Hàng Ngàn Giáo Dân Xứ Hà Đông Biểu Tình Và Cầu Nguyện Trước Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

HÀ ĐÔNG – Chúa Nhật vừa qua (6/01/2008), đông đảo anh chị em giáo dân đã tổ chức một buổi cầu nguyện đông đảo trước Uỷ Ban Nhân Dân thành phố Hà Đông để yêu cầu nhà nước sớm hoàn lại cho họ nhà xứ của giáo xứ Hà Đông mà nhà nước đã chiếm làm trụ sở Uỷ Ban Nhân Dân thành phố. Giáo xứ Hà Đông, nơi đang diễn ra cuộc tranh chấp, thuộc Hạt Hà Tây trong tổng giáo phận Hà Nội.

JPEG - 169.7 kb

Từ cả 20 năm nay (tức là từ năm 1977) Giáo xứ Hà Đông đã liên tục làm đơn đòi lại nhà xứ bị chính quyền chiếm dụng làm trụ sở Uỷ ban Nhân dân thị xã, nhưng chính quyền địa phương vẫn làm ngơ trước những đòi hỏi chính đáng của họ.

Thành phố Hà Đông là thủ phủ tỉnh Hà Tây nằm trên quốc lộ 6A nối Hà Nội với các tỉnh Tây Bắc Việt Nam. Diện tích tổng cộng của thành phố là 48 km2 với dân số khoảng 228,000 dân, được chia thành 7 phường, và 5 xã.

Sau khi cưỡng chiếm miền Nam Việt Nam, nhà nước cộng sản đã thực hiện việc phân chia lại ranh giới địa lý của nhiều tỉnh thành ở miền Bắc và miền Nam. Ngày 27/12/1975, cộng sản sát nhập Hà Tây và Hòa Bình thành một tỉnh gọi là Hà Sơn Bình gồm 3 thị xã là Hà Đông, Sơn Tây và Hoà Bình, 12 huyện của Hà Tây là Đan Phượng, Hoài Đức, Chương Mỹ, Thanh Oai, Thường Tín, Phú Xuyên, Ứng Hòa, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất, Quốc Oai, Mỹ Đức; và 9 huyện của Hòa Bình là Mai Châu, Đà Bắc, Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Sơn, Lạc Thủy, Yên Thủy, và Tân Lạc.

Như vậy Hà Sơn Bình bắc giáp với tỉnh Vĩnh Phú, đông bắc giáp thành phố Hà Nội, đông giáp tỉnh Hải Hưng, đông nam giáp tỉnh Hà Nam Ninh, nam giáp tỉnh Thanh Hóa, và phía tây giáp tỉnh Sơn La.

Năm 1978, hai thị xã Hà Đông, Sơn Tây và 5 huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Ba Vì, Phúc Thọ, Thạch Thất cùng một số xã ở phía bắc đường số 6 thuộc huyện Chương Mỹ, Thanh Oai và Thường Tín được nhập vào thành phố Hà Nội.

Ngày 12/8/1991 nhà nước cộng sản lại tách Hà Sơn Bình ra thành hai tỉnh như hiện nay là Hà Tây và Hoà Bình.

Ngày 3/2/2007, thị xã Hà Đông được “nâng cấp” thành Thành Phố Hà Đông. Trụ sở của Ủy Ban Thành Phố này là nhà xứ mà nhà nước đã cướp từ năm 1977.

JPEG - 134.5 kb

JPEG - 135.8 kb

Gần đây UBND đã xây dựng ở chỗ khác, nhưng chính quyền vẫn không trả lại khu đất nhà xứ cũ. Giáo dân kéo tới chất vấn đấu tranh thì chính quyền cứ khất lần.

Nhưng vừa rồi UBND viết công văn gửi cha xứ Giuse Nguyễn Ngọc Hinh trả lời dứt khoát là đất nhà xứ Hà Đông năm 1977 đã được ông chánh trương hiến tặng cho Nhà nước.

Công văn đó đã làm cha xứ và giáo dân bất mãn vì tính cách vô lý của UBND. Làm sao một ông chánh trương có quyền lấy đất của Nhà thờ tặng nhà nước được, lý luận vô lý quá. Hơn thế vào thời kỳ mà họ trưng dụng đất nhà xứ, giáo xứ Hà Đông không có linh mục chính xứ mà ông chánh trương lại do chính UBND họ đặt lên.

Hôm Chúa Nhật (6/01/2008) vừa qua, cả ngàn giáo dân đã cũng kéo đến trước trụ sở UBND (tức đất nhà xứ cũ) đọc kinh, cầu nguyện và đòi hỏi UBND thị xã Hà Đông trả lại nhà xứ cho họ. Sau đây là ít hình ảnh đông đảo dân chúng bầy tỏ lập trường của họ.

Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…