về mặt đảng thì người ta tức giận với ông Gorbachev bởi vì ông ấy đã làm cho Chủ nghĩa Cộng sản sụđổ.

Nhưng về mặt Nhà nước ở Việt Nam thì người ta muốn giữ một sự cân bằng nhất định, không lên án ông Gorbachev đến mức như trong nội bộ đảng.

Cho nên ở Việt Nam tiếng nói của đảng và Nhà nước cũng có khác nhau. Chính phủ Việt Nam vẫn giữ thái độ trung lậhơn.”

Người đảng viên giấu tên cho rằng ban đầu, khi hay tin ông Gorbachev qua đời thì các đài báo tuyên truyền cho đảng lập tức đăng các bài viết có vẻ hả hê. Tuy nhiên, họ cũng biết nếu không có Gorbachev, Việt Nam sẽ không có đổi mới. Ông nói:

“Báo chí Việt Nam là ‘cái loa phường’ của đảng. Nghe tin ông Gorbachev qua đời thì họ hả hê, chửi cho sướng cái bụng.

Nhưng nghĩ lại, họ thấy ngượng với bản thân và thế giới. Không có Gorbachev thì làm gì có đổi mới và mở cửa ở Việt Nam. Không có Gorbachev thì đến giờ này dân Việt Nam vẫn còn ăn bo bo.”

Mạng báo Quân Đội Nhân dân dch lại bài “Liên Xô sụp đổ và vai trò của Mikhail Gorbachev trong việc làm tan rã một nhà nước rộng lớn” của tác giả Yulia Yakobson trên tờ Pronedra của Nga. Tuy nhiên bài báo sau đó đã không còn được tìm thấy trên trang mạng của báo Quân Đội Nhân Dân.

Trong bài, ông Gorbachev gần như bị coi là nhân vật làm tan rã Liên Xô với lý do từ năm 1985, ông Gorbachev bắt đầu kế hoạch năm năm để làm sụđổ một cường quốc. Bài viết này hiện đã bị rút xuống.

Mạng báo Công Thương cũng có bài viết với tựa “Mikhail Gorbachev – Kẻ phản bội khiến Liên Xô sụđổ qua đời,” dẫn báo TASS của Nga tuy nhiên sau đó sửa tiêu đề thành “Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev qua đời.

Nguồn: RFA

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.