Hà Tĩnh: Biển suýt chết và rừng thì đang cháy

Phương pháp dập lửa chủ yếu vẫn là kết hợp giữa máy thổi, dao rựa và cành cây! Ảnh: Vietnamnet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách đây tròn 3 năm, thảm họa cá chết trên biển miền Trung đã khiến hơn 200 km bờ biển hấp hối, hàng trăm tấn cá chết la liệt dọc theo 4 tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Nguyên nhân gây ra thảm họa này là do nhà máy thép Formosa đã xả hàng trăm ngàn lít chất độc làm ô nhiễm môi trường biển.

3 năm sau, cũng tại mảnh đất này, một ngọn lửa xuất phát từ xã Xuân Hồng, huyện Nghi Xuân khiến rừng thông thuộc tiểu khu 92A cháy. Đám cháy sau đó lan sang nhiều nơi khác. Ngọn lửa bùng phát dữ dội, và chỉ được kiểm soát sau 2 ngày. Đường dây điện 500kV đoạn từ Đà Nẵng – Hà Tĩnh đã bị thiệt hại do cháy rừng. Hàng nghìn người dân, bộ đội, công an đã được huy động để chữa cháy. Lửa đã tắt, nhưng rừng nhiều nơi ở Hà Tĩnh đã không còn.

Không chỉ Hà Tĩnh, cháy rừng xảy ra trên khắp dải đất miền Trung, từ Nghệ An vào Đà Nẵng. Đã có người chết. Ngọn lửa cũng đã có thời điểm qua đoạn đường dây 500kV đi qua địa bàn Huế. Hệ thống điện Bắc – Trung – Nam có nguy cơ bị tách đôi. Miền Trung, đòn gánh gánh 2 đầu Tổ quốc, hết mưa bão, lũ lụt, biển chết, đến nay là cháy rừng!

Cháy rừng tại Hà Tĩnh kéo dài suốt 5 ngày, gây thiệt hại lớn cho người và tài sản. Dư luận càng phẫn nộ hơn khi được tin quân đội Việt Nam cử Binh đoàn 18 tham gia chữa cháy rừng tại Indonesia, nhưng lại bỏ mặc cháy rừng tại Hà Tĩnh, khiến 2 người dân tham gia chữa cháy bị tử vong.

Trong đợt cháy rừng vừa qua đã cho ta thấy, hầu như, nhà nước chẳng có chuẩn bị trang thiết bị gì để dập lửa. Khi có đám cháy rừng xảy ra đến mức nguy hiểm thì họ mới chạy ra chợ mua một số can nhựa vềcho chiến sĩ mang nước lên núi dập lửa. Chiến sĩ nào không có đựng nước thì mang theo cành cây để dập lửa, vậy thôi!

“Chúng tôi cho lực lượng chức năng, đoàn viên thanh niên, dân quân gùi những can nước 5-10 lít và cả thức ăn nước uống lên rừng để dập lửa ở những gốc cây còn âm ỉ cháy”, Phó Chủ Tịch UBND huyện Nghi Xuân nói.

Những hành động trên phải chăng chỉ mang tính chất diễn kịch để nhằm tuyên truyền cho các cấp chính quyền luôn quan tâm và bảo vệ rừng?

Mỗi người gùi được những can chỉ có 5 hoặc 10 lít nước lên những dốc cao để tưới vào những gốc cây đang còn cháy âm ỉ bênt rong, sức lực bỏ ra quá nhiều, nhưng hiệu quả thì coi như chẳng được là bao, chưa kể tới đôi chân các bạn trẻ tiếp xúc trực tiếp dưới mặt đất vẫn bị nóng, liệu có thể chịu đựng được không, hay là chưa cứu được cây rừng thì chân đi giày có thể bị cháy bỏng?

Vì vậy có thể khẳng định một điều, các lực lượng chức năng như đoàn viên thanh niên, dân quân gùi những can 5 đến 10 lít nước đã bị những kẻ như ông PhạmTiếnHưng – Phó Chủ Tịch UBND huyện Nghi Xuân (HàTĩnh) kém hiểu biết đã lạm dụng sức lực của người dân để sai khiến trên một diện tích rộng khoảng 50 ha.

Lòng nhiệt tình để bảo vệ rừng của các bạn đoàn viên thanh niên đã bị những kẻ ngu dốt lạm dụng và sai khiến nhằm mục đích tuyên truyền.

Cách chữa cháy cực kỳ thủ công vô tác dụng của lực lượng chữa cháy. Lãnh đạo đảng và nhà nước ngụy biện rằng dùng máy bay trực thăng xịt nước sẽ không hiệu quả vì đám cháy quá rộng!

Thiết nghĩ, tiền dành cho những công tác như chữa cháy, bảo vệ rừng, chống thiên tai, bão lụt chắc chắn đã cạn kiệt. Không cạn kiệt sao được với cái chế độ quái thai này, khi mà từ trung ương đến địa phương không biết bao nhiêu cái vòi bạch tuột hút máu. Nguyên nhân của hết tiền là tham nhũng. Nguyên nhân của tham nhũng là thể chế.

Và tối  ngày 7 tháng Bảy tại núi Nầm, Hương Sơn, Hà Tĩnh lại tiếp tuc cháy.

Mong rằng các cấp chính quyền có phương pháp chữa cháy kịp thời, hiệu quả để người dân Hà Tĩnh bớt lao đao trong biển lửa. Đừng chỉ lo trang bị xe vòi rồng đặc chủng để  trấn áp   người dân, đừng lo gửi máy bay chữa cháy cho nước khác mà bỏ quên dân mình khốn đốn trong biển lửa. Đừng chỉ lo ra sức bảo vệ đảng, chếđộ bằng mọi giá. Còn đối với tài nguyên Quốc gia, tài sản nhând ân, tính mạng đồng bào thì chẳng là gì.

Diễm Quỳnh

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.