Hồ Xuân Sơn lại lọt ổ phục kích của Bắc Kinh?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 35.6 kb
Hồ Xuân Sơn, trái, gặp Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Đới Bình Quốc vào tuần trước.

Sau những xung đột căng thẳng trên biển Đông, Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng ngoại giao CSVN đã thay mặt đảng và nước CSVN sang Bắc Kinh họp với Đới Bình Quốc, Ủy viên quốc vụ viện Trung Quốc hôm 25 tháng 6 để gọi là “giải quyết những bất đồng trên biển” và “tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước”. Nếu vấn đề chỉ có thế, cuộc gặp gỡ giữa Hồ Xuân Sơn và Đới Bình Quốc đã không trở thành vấn đề nghiêm trọng vì đây là những trao đổi ngoại giao bình thường.

Điều mà dư luận thắc mắc là trong lúc Hồ Xuân Sơn còn đang “tham quan” Trung Quốc, ngày 28 tháng 6, Hồng Lỗi, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc tiết lộ rằng qua cuộc gặp giữa Hồ Xuân Sơn và Đới Bình Quốc, hai phía Hà Nội và Bắc Kinh đã “thống nhất giải quyết các tranh chấp thông qua hiệp thương hữu nghị và tránh có các hành động dẫn tới leo thang hay phức tạp hóa tình hình”. Hồng Lỗi còn tuyên bố rằng: “Bắc Kinh hy vọng là phía CSVN sẽ thực hiện những đồng thuận chung này”.

Câu hỏi đặt ra là “đồng thuận chung” gì?

Cho đến nay phía CSVN đã không có bất cứ lên tiếng nào để giải thích về điều mà Trung Quốc gọi là đồng thuận chung. Ngay cả việc 18 trí thức Việt Nam như Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, Nhà văn Nguyên Ngọc, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh… viết thư yêu cầu Hồ Xuân Sơn giải thích về nội dung cuộc họp 25 tháng 6 và những điều mà phía CSVN thỏa thuận với Bắc Kinh; nhưng Hồ Xuân Sơn và Bộ ngoại giao CSVN không trả lời và cũng không gặp mặt mà chỉ đưa một cán bộ phụ trách về biên giới ra giải thích nên cuộc gặp nói trên bất thành. Điều này càng khiến cho dư luận thêm thắc mắc là Hồ Xuân Sơn “có thể” đã chấp nhận đề nghị thảo luận song phương với Trung Quốc về những tranh chấp biển Đông, thay vì chọn giải pháp quốc tế hóa vấn đề biển Đông như Hà Nội đã đồng thuận với khối ASEAN. Nếu Hồ Xuân Sơn và CSVN không chấp thuận nguyên tắc thảo luận song phương, Bắc Kinh không có lý do gì đòi hỏi CSVN phải thực hiện đồng thuận chung?

Sự kiện nói trên gợi cho dư luận nhớ lại một thảm kịch “đồng thuận” khác mà phía CSVN đã “dở khóc, dở cười” qua Hội nghị Thành Đô vào năm 1990 giữa lãnh đạo Hà Nội và Bắc Kinh, nhằm nối lại quan hệ giữa hai phía sau những xung đột đẫm máu từ năm 1979. Cuộc họp này do phía Trung Quốc gợi ý sau khi đánh đúng sự ao ước của CSVN muốn nối lại quan hệ với Bắc Kinh khi đối diện cảnh tan rã của khối Cộng sản Đông Âu và Liên Xô. Hội nghị diễn ra không ở Thủ đô Bắc Kinh mà tại Thành Đô vì Trung Quốc nói là “để giữ bí mật”. Phía CSVN vào lúc đó có Phạm Văn Đồng (Cố vấn), Nguyễn Văn Linh (Tổng bí thư) và Đỗ Mười (Thủ tướng). Phía Trung quốc có Giang Trạch Dân (Tổng bí thư), Lý Bằng (Thủ tướng); không có Đặng Tiểu Bình như Bắc Kinh đã hứa.

Qua lời kể của ông Trần Quang Cơ, thứ trưởng ngoại giao vào lúc đó thì sau 2 ngày hội nghị (từ 3 đến 4 tháng 9 năm 1990), kết quả trao đổi ghi thành biên bản 8 điểm. Ông Cơ cho rằng trong 8 điểm đã có 7 điểm nói về giải pháp Campuchia, chỉ có 1 điểm nói về quan hệ Việt-Trung mà nội dung không có gì mới. Trong 7 điểm nói về Campuchia, có 5 điểm hoàn toàn đáp ứng yêu cầu của Bắc Kinh, không có điểm nào đáp ứng yêu cầu phía Hà Nội. Ông Trần Quang Cơ còn cho biết là phía Trung Quốc đã “gài” để Đỗ Mười và Nguyễn Văn Linh rơi vào bẫy sập của Bắc Kinh về việc thành lập Hội đồng lãnh đạo tối cao Campuchia (SNC) vào lúc đó với phương thức 6+2+2+2+1 (tức là 6 người bên Hunsen, 2 người bên Pol Pot, 2 người bên Hoàng gia, 2 người bên Son San và 1 là Shianouk) khác với phương thức có lợi cho phe Hunsen và Cộng sản Việt Nam là 6+2+2+2. Đáng lý ra, theo ông Cơ thì việc thỏa thuận nói trên sẽ phải giữ bí mật để hai phía tìm cách thuyết phục các phe Campuchia, nhất là phe Hunsen đồng ý trước khi tung ra ngoài; nhưng ngay khi chấm dứt Hội nghị, Bắc Kinh đã thông báo toàn bộ nội dung “đồng thuận” nói trên cho các quốc gia, kể cả cho phe Hunsen. Sự kiện này đã đặt CSVN ở vào thế: 1/ Vi phạm nguyên tắc không can thiệp nội bộ Hunsen như đã hứa; 2/ Đi đêm với Bắc Kinh về giải pháp 6+2+2+2++1 thay vì giải pháp 6+2+2+2 gây bất lợi cho phe Hunsen. Ngoài ra, ông Cơ cho biết thêm là phía CSVN đã đưa ra giải pháp đỏ (sự hợp tác giữa lực lượng cộng sản Hunsen và cộng sản Pol pot để kiểm soát xứ Chùa Tháp) nhưng Trung Quốc không đồng ý, cho rằng không cần thiết.

Nhìn lại Hội nghị Thành Đô năm 1990, ông Trần Quang Cơ cho rằng lãnh đạo CSVN đã bị Bắc Kinh lừa là vì chính Hà Nội đã tự lừa mình. Hà Nội đã tự mình tạo ra ảo tưởng rằng Bắc Kinh sẽ giương cao ngọn cờ xã hội chủ nghĩa, thay thế Liên Xô làm chỗ dựa cho CSVN và phe xã hội chủ nghĩa thế giới để chống lại hiểm họa diễn biến hòa bình của Mỹ. Chính ảo tưởng sai lầm này mà Hà Nội đã bị Bắc Kinh lợi dụng. Mặc dù ông Trần Quang Cơ đã cảnh cáo như vậy, nhưng suốt từ năm 1990 cho đến nay, rõ ràng là CSVN vẫn tiếp tục sống trong ảo tưởng coi Bắc Kinh là chỗ dựa vững chắc cho CSVN trên mọi lãnh vực từ kinh tế, chính trị, văn hóa, đối ngoại.

Trong vấn đề biển Đông, Trung Quốc biết là họ không có bất cứ lý cớ vững chắc nào để thuyết phục thế giới về cái gọi là đường lưỡi bò 9 khúc, chiếm 80% diện tích biển Đông mà họ đã đưa ra từ nhiều thập niên qua. Trung Quốc cũng biết là một mình họ không thể nào thắng trong bàn hội nghị đa phương và nếu để diễn ra thì sẽ bất lợi hoàn toàn cho Trung Quốc. Chính vì thế mà Trung Quốc chỉ còn dựa vào hai cách làm như ta đã thấy trong thời gian qua:

Thứ nhất là dựa vào công hàm Phạm Văn Đồng và tìm cách “dụ dỗ” CSVN để đồng thuận với Trung Quốc là gác lại vấn đề tranh chấp qua những thỏa thuận song phương hữu nghị giữa hai nước xã hội chủ nghĩa. Khi Trung Quốc dụ được CSVN thì coi như Bắc Kinh đã thành công lớn trong việc không cho Hoa Kỳ tiến hành vấn đề quốc tế hóa biển Đông và không cho CSVN ngã về phía Hoa Kỳ.

Thứ hai là tung các đợt uy hiếp ngư dân và tàu bè các nước, đồng thời triệt để áp dụng chủ trương không cho khai thác thuỷ sản trên biển Đông từ ngày 15 tháng 5 đến cuối tháng 8 hàng năm để vừa xác định uy quyền trên biển Đông, vừa tạo ra tình trạng căng thẳng “giả” giữa Bắc Kinh với khối ASEAN, hầu qua đó làm trì hoãn những đàm phám mang tính đa phương. Bắc Kinh hiện đang rất mạnh miệng bài bác mọi đề nghị về đàm phán đa phương.

Mặc dù nội dung cuộc họp ngày 25 tháng 6 năm 2011 chưa được tiết lộ hay sẽ không bao giờ tiết lộ vì sợ bị dư luận Việt Nam kết án là bán nước, nhưng qua cách nói úp úp mở mở của Bắc Kinh cho chúng ta thấy là Hồ Xuân Sơn và lãnh đạo CSVN đã bị rơi vào ổ phục kích thứ nhất của Bắc Kinh như đã phân tích ở trên. Sở dĩ như vậy là cũng do ảo tưởng của CSVN – như ông Trần Quang Cơ đã từng cảnh báo từ năm 1990 – coi Bắc Kinh là chỗ dựa và vì thế không thể làm phật lòng đàn anh.

Tóm lại, việc 18 nhà trí thức đòi gặp Hồ Xuân Sơn để biết rõ nội dung cuộc họp ngày 25 tháng 6 có lẽ không còn cần thiết. Hơn lúc nào hết, chúng ta phải nhìn rõ sự bế tắc của đảng Cộng Sản Việt Nam đối với “người anh và là người đồng chí Trung Quốc”, trong việc giải quyết vấn đề Biển Đông. Đây là lúc đừng chờ đợi “thiện chí” yêu nước của 14 ủy viên Bộ chính trị đảng CSVN mà những người Việt yêu nước sẽ phải hành động mạnh mẽ hơn, với sự tụ họp đông đảo và góp sức của mỗi người, để nói với thế giới rằng: Dân Tộc Việt Nam cương quyết không hèn.

Trung Điền
Ngày 15/7/2011.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.