Hai nhà hoạt động vì quyền đất đai ở Hà Nội bị y án tổng cộng 16 năm tù

Hai nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Trịnh Bá Phương (trái) và Nguyễn Thị Tâm là những tiếng nói mạnh mẽ đứng về phía người dân trong đấu tranh về đất đai ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội bị tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm 10 năm và 6 năm tù hôm 17/8/2022. Ảnh chụp từ trang Youtube VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tiến hành phiên xét xử phúc thẩm ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm hôm 17/8, với kết quả là tòa tuyên y án sơ thẩm, theo đó hai nhà hoạt động cho quyền lợi đất đai vẫn bị phạt tù tổng cộng 16 năm, ông Nguyễn Văn Miếng, một trong số các luật sư bào chữa, cho VOA biết.

Phán quyết tại phiên phúc thẩm vẫn xác định rằng ông Trịnh Bá Phương, 37 tuổi, và bà Nguyễn Thị Tâm, 50 tuổi, phạm tội tuyên truyền chống nhà nước, căn cứ theo Điều 117 trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam. Ông Phương, bà Tâm lần lượt phải chịu các mức án 10 năm tù giam, 5 năm quản chế, và 6 năm tù giam, 3 năm quản chế.

Ông Phương và bà Tâm bị công an Việt Nam bắt hồi tháng 6/2020 và bị tuyên án sơ thẩm hồi tháng 12/2021. Nhiều năm trước, họ đã trở thành những nhà tranh đấu sau khi gia đình họ bị mất đất trong quá trình chính quyền và các nhà đầu tư xây khu đô thị ở xã Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.

Ông Phương có mẹ là Cấn Thị Thêu và em trai là Trịnh Bá Tư, cũng là những nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai và cũng đã bị bỏ tù với các mức án nặng.

Gia đình ông Phương và bà Tâm là những tiếng nói mạnh mẽ đứng về phía người dân trong đấu tranh về đất đai ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, cũng thuộc Hà Nội. Vụ khiếu nại kéo dài nhiền năm ở đó có kết cục là công an dùng vũ lực đột kích vào thôn hồi ngày 9/1/2020, làm chết một thủ lĩnh nông dân và 3 viên công an.

Mô tả vắn tắt về phiên xét xử phúc thẩm hôm 17/8, Luật sư Miếng nói với VOA rằng khi hiện diện trước tòa, ông Phương và bà Tâm “rất khảng khái” và có phần tự bào chữa “xuất sắc”: “Họ nói nguồn gốc mà họ đấu tranh là do họ mất đất, và chỉ ra nguyên nhân vì sao họ mất đất, đó là do chính quyền các cấp không giải quyết các khiếu nại hợp pháp của họ, đâm ra họ phải liên tục đấu tranh.”

Ông Phương và bà Tâm cũng nói thêm rằng chính vì họ là nạn nhân bị mất đất và phải chịu những bất công nên họ đồng cảm và đồng hành với những người dân ở Đồng Tâm, cũng như lên án vụ đột kích, trấn áp của công an ở đó, vẫn Luật sư Miếng thuật lại.

Về phía các luật sư bào chữa, ông Miếng cho biết ông và các đồng nghiệp đưa ra lập luận rằng những ý kiến, quan điểm của hai nhà hoạt động Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm nêu lên trong quá trình tranh đấu của họ không vi phạm pháp luật.

Những gì hai nhà hoạt động nói ra hoặc bày tỏ trên mạng xã hội hoàn toàn phù hợp với quy định trong Hiến pháp Việt Nam về tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. Việc trừng phạt hai nhà hoạt động không chỉ đi ngược lại chính Hiến pháp, luật pháp Việt Nam mà còn vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, các luật sư tranh luận với tòa, theo lời thuật lại của Luật sư Miếng với VOA.

Tuy nhiên, tòa án tại Hà Nội vẫn xác định ông Phương và bà Tâm có tội và tuyên y án sơ thẩm.

Trong một video truyền trực tiếp trên trang Facebook cá nhân, vợ ông Phương là bà Thu cho biết bà không được vào dự phiên tòa, chỉ có thể đứng ở tường rào của tòa án để nhìn chồng bước lên xe chở tù vào cuối phiên tòa.

Bà và những người thân hô to: “Anh Phương ơi… Chồng tôi vô tội. Trịnh Bá Phương vô tội. Trả tự do cho Trịnh Bá Phương. Đả đảo cộng sản. Đả đảo khủng bố. Đả đảo tòa án lén lút. Cộng sản hèn với giặc ác với dân. Anh Phương ơi… anh Phương ơi… anh Phương ơi…”

Vẫn bà Thu nói trong video rằng bà thấy chồng mình quay lại nhìn khi nghe được lời vợ và người thân gọi tên. Bà cho biết thêm rằng trước đó, công an đã “tóm cổ” bà lôi đi, “tát vào mặt” bà và “chửi dã man” để ngăn cản bà tiếp cận với tòa nhà của tòa án.

Bà Thu nói với VOA trước phiên tòa phúc thẩm rằng bản án 10 năm tù đối với chồng bà “rất vô lý” bởi ông Phương “không có tội” khi ông chỉ đưa “thông tin trung thực về Đồng Tâm, đưa những cái xấu xa của đảng cộng sản ra ánh sáng.”

(Video: Youtube VOA)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Cộng đồng Phật giáo Hòa Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng, hôm 23/6/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Kỷ niệm 85 năm ngày khai sáng Phật giáo Hòa Hảo

Vào sáng ngày 23/6, cộng đồng Phật giáo Hoà Hảo ở khu vực thủ đô nước Mỹ tổ chức chương trình kỷ niệm 85 năm ngày nền đạo Phật giáo Hoà Hảo được đức Huỳnh giáo chủ khai sáng vào năm 1939 với pháp môn “Học Phật – Tu Nhân” tại làng Hòa Hảo tỉnh Châu Đốc.

Buổi lễ kỷ niệm thu hút đông đảo các gia đình người Việt sinh sống trong vùng và nhiều đạo hữu từ các tổ chức và hội nhóm tôn giáo khác thuộc cộng đồng gốc Việt.

Sư Thích Minh Tuệ ở Hà Tĩnh hôm 17/5/2024. Ảnh: AFP

Cập nhật thông tin về Phật sĩ Thích Minh Tuệ

Thầy đi khất thực (chứ không nhận mang cơm đến) và ngồi trò chuyện (hay cũng có thể gọi là pháp thoại) với dân, để dân đánh lễ, vừa là pháp tu, vừa là tuân theo sự đời, không thể trốn tránh ẩn tu được. Và cách tu đó cũng đem lại nhiều lợi lạc cho chúng sinh. Vì mỗi người sùng tín được gặp Thầy, được trò chuyện, đảnh lễ thầy rồi nhận về một chai nước, một trái cây hay cái bánh họ đều rất hoan hỉ, được hưởng chút phước lành từ một vị chân tu mà họ rất tin tưởng, ngưỡng mộ. Tác động tâm linh, tâm lý như vậy thật lành thay!

Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương 3 khóa 18 của đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2013 để thiết lập chương trình nghị sự. Những người theo dõi Trung Quốc, háo hức chờ đợi tin tức về nơi mà vị chủ tịch mới sẽ đưa đất nước đi, đã không chú ý đến những tín hiệu quan trọng. Ảnh tổng hợp của Nikkei - Ảnh nguồn của AP và Yusuke Hinata

Đừng hiểu sai ý định của Tập Cận Bình tại hội nghị trung ương ba

Ngay sau hội nghị trung ương 3 khóa 18 năm 2013, một nguồn tin của đảng cho biết, “Người ta sẽ phạm phải sai lầm lớn nếu phân tích – và đặt kỳ vọng cao vào – các cuộc họp quan trọng của đảng chỉ từ góc độ kinh tế, kinh doanh, hay tiền bạc.” Hàm ý ở đây là vấn đề quan trọng nhất ở Trung Quốc là quyền lực chính trị chứ không phải kinh tế.

Nhưng các nhà phân tích bên ngoài Trung Quốc đã phạm phải sai lầm này. Họ đã hiểu sai kết quả của hội nghị hơn 10 năm trước như thế nào?

Kênh đào Phù Nam (Funan Techo) trong tổng thể lưu vực sông Mekong. Ảnh: Stimson Center/ Brian Eyler

Hệ lụy khó lường của việc Campuchia làm kênh đào Phù Nam bất chấp Hiệp định Mekong 1995

Viện Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS) ở Singapore tổ chức hội thảo “Kênh Phù Nam: Xác định lại khả năng kết nối, định hình lại chính trị” trong ngày 21/6/2024. Theo nhiều chuyên gia quốc tế tại hội thảo, là quốc gia ở hạ nguồn sông Mekong, việc Campuchia bỏ qua quy trình Tham vấn trước mà Hiệp định Mekong 1995 quy định sẽ gây ra nhiều tiền lệ nguy hiểm cho dòng sông này.