Hà Nội Trong Cơn Lũ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 35.6 kb

Trong mấy ngày cuối tuần vừa qua, Hà Nội hứng chịu một trận mưa lớn. Cơn mưa lớn xối xả kéo dài hơn một ngày đêm đã làm nhiều khu phố bị ngập nước. Tất cả mọi đường xá giao thông chính đều bị gián đoạn. Tất cả mọi sinh hoạt bình thường đều bị ảnh hưởng. Cuộc sống hàng ngày của người dân Hà Nội bỗng chốc bị đảo lộn. Báo chí nói rằng đây là “cơn mưa lớn nhất từ hơn 20 năm nay”. Có người còn bảo “đây là trận mưa của thế kỷ”. Tình trạng ngập lụt nặng đến nỗi sau khi mưa đã ngớt hột mà mấy ngày sau thành phố vẫn còn lềnh bềnh trên sóng nước. Sông ngòi quanh Hà Nội nước dâng cao. Nhiều đoạn đê bị sạt lở, có nguy cơ bị vỡ. Người ta chưa kịp hoàn hồn về trận mưa lũ lịch sử thì đã phải lo âu nghĩ đến việc chống chỏi với một trận lụt khác có thể xẩy ra nếu đê sông Hồng, sông Nhuệ bị vỡ, hoặc dịch bệnh ập đến khi nước rút. Và cũng qua những tình cảnh này mà người ta nhìn thấy rõ hơn sự bất lực cũng như thái độ vô trách nhiệm của nhà nước cộng sản.

Bất lực trước tiên trong lãnh vực thông tin. Người dân Hà Nội ngạc nhiên khi thấy hệ thống truyền thông quốc doanh với báo, với đài, với truyền hình và với các bộ loa tràn đầy mọi góc phố hoàn toàn im tiếng, khác hẳn với thời gian nhà nước đàn áp cuộc đấu tranh đòi công lý của giáo dân Thái Hà, cả một hệ thống báo, đài hùng hậu đã được huy động để xuyên tạc, đả kích hàng giáo phẩm tại đây. Sau một đêm mưa to, khi mực nước đã dâng cao ở nhiều khu phố, đài truyền hình quốc gia vẫn còn dự đoán “sẽ có mưa rải rác”, hoàn toàn không đề cập đến nguy cơ trước mặt. Sự thông tin thiếu sót và sai lầm này đã khiến phần lớn người dân không biết được thiên tai đang xẩy đến, mà vẫn sinh hoạt như bình thường. Vì thế mới xẩy ra cảnh tắc nghẽn giao thông, hàng triệu người lội bì bõm cả ngày trời trên các đoạn đường ngập nước. Và cũng vì thế mà hơn hai chục em học sinh đã bị chết đuối trên đường đến trường. Chính Bộ trưởng Nông nghiệp Cao Đức Phát cũng phải kêu ca: “Hà Nội chậm chạp trong giúp dân”. Báo điện tử VietnamNet của nhà nước cũng kêu rằng phản ứng của nhà nước quá chậm, người dân không được thông báo tình hình úng ngập trên đài phát thanh hay truyền hình. Một người dân Hà Nội nói rằng: “Thật là mỉa mai, loa đài nhà nước thường ngày vẫn ồn ào, nay lại im lặng đúng vào giờ phút duy nhất mà nó cần phải lên tiếng, để thông tin về tình hình lũ lụt cho người dân”. Qua cơn mưa lũ, người ta thấy rõ thêm là hệ thống báo đài nhà nước chỉ là công cụ phục vụ cho chế độ, chứ không phải phục vụ cho nhân dân.

JPEG - 29.8 kb

Bất lực kế tiếp là trong việc đối phó với mưa lũ. Không có khả năng dự báo trước khi cơn mưa đến, ngay cả khi nước lụt đã dâng cao ở nhiều nơi, cơ quan khí tượng vẫn không nắm vững được tình hình, vẫn không dự liệu được là thời tiết vẫn tiếp tục xấu đi. Người dân không hề được cảnh báo trước thiên tai, cũng không được hướng dẫn để biết phải làm gì trong cảnh lũ lụt. Các phương tiện của nhà nước không hề được điều động để giúp người dân khi có nhu cầu di chuyển khẩn cấp, bệnh tật cần cấp cứu, để cứu giúp xe cộ bị hư, bị nạn, để giải quyết cây đổ ngổn ngang, giây điện rơi rớt khắp nơi… Người dân cũng không hề được cung cấp nước uống, thực phẩm cần thiết trong cơn nguy khó… Phương tiện cơ giới của nhà nước cũng không được xử dụng vào việc bơm nước để hạ mức lũ, mà hoàn toàn phó thác cho trạm bơm duy nhất của thành phố là trạm bơm Yên Sở. Chủ tịch Uỷ Ban Nhân Dân Hà Nội Nguyễn Thế Thảo nói rằng “nếu trạm bơm này cũng bị ngập nước, thì đành để nước tiêu thoát tự nhiên”. Lời phát biểu tiêu cực của ông Thảo khác hẳn với lối ăn nói xuẩn ngốc và đầy ngạo mạn “nghiêng đồng đổ nước ra sông” thời trước kia, nhưng nó lại phản ảnh thái độ “sống chết mặc bây”, mọi chuyện phó mặc cho ông trời, người dân có gặp nạn thì ráng chịu!

Để chạy trốn trách nhiệm trước dư luận đả kích về việc nhà nước không quan tâm trợ giúp người dân, chủ tịch Hội Đồng Nhân Dân Hà Nội Ngô Thị Doãn Thanh tìm cách đổ thừa cho quan chức cấp dưới. Bà Thanh nói rằng: “Trong đợt mưa ngập, chế độ báo cáo, cung cấp thông tin của các địa phương lên thành phố cũng còn hạn chế. Hiện vẫn còn nhiều điểm dân cư bị cô lập, nhưng nếu chính quyền địa phương không báo cáo đầy đủ thì thành phố không thể biết được nơi nào cần trợ giúp”. Đùn đẩy trách nhiệm vốn là “văn hoá ứng xử” của lãnh đạo cộng sản, nhưng trong khi bà Thanh đẩy trách nhiệm xuống cho cấp dưới thì bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị lại đẩy nó sang phía người dân. Đề cập đến dư luận chỉ trích thái độ vô trách nhiệm của nhà nước, ông Nghị bào chữa rằng “Do đang đi kiểm tra dưới cơ sở tôi thấy nhân dân ta bây giờ so với ngày xưa ỷ lại Nhà nước lắm. Cứ chờ trên về, chờ cung cấp cái này, hỗ trợ cái kia chứ không đem hết sức ra tự làm”.

Lời phát biểu của ông Nghị khiến nhiều người ngạc nhiên về trình độ nhận thức của ông ta. Dưới một chế độ dân chủ, việc người dân ỷ lại vào nhà nước chính là điều mà chính quyền vừa mong mỏi vừa tự hào vì nó thể hiện niềm tin của người dân đối với thành phần lãnh đạo. Đáp lại sự tin tưởng của người dân, chính quyền chỉ có một nhiệm vụ duy nhất là thực hiện với tất cả mọi cố gắng của mình, chứ không phải là trách cứ.

Trường hợp ở Việt Nam lại hoàn toàn khác. Ông Phạm Quang Nghị vốn là ủy viên bộ chính trị đảng cộng sản, từng giữ chức bộ trưởng bộ Văn Hoá – Thông Tin, lời phát biểu vô ý thức của ông Nghị được coi như thể hiện não trạng làm vua làm chúa của những người lãnh đạo cộng sản, không hề có bổn phận, trách nhiệm gì đối với người dân, mà chỉ coi dân như là công cụ phục vụ cho chế độ. Não trạng này xuất phát từ lối tuyên truyền ngu xuẩn của hơn nửa thế kỷ trước, buộc người dân phải “cám ơn bác, cám ơn đảng” trong mọi sinh hoạt của đời sống. Ngày nay, CSVN vẫn còn duy trì quan điểm sai lầm đó.

Tuy nhiên, người dân Việt Nam biết rõ hơn ai hết là họ không thể trông chờ gì ở chế độ này.

Làm sao họ có thể tin tưởng rằng chế độ này trong sạch, khi tình trạng tham nhũng càng ngày càng tràn lan và ở mức độ to lớn hơn. Nhìn cách thức nhà nước giải quyết vụ PMU18 hay vụ Xa lộ Đông Tây ở Sài Gòn thì rõ. Hay là việc kết án nhà báo Nguyễn Việt Chiến vừa qua. Nó chỉ cho thấy việc cấu kết và bao che cho tham nhũng của chế độ mà thôi.

Làm sao người ta có thể tin tưởng rằng chế độ này quyết tâm bảo vệ lãnh thổ, khi đất đai và biển cả bị lấn chiếm mà nhà nước không dám có thái độ thích ứng với bá quyền Trung cộng, lại đi đàn áp những cuộc biểu tình của thanh niên sinh viên yêu nước. Vụ xử án nhà báo Hoàng Hải vừa qua cũng cho thấy thủ đoạn tồi tệ của nhà nước, dựng chuyện trốn thuế để triệt hạ một tiếng nói bảo vệ Hoàng Sa – Trường Sa.

Làm sao người ta có thể tin tưởng rằng chế độ này có khả năng xây dựng kinh tế để mang lại đời sống ấm no cho người dân, khi nước Việt Nam đi từ thời đại quota cho đến thời đại a còng, mà vẫn không thoát ra khỏi được thời đại móc ngoặc, để quảng đại quần chúng vẫn chật vật với miếng cơm manh áo, và Việt Nam vẫn là một trong những nước nghèo đói trên thế giới.

Và làm sao người ta có thể tin rằng chế độ này có một nền văn hoá ứng xử đầy tính nhân bản, khi thấy công an xử dụng bạo lực, xử dụng thành phần xã hội đen đàn áp những giáo dân cầu nguyện ôn hoà để đòi hỏi công lý, khi thấy nhà nước xử dụng thủ đoạn tuyên truyền xuyên tạc để triệt hạ uy tín của vị tổng giám mục giáo phận Hà Nội…

Với tất cả những chuyện “làm sao” đó, người dân Việt Nam chẳng hề “ỷ lại” vào nhà nước như ông Phạm Quang Nghị trách cứ. Trong những ngày mưa lũ, người dân Hà Nội đã tự kết bè, làm phao nổi để di chuyển. Đã tự thông tin cho nhau qua các phương tiện cá nhân. Đã tự cứu giúp lẫn nhau qua các đoàn thể dân sự. Ngoài ra, người dân còn nhiều cái nữa để lo toan, kể cả việc chống đỡ với dịch bệnh có thể xẩy đến mà chính quyền cộng sản không hề quan tâm. Cái mà người dân tin tưởng và “ỷ lại” phải là một chính quyền thực sự do người dân chọn lựa, có khả năng và biết lo cho đời sống của người dân.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: Đinh Tấn Lực

Lại một cú hốt lớn?

Ở Việt Nam nhà nào chẳng tích cóp không nhiều thì ít có vàng trong nhà. Hỏi nguồn gốc xuất xứ của số vàng này từ đâu quả là đánh đố. Có gia đình vàng được để lại từ mấy đời trước, trao đổi qua tay với nhau lấy đâu giấy tờ, hoá đơn, hợp đồng…

Số lượng vàng không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ rất lớn trong dân, sẽ dẫn đến các cơ sở sản xuất kinh doanh vàng cũng bị hệ lụy về việc không chứng minh được nguồn gốc xuất xứ với cơ quan quản lý nhà nước.
Bây giờ căn cứ vào luật do nhà nước đề ra để xử phạt, rồi tịch thu có phải là một cuộc chiếm đoạt?

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.