Hàng Rào Ô Nhục!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ một tuần lễ nay, vấn đề Thái Hà bỗng trở nên sôi sục. Không chỉ riêng dư luận người Việt trong và ngoài nước, mà cả quốc tế cũng quan tâm theo dõi. Con đường đi tìm công lý của giáo dân Thái Hà đang trải qua giai đoạn vô cùng gai góc. Không phải chỉ có việc giáo dân bị bắt bớ, truy nã, hay nhà nước đàn áp bằng hơi cay, dùi cui điện… như ở thời gian trước, mà trong vài ngày qua, mức độ đàn áp đã trở nên thô bạo hơn, quy mô hơn, và nguy hiểm nhất là nhà nước đang có thủ đoạn biến nó thành một cuộc tranh chấp giữa các thành phần dân tộc.

JPEG - 80.3 kb

Việc giáo dân Thái Hà cầu nguyện đòi lại đất đai của mình là đoạn tiếp nối của con đường thiên lý mà họ đã miệt mài cất bước từ rất nhiều năm nay. Thời gian dài ở phía sau lưng cho thấy nhà nước CSVN chưa bao giờ có thiện chí giải quyết vấn đề, mà chỉ hứa hẹn loanh quanh để tìm cách câu giờ. Sự việc lần này cũng vậy, CSVN ngay từ đầu cũng xử dụng những thủ đoạn trắng trợn để đàn áp giáo dân:

- Một mặt, họ xử dụng toàn bộ các cơ quan ngôn luận quốc doanh để xuyên tạc sự việc, bôi nhọ các tu sĩ, đả kích việc đòi đất của giáo dân.
- Mặt khác, họ xử dụng vũ lực đe dọa, rồi đi đến chỗ bắt bớ, truy nã những giáo dân tham dự vào việc đòi đất. Họ đã xử dụng cả hơi cay, dùi cui điện để đánh đập giáo dân đến đổ máu.

Để tuyên truyền rằng nhà nước có thiện chí giải quyết vấn đề, CSVN đã thực hiện những cuộc gặp gỡ các linh mục lãnh đạo giáo phận Hà Nội. Nhưng sau những buổi này, cường độ đánh phá của báo chí nhà nước lại càng gia tăng thêm, lực lượng công an bao vây lại càng dầy đặc thêm. Biết rõ âm mưu của nhà nước, nhưng các vị chủ chiên vẫn kiên trì đối thoại. Chính thái độ này đã nêu cao tư thế lãnh đạo giáo dân của Tòa Tổng Giám Mục, đồng thời cho thấy hình ảnh bất lực của CSVN, mệnh danh là “chính quyền nhân dân”, nhưng không được người dân tuân phục. Việc chính quyền độc tài bị tách rời ra khỏi quần chúng là thắng lợi của một nền xã hội dân sự!.

JPEG - 85.9 kb

Thái độ ngoan cố của nhà nước chỉ làm cho giáo dân thêm cương quyết. Các buổi thánh lễ được tổ chức thường xuyên hơn, và có sự tham dự của đông đảo giáo dân hơn. Giáo xứ khắp nơi, cả ở hải ngoại, bầy tỏ sự hiệp thông mạnh mẽ với Thái Hà. Chưa bao giờ người ta thấy có một sự hiệp đồng rộng lớn như vậy. Trong cơn hoảng loạn, CSVN không biết nghĩ gì khác hơn là gia tăng đàn áp, không biết làm gì khác hơn là xử dụng bạo lực. Họ đi theo đúng vết xe đổ của những chế độ cộng sản Đông Âu ngày trước. Vào ngày cuối tuần qua, trong lúc đêm tối, nhà nước đem hàng rào kẽm gai đến cô lập khu vực Thái Hà, đem lực lượng công an chìm nổi hùng hậu đến bao vây, và đem cơ giới tối tân đến giật xập một số nhà trong khu đất Tòa Khâm Sứ. Họ xử dụng nhiều thành phần xã hội khác nhau, trong số có cả hạng “xã hội đen, đầu gấu” để trà trộn vào hàng ngũ giáo dân, vấy bẩn những ảnh tượng thiêng liêng, phá phách những buổi thánh lễ, gây sự, ẩu đả, và thậm chí còn tìm cách hành hung các vị tu sĩ… Đây là thủ đoạn thâm độc nhằm gây hiềm khích giữa những thành phần dân tộc, thành phần tôn giáo khác nhau.

JPEG - 156.3 kb

Cùng lúc đó, CSVN cho phổ biến những lời đả kích, đe dọa các vị chủ chăn của giáo phận Hà Nội, đứng đầu là Tổng Giám Mục Ngô Quang Kiệt. Trong cơn cuồng nộ, họ không thấy rằng, bạo lực không bao giờ tranh thủ được lẽ phải, và dối trá chẳng bao giờ mang lại chính nghĩa. Càng bị đàn áp, giáo dân càng dũng cảm đứng lên. Họ đến từ khắp nơi, bất chấp đường xá xa xôi, bất chấp bị cấm cản ngăn chặn, bất chấp hiểm nguy gian khó. Những buổi thánh lễ đã lên đến hàng chục nghìn người. Những đêm canh thức, ánh lửa của những ngọn nến đã làm rực một khoảng trời, thắp sáng niềm tin của những người con Chúa.

Từ Thái Bình về hiệp thông với Thái Hà, đức giám mục Thái Bình Nguyễn Văn Sang đã đi trên nền đất đá ngổn ngang để chứng kiến tận mắt chiến dịch triệt phá của nhà nước. Trong câu chuyện trao đổi với một cán bộ cộng sản, ngài chỉ vào bức tường vây quanh tòa tổng giám mục, và hỏi: “thế bức tường Bá Linh này vẫn còn à!?”. Người cán bộ kia ngơ ngác rồi đáp lại: “Cũng phải cải tạo cho đẹp đẽ”!.

JPEG - 50.8 kb
Bức tường Bá Linh sụp đổ.

Bức tường Bá Linh là tên gọi của một công trình dài hơn 150 cây số với những tấm bê tông cao hơn đầu người, với hàng rào kẽm gai truyền điện, với bãi mìn, với lô cốt, chòi canh thiết trí súng máy… Nó đã hiện diện trong một giai đoạn lịch sử đen tối của nước Đức, và được gọi là “bức tường ô nhục” vì nó do chính quyền cộng sản Đông Đức xây lên để ngăn chặn người dân đi tìm tự do. Nhưng khát vọng tự do của con người rất là cao qúy không có gì tiêu diệt nổi, kể cả súng máy hay dùi cui điện, vì thế khi người dân Đông Đức anh dũng đứng lên, bức tường ô nhục Bá Linh nhanh chóng trở thành một đống gạch vụn, và chế độ độc tài cộng sản Đông Đức đã nằm gọn trong thùng rác của lịch sử.

JPEG - 93.3 kb

Khi nghe đức giám mục Nguyễn Văn Sang nhắc đến bức tường Bá Linh, mọi người đều liên tưởng đến bức tường Thái Hà. Những hàng rào sắt, những cuộn kẽm gai mà CSVN vừa cho dựng lên tại đây cũng là một “bức tường ô nhục”. Bởi vì nó là công cụ của chế độ độc tài để bóp nghẹt tiếng nói của người dân. Bức tường ô nhục Bá Linh xưa kia phân cách giữa một bên là nhân bản, tự do với bên kia là bạo lực, độc tài. Hàng rào ô nhục Thái Hà ngày nay cũng phân cách giữa một bên là ánh sáng chan hòa, với bên kia là bóng đen tăm tối. Giữa một bên là những tiếng cầu kinh an bình, với bên kia là lời lẽ điêu ngoa dối trá.

JPEG - 82.2 kb

Trước kia, bức tường ô nhục Bá Linh đã không bảo vệ nổi chế độ cộng sản Đông Đức, thì ngày nay, liệu hàng rào ô nhục Thái Hà có giữ nổi chế độ CSVN hay không? Bởi vì những lời cầu nguyện của giáo dân Thái Hà tuy không phải là những viên đạn có sức công phá thành lũy, nhưng nó lại có khả năng tác động đến lương tri của con người. Trong số những nhân viên công an mang súng ống cầm dùi cui đứng sau hàng rào kẽm gai ở Thái Hà, nhiều người còn có một trái tim nhân bản, và một lương tri biết nhận thức. Họ sẽ nhận biết rằng việc đàn áp những người dân lương thiện, trong số đó có rất nhiều cụ già, phụ nữ và trẻ em, những người chỉ biết đem tiếng kinh cầu nguyện để bầy tỏ ước vọng chính đáng của mình, là những việc làm vô nhân tính. Những viên công an này sẽ từ khước việc làm công cụ bảo vệ một tập đoàn độc tài bóc lột. Họ sẽ đứng về phía lẽ phải, họ sẽ đứng về phía sự thật, họ sẽ đứng về phía người dân.

Những sự việc này đã xẩy ra tại các quốc gia Đông Âu. Nhân viên mật vụ Stasi đã từ chối đàn áp người dân Đông Đức, khoanh tay nhìn nửa triệu người biểu tình trên các đường phố Leipzig, đưa cuộc cách mạng dân chủ tại Đức đi đến thành công. Lực lượng công an Praha cũng đã không đàn áp thanh niên sinh viên Tiệp Khắc, mà đứng nhìn hơn 300 ngàn người biểu tình trước công trường Wenceslas, để sau này người ta có được cuộc “cách mạng nhung”. Công an Hung Gia Lợi thậm chí còn cắt hàng rào kẽm gai ở biên giới để mở đường cho người dân Đông Đức đi tìm tự do… Đây là những trường hợp đã xẩy ra, cho thấy nhiều công an cộng sản cũng có khát vọng tự do, cũng chia sẻ số phận bị bóc lột như đại khối quần chúng, vì thế họ sẵn sàng chọn lựa vị trí đứng trong lòng dân tộc, khi đến đúng hoàn cảnh thích hợp.

Với những nhận thức như vậy, giáo dân Thái Hà sẽ giữ vững niềm tin tất thắng. Bà con khắp nơi quyết một lòng đoàn kết, cùng cất cao lời cầu nguyện để hiệp thông với giáo dân Thái Hà. Đó là những nỗ lực hỗ trợ quý báu hầu mang lại công lý, cho Thái Hà và cho cả Việt Nam.

Trần Hùng

-o0o-

Video Âm Thanh Phát Biểu Của Đức TGM Ngô Quang Kiệt 20.09.2008

-o0o-

Bài Giảng Ý Nghĩa Và Cảm Động Của Lm Mátthêu Vũ Khởi Phụng
Trong Thánh Lễ Bổn Mạng 22.9.2008

JPEG - 88.4 kb

JPEG - 10.4 kb
Bấm Vào Để Nghe.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…