Hai nghị sĩ Nga kêu gọi rút quân về nước

Một cuộc biểu tình phản đối cuộc chiến tranh xâm lược Ukraine của Putin. Ảnh: Việt Nam Thời Báo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

“Chúng tôi yêu cầu lập tức rút quân Nga về nước.”

“Nếu Nga  không chấm dứt chiến dịch quân sự thì sẽ có nhiều trẻ mồ côi hơn nữa,” nghị sĩ Leonid Vasyukevich  tuyên bố trong  một đoạn video ghi lại cuộc họp. “Chúng tôi yêu cầu lập tức rút quân Nga về nước.”

Báo chí tại Nga và phương Tây đồng loạt đưa tin (*) hai nhà lập pháp ở vùng Viễn Đông của Nga đã thúc giục Tổng thống Vladimir Putin chấm dứt “chiến dịch quân sự” tại Ukraine, một động thái được cho là hiếm hoi.

Một tòa án quân sự tại Nga đã xác nhận thông tin về việc 115 binh sĩ nước này bị sa thải khỏi quân đội vì từ chối thực hiện nhiệm vụ tại Ukraine. Theo thông cáo báo chí của tòa án, được hãng tin Interfax trích dẫn, những người liên quan là thành viên của Lực lượng Vệ binh Quốc gia, những người đã từ chối thực hiện một nhiệm vụ liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt của Matxcơva tại Ukraine.

Ngoài ra, để đưa ra phán quyết của mình, tòa án cho biết đã xem xét các tài liệu cần thiết và thẩm vấn các chỉ huy của Lực lượng Vệ binh Quốc gia, một lực lượng an ninh nội bộ khác với quân đội Nga nhưng cũng tham gia vào các hoạt động ở Ukraine.

Tòa án đã bác đơn kháng cáo của 115 binh sĩ này, đồng thời xác nhận việc họ bị sa thải. Tòa án không nói rõ những người lính này đóng quân ở đâu tại Nga. Trường hợp này dường như là trường hợp chính thức đầu tiên được xác nhận về việc binh sĩ Nga đã từ chối tham gia vào cuộc xung đột Nga – Ukraine.

Theo báo The Guardian, vụ kháng nghị diễn ra ở Nalchik, thủ đô của nước cộng hòa Kabardino-Balkarian ở vùng Caucasus thuộc Nga, nơi đơn vị Rosgvardia đóng quân.

Kể từ khi chiến sự bùng phát, truyền thông và tình báo phương Tây đã nhiều lần đưa tin về tình trạng sa sút tinh thần trong quân đội Nga cũng như việc một số binh sĩ từ chối tham chiến ở nước láng giềng.

Matxcơva không lên tiếng bình luận về những thông tin như vậy.

Tin tức liên quan đến cuộc chiến trên báo chí nước ngoài cho biết các nhà tài phiệt Nga sẵn sàng trả tiền để dỡ bỏ các lệnh trừng phạt chống lại họ, và đề nghị gửi khoản tiền này tới Ukraine để tái thiết nước này, Bộ trưởng Tài chính Canada Chrystia Freeland tuyên bố trong cuộc họp với các đồng nghiệp từ các nước G7 và được tờ Handelsblatt của Đức trích lại.

Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới – WHO  hôm 26/5 đã thông qua kiến nghị lên án tình trạng khẩn cấp y tế khu vực do Nga xâm lược Ukraine và bác một nghị quyết đối nghịch từ Matxcơva mà trong đó không hề đề cập đến vai trò của WHO trong cuộc khủng hoảng.

Hiện tại, với việc từ bỏ chiến dịch đánh chiếm thủ đô Kyiv và thành phố Kharkiv, Tổng thống Nga Vladimir Putin được cho rằng ông hiện đang tìm kiếm chiến thắng quân sự ở miền đông – nơi chủ yếu nói tiếng Nga, đó cũng là nơi ông đưa ra cáo buộc vô căn cứ rằng Ukraine phạm tội diệt chủng.

Ngày 28/5, tờ RT của Nga cho biết Ukraine liệt cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vào danh sách đen với cáo buộc “tham gia chiến dịch thông tin của Nga nhằm chống lại Ukraine,” theo hãng thông tấn TASS. Ngoài ra, nhà ngoại giao 99 tuổi cũng bị cáo buộc “tuyên truyền, hăm dọa và xâm phạm sự toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine.”

Ngày 24/5, ông Kissinger nói trước Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos (Thụy Sĩ) rằng Kyiv và Moscow phải đạt được một thỏa thuận hòa bình trong vòng hai tháng tới để ngăn chặn những hậu quả nghiêm trọng hơn đối với các mối quan hệ quốc tế ở châu Âu. Theo ông, nếu xung đột tiếp diễn, nó sẽ trở thành một cuộc chiến toàn cầu giữa Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Nga.

Để làm được điều này, ông Kissinger nói rằng Ukraine ít nhất phải chấp nhận quay trở lại “trạng thái trước đây,” hoặc từ bỏ các yêu sách lãnh thổ của mình đối với Crimea và trao quyền tự trị cho Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Luhansk ly khai ở miền đông.

Trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam, nhiều nguồn tin độc lập từng nhấn mạnh rằng Kissinger và Nixon cùng nghĩ ra chiến lược bỏ rơi Việt Nam mà trên thực tế họ đã thực hiện.

Năm 1969, Kissinger và Nixon đến nhậm chức tại Nhà Trắng. Họ là một cặp đôi, trong đó Nixon là tổng thống. Họ hứa đưa Hoa Kỳ ra khỏi Việt Nam, đó là lời hứa với người dân Hoa Kỳ khi tranh cử. Tại một thời điểm nào đó Nixon nói rằng ông sẽ chấp nhận điều kiện “ngừng bắn tại chỗ” để làm cơ sở cho các cuộc đàm phán.

“Khi bắt đầu chính sách Việt Nam hóa năm 1969, Kissinger nghĩ đó là một chính sách tốt, nhưng đã quá trễ. Và cuối cùng thì Kissinger chỉ muốn mua một khoảng thời gian cho quân đội Mỹ rút ra khỏi VN, để sau đó khi Sài Gòn thất thủ thì không ai đổ lỗi cho Hoa Kỳ, khiến Kissinger và chính quyền Nixon không bị xấu hổ” – cựu phân tích gia chiến lược của CIA ở Nam Việt Nam, ông Frank Snepp kể về câu chuyện Hoa Kỳ đã ‘bỏ rơi’ Việt Nam Cộng Hòa như thế nào từ sau Hoà đàm Paris 1973.

Nguyễn Huỳnh

Nguồn: Việt Nam Thời Báo

Chú thích:

(*) https://www.themoscowtimes.com/2022/05/27/local-deputy-in-russias-far-east-urges-putin-to-end-war-in-ukraine-a77823;

https://guardian.ng/news/world/russian-lawmakers-in-hot-water-for-urging-putin-to-end-ukraine-conflict/;

https://www.theguardian.com/world/2022/may/27/115-russian-national-guard-soldiers-sacked-for-refusing-to-fight-in-ukraine;

https://www.rt.com/russia/556201-kissinger-birthday-ukraine-enemies-list/

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.