Haaretz: Bà Thanh Nhàn là ‘trung gian mấu chốt’ trong các thương vụ vũ khí Việt Nam-Israel

Theo Haaretz, tờ báo uy tín và lâu đời nhất của Israel, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn AIC “là một trung gian mấu chốt của các thương vụ mua bán” vũ khí giữa hai nước Israel và Việt Nam. Ảnh chụp từ video Youtube VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chỉ vài ngày trước khi Hội nghị Trung ương 5 của Đảng Cộng sản Việt Nam khai mạc, Bộ Công an ra lệnh khởi tố Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc AIC Nguyễn Thị Thanh Nhàn vì cáo buộc tham nhũng trong khi truyền thông Israel cho rằng nữ doanh nhân từng có nhiều ảnh hưởng bị ra lệnh bắt giam vì tham gia vào các thương vụ mua bán vũ khí giữa Việt Nam và Israel.

Bà Nhàn, người từng nhận nhiều giải thưởng được xem là “cao quý,” bị khởi tố và lệnh bắt giam hôm 29/4 cùng với 8 người khác, trong đó có Giám đốc sở Y tế Đồng Nai Phan Huy Anh Vũ trong vụ án hình sự “vi phạm quy định về đấu thầu” gây thiệt hại tài sản nhà nước 152 tỷ đồng. Vụ khởi tố và bắt giam được thực hiện 5 ngày trước khi HNTW 5 khai mạc dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người phát động chiến dịch chống tham nhũng trong 6 năm qua.

(Video: Youtube VOA)

Theo Haaretz, tờ báo uy tín và lâu đời nhất của Israel, việc bà Nhàn, người được Forbes bình chọn vào danh sách 50 phụ nữ ảnh hưởng nhất Việt Nam năm 2017, bị ra lệnh bắt giam có thể gây khó khăn cho việc xuất khẩu an ninh của Israel sang Việt Nam vì nữ doanh nhân này “là một trung gian mấu chốt của các thương vụ mua bán” vũ khí giữa hai nước.

Bộ Công an không cho biết bà Nhàn, người bị cáo buộc có những sai phạm liên quan đến việc mua sắm thiết bị y tế tại Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai, đã bị bắt giữ hay chưa nhưng nói rằng đã khám xét và phong tỏa tòa nhà văn phòng Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) tại Hà Nội. Theo những nhà báo và blogger có ảnh hưởng ở Việt Nam, bà Nhàn đã sang Nhật từ năm ngoái. Trong khi đó tờ Haaretz cho biết bà Nhàn bị lệnh bắt giữ vắng mặt vì nữ doanh nhân 53 tuổi này đã sang châu Âu từ trước đó.

Theo tiết lộ của nhà báo Yossi Melman, chuyên viết về các vấn đề tình báo và chiến lược của Haaretz, bà Nhàn là nhân vật chủ chốt trong việc môi giới các hợp đồng mua bán vũ khí giữa Israel và Việt Nam trong thập kỷ qua và lý do bà bị bắt là vì bà tham gia vào các thương vụ này. Nguồn tin dấu tên nắm rõ tình hình từ Việt Nam được nhà báo Melman trích lời nói rằng lý do của vụ bắt giữ “bắt nguồn từ sự tranh giành quyền lực ở Việt Nam giữa Thủ tướng đương nhiệm Phạm Minh Chính, Tổng bí thư Đảng Nguyễn Phú Trọng – người sắp thôi chức, Bộ trưởng Công an Tô Lâm và Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.”

Vẫn theo nguồn tin này, bà Nhàn – người mà blogger Lê Nguyễn Hương Trà cho là một nhân vật “sân sau” của nhiều quan chức – được coi là “rất thân cận” với Thủ tướng Chính.

VOA không thể độc lập kiểm chứng những thông tin trên.

Trong vòng 15 năm qua, Việt Nam đã trở thành một thị trường quan trọng cho ngành công nghiệp an ninh quốc phòng của Israel, theo nhận định của Haaretz. Hai nước đã ký một thỏa thuận mật vào năm 2011, và theo tờ báo được thành lập vào năm 1918, thỏa thuận này giúp củng cố quan hệ an ninh giữa hai nước Israel và Việt Nam. Vẫn theo Haaretz, trong thập kỷ qua, Lực lượng Phòng vệ Israel và Bộ Quốc phòng đã cử các tùy viên quân sự và đại diện bán hàng đến làm việc tại Đại sứ quán Israel ở Hà Nội.

Hợp tác quốc phòng giữa Việt Nam và Israel được tăng cường mạnh mẽ từ sau chuyến thăm của đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Israel vào năm 2015 và, theo truyền thông trong nước, một bản ghi nhớ về hợp tác quốc phòng song phương Việt Nam-Israel được ký kết trong dịp này. Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh lúc đó nói rằng Việt Nam muốn phát triển sâu rộng với Israel trong lĩnh vực quốc phòng. Theo một bản tin của Báo Nghệ An vào tháng 7/2018, Israel trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn thứ hai cho Quân đội Việt Nam chỉ sau đối tác truyền thống Nga.

Hội nghị Trung ương 5 khai mạc hôm 4/5, dự kiến kéo dài tới 10/5, và theo ông Trọng nói trong diễn văn khai mạc, các chủ đề thảo luận gồm có chống tham nhũng, tiêu cực và việc tự kiểm điểm tự phê bình của lãnh đạo đảng cùng nhiều vấn đề quan trọng khác.

Nguồn: Youtube VOA

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hình ảnh nhà sư Thích Minh Tuệ trên một trang mạng xã hội. Ảnh: Pháp Luật TP.HCM

Thật và giả từ bước chân thầy Minh Tuệ

Hình ảnh một hành giả mặc áo vá, đầu trần chân đất đi từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật Giáo đang gây một trận động đất trong dư luận Việt Nam. Hội đồng Trị sự Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam ngay lập tức phát ra thông báo khẳng định “người được mạng xã hội gọi là ‘Sư Thích Minh Tuệ’ không phải là tu sĩ Phật Giáo.” Oái oăm thay, lời khẳng định chắc như đinh đóng cột của các vị chức sắc Phật Giáo quốc doanh lại góp phần phơi trần cái bản lai diện mục giả hiệu của chính họ.

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.