Hội chứng Bắc Kinh của chính quyền Hà Nội

Hội chứng Bắc Kinh của giới cầm quyền Hà Nội. Ảnh: Việt Tân
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

* Bài viết của ông Hoàng Tứ Duy, Tổng Bí Thư đảng Việt Tân đăng trên Tạp chí The Diplomat

Tổng Bí Thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau khi ông Tập Cận Bình đảm nhận nhiệm kỳ tổng bí thư thứ ba của đảng Cộng Sản Trung Quốc.

Mặc dù hai nước có một mối quan hệ mâu thuẫn kéo dài, nhưng giới lãnh đạo Hà Nội vẫn muốn tìm cách thủ lợi từ Tây Phương lẫn Trung Quốc. Với các công ty Tây Phương thu nhỏ hoạt động tại Trung Quốc nhằm đa dạng hóa chuỗi cung ứng, Việt Nam đã nhận được nhiều dòng vốn đầu tư mới. Giữa lúc mối quan hệ Hoa Kỳ – Trung Quốc trở nên căng thẳng hơn, các nhà máy đặt tại Trung Quốc hiện đang chuyển sang Việt Nam. Điều này đã tạo ra một làn gió thuận lợi cho triển vọng kinh tế của Việt Nam.

Đồng thời, các nhà lãnh đạo cộng sản của Việt Nam dường như xem Bắc Kinh là một bức tường thành để duy trì hệ thống chuyên quyền của họ. Trong một bài xã luận đăng hôm thứ Năm, Global Times (Hoàn Cầu Thời Báo), một cơ quan truyền thông của nhà nước Trung Quốc, đã lưu ý rằng mối quan hệ Việt – Mỹ có một “giới hạn tối đa” cho dù Hoa Thịnh Đốn đang cố gắng kéo Hà Nội vào quỹ đạo của mình. Mặc dù tờ báo lá cải chủ nghĩa dân tộc này thường được biết đến với giọng điệu chói tai, nhưng có lẽ bài xã luận này không xa sự thật khi cho rằng “Hà Nội không có khả năng tiến quá gần với Hoa Thịnh Đốn do sự khác biệt về hệ tư tưởng.”

Chính vì ý thức hệ – hoài niệm về Liên Xô và tình đoàn kết kỳ quặc với Bắc Kinh – mà chính quyền Hà Nội hầu như im lặng trước việc Nga xâm lược Ukraine. Trong tất cả các cuộc bỏ phiếu trong năm nay tại Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc nhằm khẳng định chủ quyền của Ukraine, chính phủ CSVN đều đã bỏ phiếu trắng. Điều này bất chấp lợi ích rõ ràng của Việt Nam là liên kết với một hệ thống quốc tế, nơi các quốc gia tôn trọng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và các quốc gia lớn hơn không bắt nạt các nước láng giềng nhỏ hơn.

Để bày tỏ sự phục tùng và tôn kính Bắc Kinh, Nguyễn Phú Trọng đã tuyên bố từ chối mọi liên minh quân sự và không cho phép bất kỳ nước nào đặt căn cứ quân sự trên đất Việt Nam. Đúng là, đây là chính sách của CS Việt Nam từ lâu. Nhưng lần này, ông Trọng đã đi xa hơn bất kỳ nhà lãnh đạo cộng sản nào khác của Việt Nam trong việc ưu tiên quan hệ với Trung Quốc. Tuyên bố chung mới nhất, khác với những lần trước đây, cam kết “bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở mỗi nước trong tình hình mới.”

Có lẽ vì những tình cảm đó mà ông Tập đã trao tặng cho ông Trọng huân chương hữu nghị. Ông Trọng trở thành người thứ mười nhận được giải thưởng cao nhất này từ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa.

Phản ứng trên mạng xã hội ở Việt Nam liền trở nên gay gắt. Một người dùng Facebook nhận xét: “Tưởng đâu ông Trọng qua bển đòi lại biển đảo, ai dè qua bển là để nhận huân chương.” Những người khác nhận xét về sự ngoan ngoãn rõ ràng của ông Trọng khi ông dùng hai tay để bắt tay ông Tập – trong văn hóa Việt Nam, đó thường là hành vi của một quan chức cấp dưới khi chào hỏi một người cao cấp hơn.

“Dư luận đường phố Việt Nam” và đặc biệt là giới các nhà hoạt động từ lâu đã tỏ rõ tinh thần chống Trung Cộng. Họ có xu hướng coi Trung Quốc là mối đe dọa nghiêm trọng đối với chủ quyền của Việt Nam và là trở ngại cho sự cởi mở chính trị của đất nước. Trong một số cuộc khảo sát về quan điểm của dân chúng đối với Trung Quốc, được thực hiện bởi các tổ chức ngoại quốc như Trung Tâm Nghiên Cứu Pew và BBC, tỷ lệ người Việt Nam có quan điểm thuận lợi về Trung Quốc là 10% hoặc ít hơn.

Nhưng đảng Cộng Sản Việt Nam dường như có quan điểm khác. Điều thú vị là khi ông Nguyễn Phú Trọng rời Việt Nam đến Trung Quốc vào ngày 30 tháng Mười, gần như toàn thể Bộ Chính Trị đã ra sân bay để chúc ông một chuyến đi thành công. Cả chủ tịch nước và thủ tướng đều tặng ông Trọng một bó hoa lớn để biểu thị sự ủng hộ của họ. Đối với giới lãnh đạo cộng sản của Việt Nam, mối quan hệ chặt chẽ hơn với Trung Quốc của Tập Cận Bình là một điều tốt.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII. Ảnh: Truyền hình HTV

Trung ương 12 tiết lộ gì về nhân sự đại hội XIV?

Đặc biệt, sự im lặng đầy ẩn ý đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tín hiệu chính trị phức tạp. Không bị nêu tên, không bị kỷ luật – nhưng cũng không được xác nhận tái nhiệm. Điều này cho thấy ông đang bị cô lập và chờ thời điểm bị “rút lui” trong danh dự.

Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cấm xe xăng/dầu: Việt Nam vs Úc

Mấy bữa nay, đi xe Grab là nghe giới tài xế taxi xôn xao chuyện TP.HCM sắp sửa ra chánh sách cấm xe xăng dầu trên một số tuyến đường, bắt đầu từ đầu năm 2026. Cụ thể là mấy anh tài xế Grab, Be gì đó phải chuyển qua chạy xe điện hết.

Nghe thì cũng hay, vì ai mà không muốn không khí sạch sẽ, môi trường xanh hơn. Nhưng mà nói thiệt…

Hàng dưới từ trái: Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng cùng cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cách hết tất cả các chức vụ cũ trong đảng; trong khi cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (hàng trên) bị khai trừ đảng

Phúc, Huệ, Thưởng, Khái bị cách hết các chức vụ trong đảng; Nguyễn Thị Kim Tiến bị khai trừ khỏi đảng

Như vậy là ba trong “tứ trụ” khóa 13 đều sai phạm, trừ Nguyễn Phú Trọng đã chết, các đối thủ chính trị ngáng đường Tô Lâm lên chức tổng bí thư đều chính thức bị hạ đo ván.

Dù bị cách hết các chức vụ trong đảng, nhưng Phúc, Thưởng, Huệ, Khái vẫn là đảng viên và buộc phải “ngoan,” không “ngoan” lại lôi ra truy tố.