Hai nhà hoạt động vì quyền đất đai ở Hà Nội bị y án tổng cộng 16 năm tù

Hai nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai Trịnh Bá Phương (trái) và Nguyễn Thị Tâm là những tiếng nói mạnh mẽ đứng về phía người dân trong đấu tranh về đất đai ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, Hà Nội bị tòa phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm 10 năm và 6 năm tù hôm 17/8/2022. Ảnh chụp từ trang Youtube VOA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tòa án Nhân dân Cấp cao tại Hà Nội tiến hành phiên xét xử phúc thẩm ông Trịnh Bá Phương và bà Nguyễn Thị Tâm hôm 17/8, với kết quả là tòa tuyên y án sơ thẩm, theo đó hai nhà hoạt động cho quyền lợi đất đai vẫn bị phạt tù tổng cộng 16 năm, ông Nguyễn Văn Miếng, một trong số các luật sư bào chữa, cho VOA biết.

Phán quyết tại phiên phúc thẩm vẫn xác định rằng ông Trịnh Bá Phương, 37 tuổi, và bà Nguyễn Thị Tâm, 50 tuổi, phạm tội tuyên truyền chống nhà nước, căn cứ theo Điều 117 trong Bộ luật Hình sự của Việt Nam. Ông Phương, bà Tâm lần lượt phải chịu các mức án 10 năm tù giam, 5 năm quản chế, và 6 năm tù giam, 3 năm quản chế.

Ông Phương và bà Tâm bị công an Việt Nam bắt hồi tháng 6/2020 và bị tuyên án sơ thẩm hồi tháng 12/2021. Nhiều năm trước, họ đã trở thành những nhà tranh đấu sau khi gia đình họ bị mất đất trong quá trình chính quyền và các nhà đầu tư xây khu đô thị ở xã Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.

Ông Phương có mẹ là Cấn Thị Thêu và em trai là Trịnh Bá Tư, cũng là những nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai và cũng đã bị bỏ tù với các mức án nặng.

Gia đình ông Phương và bà Tâm là những tiếng nói mạnh mẽ đứng về phía người dân trong đấu tranh về đất đai ở thôn Hoành, xã Đồng Tâm, cũng thuộc Hà Nội. Vụ khiếu nại kéo dài nhiền năm ở đó có kết cục là công an dùng vũ lực đột kích vào thôn hồi ngày 9/1/2020, làm chết một thủ lĩnh nông dân và 3 viên công an.

Mô tả vắn tắt về phiên xét xử phúc thẩm hôm 17/8, Luật sư Miếng nói với VOA rằng khi hiện diện trước tòa, ông Phương và bà Tâm “rất khảng khái” và có phần tự bào chữa “xuất sắc”: “Họ nói nguồn gốc mà họ đấu tranh là do họ mất đất, và chỉ ra nguyên nhân vì sao họ mất đất, đó là do chính quyền các cấp không giải quyết các khiếu nại hợp pháp của họ, đâm ra họ phải liên tục đấu tranh.”

Ông Phương và bà Tâm cũng nói thêm rằng chính vì họ là nạn nhân bị mất đất và phải chịu những bất công nên họ đồng cảm và đồng hành với những người dân ở Đồng Tâm, cũng như lên án vụ đột kích, trấn áp của công an ở đó, vẫn Luật sư Miếng thuật lại.

Về phía các luật sư bào chữa, ông Miếng cho biết ông và các đồng nghiệp đưa ra lập luận rằng những ý kiến, quan điểm của hai nhà hoạt động Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm nêu lên trong quá trình tranh đấu của họ không vi phạm pháp luật.

Những gì hai nhà hoạt động nói ra hoặc bày tỏ trên mạng xã hội hoàn toàn phù hợp với quy định trong Hiến pháp Việt Nam về tự do ngôn luận, tự do tư tưởng. Việc trừng phạt hai nhà hoạt động không chỉ đi ngược lại chính Hiến pháp, luật pháp Việt Nam mà còn vi phạm Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị, các luật sư tranh luận với tòa, theo lời thuật lại của Luật sư Miếng với VOA.

Tuy nhiên, tòa án tại Hà Nội vẫn xác định ông Phương và bà Tâm có tội và tuyên y án sơ thẩm.

Trong một video truyền trực tiếp trên trang Facebook cá nhân, vợ ông Phương là bà Thu cho biết bà không được vào dự phiên tòa, chỉ có thể đứng ở tường rào của tòa án để nhìn chồng bước lên xe chở tù vào cuối phiên tòa.

Bà và những người thân hô to: “Anh Phương ơi… Chồng tôi vô tội. Trịnh Bá Phương vô tội. Trả tự do cho Trịnh Bá Phương. Đả đảo cộng sản. Đả đảo khủng bố. Đả đảo tòa án lén lút. Cộng sản hèn với giặc ác với dân. Anh Phương ơi… anh Phương ơi… anh Phương ơi…”

Vẫn bà Thu nói trong video rằng bà thấy chồng mình quay lại nhìn khi nghe được lời vợ và người thân gọi tên. Bà cho biết thêm rằng trước đó, công an đã “tóm cổ” bà lôi đi, “tát vào mặt” bà và “chửi dã man” để ngăn cản bà tiếp cận với tòa nhà của tòa án.

Bà Thu nói với VOA trước phiên tòa phúc thẩm rằng bản án 10 năm tù đối với chồng bà “rất vô lý” bởi ông Phương “không có tội” khi ông chỉ đưa “thông tin trung thực về Đồng Tâm, đưa những cái xấu xa của đảng cộng sản ra ánh sáng.”

(Video: Youtube VOA)

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bộ Tư lệnh Cảnh vệ tổ chức lễ khai mạc Hội thao truyền thống lần thứ 34, chào mừng kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Lực lượng Cảnh vệ Công an nhân dân (16-2-1953/ 16-2-2023) hôm 6/1/2023, tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội. Ảnh: Internet

Công an không nể mặt quân đội rồi!

Bộ Công an đã trình Quốc hội về dự thảo Luật Cảnh vệ, theo đó thì bộ trưởng Bộ Công an sẽ có quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ. Lưu ý rằng khi trình dự thảo này thì ông Tô Lâm vẫn còn là bộ trưởng Bộ Công an.

Như vậy bộ trưởng Bộ Công an sẽ được xếp ngang hàng tứ trụ lãnh đạo cao nhất trong hệ thống chính trị của đảng cộng sản, gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ tướng và chủ tịch quốc hội. Có lẽ điều này đã khiến Bộ Quốc phòng cảm thấy bị “lép vế.” Cho nên ngay sau đó, ngày 24/5, Trung tướng Nguyễn Quốc Duyệt, Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô đã yêu cầu phải bổ sung quyền áp dụng biện pháp cảnh vệ cho bộ trưởng Quốc phòng bên cạnh bộ trưởng Công an để đảm bảo đồng bộ.

Ông Tô Lâm trở thành chủ tịch nước thứ ba của Việt Nam trong vòng hai năm. Ảnh: AP

Lên chủ tịch nước, thế lực của ông Tô Lâm lớn đến đâu?

Ông Lâm lên làm chủ tịch nước trong một nhiệm kỳ nhiều biến động nhất trong lịch sử đảng Cộng sản Việt Nam khi lần lượt Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Thường trực Ban bí thư Trương Thị Mai đều mất chức do kết quả của công cuộc ‘đốt lò’ của ông Trọng mà ông Tô Lâm là trợ thủ tích cực.

Sau khi các nhân vật này, vốn có thứ bậc cao hơn ông Tô Lâm trong Bộ Chính trị, ra đi, ông Lâm trở thành một trong số rất ít ỏi những người đủ điều kiện để lên làm tổng bí thư theo quy định của đảng.

Nhà hoạt động nhân quyền cho người Thượng Y Quynh Bdap. Ảnh: VOA

Các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan chớ dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

Hôm 13/6, các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan không dẫn độ một nhà hoạt động Việt Nam bị giam giữ ở Bangkok, nói rằng ông này có thể gặp nguy hiểm nếu bị trả về Việt Nam, AP đưa tin.

Ông Y Quynh Bdap, người được cấp quy chế tị nạn của Liên Hiệp Quốc ở Thái Lan, bị cảnh sát địa phương bắt giam hôm 11/6, một ngày sau khi ông gặp các quan chức đại sứ quán Canada khi ông xin tị nạn ở đó, theo Tổ chức Quyền Hòa bình, nơi đã liên lạc với ông trước đó.

Tàu Cảnh sát biển Trung Quốc (phải) bắn vòi rồng vào một tàu được Hải quân Philippines thuê để thực hiện nhiệm vụ tiếp tế thường lệ cho quân đội đóng tại bãi cạn Scarborough và Bãi Cỏ Mây hôm 5/3/2024 ở Biển Đông. Ảnh: Ezra Acayan/ Getty Images

Biển Đông và Đệ Tam Thế Chiến

Từ ngày 15/6, lực lượng Cảnh Sát Biển (Hải Cảnh) Trung Quốc sẽ bắt đầu khám tàu và bắt người trên các vùng biển theo một quy định mới có tên “Thủ tục thực thi luật hành chánh của các cơ quan tuần duyên” do chính phủ nước này ban hành hôm 15/5. Hành động mới của Trung Quốc chắc chắn làm leo thang xung đột trên Biển Đông, thậm chí khơi mào đụng độ quân sự trực tiếp với Hoa Kỳ và mở màn cuộc chiến tranh Đệ Tam Thế Chiến.