Hai thượng nghị sĩ yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nêu vấn đề vi phạm nhân quyền với Việt Nam

Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thượng Nghị Sĩ Cornyn và Thượng Nghị Sĩ Rubio trong lá thư ngày 30 tháng Bảy, 2020, gởi Bộ Trưởng Mike Pompeo đã yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nêu vấn đề vi phạm nhân quyền trực tiếp với nhà cầm quyền CSVN.

Hai thượng nghị sĩ kêu gọi Hoa Kỳ áp dụng luật Magnitsky đối với những cá nhân có hành vi tàn bạo với dân và đưa Việt Nam vào danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” về các vi phạm trong lãnh vực tự do tôn giáo.

Lá thư cũng lên án quyền tự do ngôn luận bị bóp nghẹt trầm trọng, điển hình qua việc bắt bớ các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam.

Hai ông cho rằng Hoa Kỳ cần tiếp tục phát triển và củng cố mối quan hệ với các quốc gia trong vùng để bảo đảm nền an ninh và thịnh vượng chung và ngăn chặn tầm ảnh hưởng của Trung Quốc.

Sau cùng, TNS Cornyn và TNS Rubio nhấn mạnh rằng “Cách duy nhất để phát huy đầy đủ tiềm năng của mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam là thúc ép họ thực hiện các bước nghiêm túc để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.”

Dưới dây là bản dịch nguyên văn bức thư của Thượng Nghị Sĩ Cornyn và Thượng Nghị Sĩ Rubio gởi cho Ngoại Trưởng Pompeo.

Ngày 30 tháng Bảy, 2020

Bộ Trưởng Mike Pompeo
Bộ Ngoại Giao
2201 C Street, N.W.
Washington, D.C. 20520

Thưa Ngoại Trưởng Pompeo:

Hôm nay chúng tôi viết về việc chính phủ Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam tiếp tục vi phạm nhân quyền đối với người dân Việt Nam. Việt Nam là một đối tác an ninh quan trọng trong khu vực nhưng hồ sơ nhân quyền của họ vẫn là một trở ngại cho việc tăng cường mối quan hệ. Do đó, chúng tôi trân trọng yêu cầu Ông nêu ra những vấn đề này trực tiếp với chính phủ Việt Nam và Ông xem xét việc áp đặt một lệnh trừng phạt đối với các cá nhân đã có hành vi vi phạm nhân quyền nghiêm trọng, theo Đạo Luật Global Magnitsky A. Ngoài ra, chúng tôi yêu cầu đưa Việt Nam vào danh sách “Các quốc gia cần quan tâm đặc biệt” vì những vi phạm quyền tự do tôn giáo.

Sự hợp tác giữa Hoa Kỳ và Việt Nam đã gia tăng trong những năm qua trong một số lĩnh vực quan trọng đối với an ninh và nỗ lực chống lại Chính phủ và Đảng Cộng Sản Trung Quốc ngày càng hung hăng. Chúng tôi ủng hộ tầm nhìn của chính phủ về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở rộng, nhưng chính quyền Việt Nam đã bắt bớ một cách tuỳ tiện và đàn áp các thành viên báo chí và những người hành đạo vẫn là một thách thức trong mối quan hệ của chúng ta.

Dưới sự lãnh đạo của Ông và Tổng Thống Trump, Bộ Ngoại Giao đã vận động cho tự do tôn giáo trên toàn thế giới và tôi tự hào ủng hộ sự vận động của Bộ Ngoại Giao cho quyền cơ bản này. Sự lạm dụng Luật Tín Ngưỡng và Tôn Giáo được tiếp tục sử dụng để Nhà nước Việt Nam quấy rối và đàn áp các nhóm tôn giáo, những người chỉ muốn hành đạo của họ trong hòa bình. Việc Nhà nước Việt Nam đặc biệt nhắm mục tiêu đàn áp những người Thượng và người H’mông Thiên Chúa Giáo là không chấp nhận được.

Chính phủ Việt Nam còn nhắm mục tiêu vào giới báo chí, bao gồm các thành viên của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam, và các nỗ lực để bịt miệng những nhà bất đồng chính kiến cũng là mối quan tâm lớn. Hoa Kỳ cần phải thúc ép chính phủ Việt Nam tôn trọng các quyền cơ bản của người dân Việt Nam và có biện pháp để trừng phạt các quan chức chịu trách nhiệm cho những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng.

Hoa Kỳ phải tiếp tục phát triển và tăng cường quan hệ đối tác với các quốc gia trong khu vực để đảm bảo sự thịnh vượng và an ninh của nhau và chống lại sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Cách duy nhất để phát huy đầy đủ tiềm năng của mối quan hệ Hoa Kỳ – Việt Nam là thúc ép họ thực hiện các bước nghiêm túc để cải thiện tình hình nhân quyền tại Việt Nam.

Cảm ơn sự lãnh đạo và quan tâm của Ông đến vấn đề quan trọng này.

Trân trọng,

John Cornyn
Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ

Marco Rubio
Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ

Bức thư Thượng Nghị Sĩ Cornyn và Thượng Nghị Sĩ Rubio gởi Ngoại Trưởng Mike Pompeo hôm 30/7/2020, yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nêu vấn đề vi phạm nhân quyền trực tiếp với nhà cầm quyền CSVN.
Bức thư Thượng Nghị Sĩ Cornyn và Thượng Nghị Sĩ Rubio gởi Ngoại Trưởng Mike Pompeo hôm 30/7/2020, yêu cầu Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ nêu vấn đề vi phạm nhân quyền trực tiếp với nhà cầm quyền CSVN.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Phó Tổng Thống Lại Thanh Đức (William Lai, trái) và bà Tiêu Mỹ Cầm (Hsiao Bi-khim), đại diện Đài Loan tại Mỹ, trong liên danh đại diện đảng DPP đương quyền ứng cử cuộc bầu cử tổng thống đầu năm 2024. Ảnh: Sam Yeh/AFP via Getty Images

Đài Loan bầu tổng thống: Chiến tranh hay hòa bình?

Chỉ một tháng nữa 23,5 triệu dân Đài Loan sẽ đi bỏ phiếu bầu tổng thống và Quốc Hội. Bắc Kinh đe nẹt người Đài Loan sẽ phải chọn “chiến tranh hay hòa bình,” trong khi giới quan sát quốc tế nhận định, cuộc bầu cử này là một bước ngoặt sẽ quyết định tương lai Đài Loan, hoặc sẽ củng cố chủ quyền quý giá của đảo quốc, hoặc sẽ gia tăng xung đột, thậm chí chiến tranh, giữa hai bờ eo biển.

Tàu khu trục Mỹ USS Milius trong cuộc hải hành ở eo biển Đài Loan hôm 16/4/2023. Ảnh: AP

Mỹ và các đồng minh châu Á “sẵn sàng đứng lên” bảo vệ ổn định tại eo biển Đài Loan

Kết thúc cuộc họp ba bên Mỹ – Nhật – Hàn tại Seoul vào sáng nay 09/12/2023, Cố vấn An Ninh Quốc Gia Nhà Trắng của Mỹ, Jake Sullivan khẳng định Washington và các đồng minh sẵn sàng “đứng lên” vì “ổn định hòa bình tại eo biển Đài Loan, vì quyền tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông và Hoa Đông.”

Hội luận trực tuyến chủ đề "75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam" lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023

Hội luận trực tuyến “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam”

Hội luận trực tuyến chủ đề “75 năm Quốc Tế Nhân Quyền: Góc nhìn khác về hiện tình Việt Nam” lúc 9:30 tối thứ Sáu ngày 8/12/2023 với sự góp mặt của các diễn giả: Luật sư Nhân quyền Nguyễn Văn Đài, cựu Tù nhân Lương tâm Paulus Lê Sơn và cựu TNLT Nguyễn Viết Dũng do MC Thanh Lan điều hợp.

Không gian Xã hội dân sự và các quyền tự do, dân chủ Việt Nam bị đóng kín, theo kết quả báo cáo khảo sát của liên minh quốc tế CIVICUS tổng kết năm 2023. Ảnh chụp màn hình VOA

Báo cáo: Quyền tự do dân chủ ở Việt Nam ‘bị đóng kín’ trong năm 2023

Không gian dân sự được định nghĩa là “sự tôn trọng luật pháp, chính sách và thực tiễn đối với các quyền tự do lập hội, nhóm họp và biểu đạt ôn hòa cũng như mức độ mà nhà nước bảo vệ các quyền cơ bản này.”

Năm nay Việt Nam chỉ đạt 13/100 điểm, sau cả Cuba 14/100 điểm. Đây là năm thứ 6 liên tiếp Hà Nội bị liệt vào danh sách đen này kể từ lần đầu tiên xếp hạng vào năm 2018.