Hội Nghị Budapest – Đánh dấu 20 năm đổi đời tại Đông Âu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào ngày 5/3/2009, một hội nghị qui mô được tổ chức tại thủ đô Budapest của nước Cộng Hòa Hungary với chủ đề “1989 Năm của Đổi Thay”, nhằm kỷ niệm đúng 20 năm ngày các nước tại Trung và Đông Âu lần lượt thoát ách độc tài cộng sản để xây dựng các thể chế dân chủ.

Nhìn lại những gì đã xảy ra, hầu hết các chính trị gia, sử gia, và các nhà ngoại giao có mặt tại Hội Nghị đều công nhận 1989 là biến cố quan trọng nhất tại Âu Châu kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Số phận của hàng trăm triệu người Đông Đức, Ba Lan, Tiệp Khắc, Bulgaria, Hungary, và nhiều nước nhỏ khác đã đổi thay từ thân phận công cụ cho những đảng cộng sản cầm quyền sang vai trò làm chủ thật sự của đất nước họ.

Tuy nhiên, những năm tháng liền sau đó chứa đầy những khó khăn. Nhân dân từng nước phải vượt qua vô số các hậu quả trầm trọng các chế độ độc tài để lại trong nền kinh tế và mọi mặt khác của xã hội, bao gồm cả sự lệ thuộc nặng nề vào Liên Sô. Nhưng đến nay, sau 20 năm xây dựng, hầu hết các nước này đều đã có nền dân chủ vững chắc, hệ thống quốc phòng vững mạnh cùng với khối Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, nền kinh tế chan hòa với Âu Châu và thế giới. Nhưng thành công hơn cả là những thay đổi xã hội không đẫm máu hay bạo động nhằm đem lại công bình và công lý cho mọi công dân.

JPEG - 34.7 kb

Bộ Trưởng Quốc Phòng Hungary Imre Szekeres cho rằng những thành công lớn lao đó đến từ sự hợp tác và đoàn kết giữa những nước cùng cảnh ngộ tại Đông Âu. Họ đã học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau và cùng nhau đối phó với các đe dọa chung. Đặc biệt, Nghị Sĩ Ba Lan Bogdan Lis tường thuật nhiều kinh nghiệm thành bại trong sự nghiệp xây dựng dân chủ tại nước ông.

JPEG - 17 kb
Cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức (tức Đông Đức), ông Markus Meckel

Cựu Bộ Trưởng Ngoại Giao nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức (tức Đông Đức trước đây), ông Markus Meckel kết luận rằng sự thành công trong việc chuyển đổi sang thể chế dân chủ một cách yên bình, như đã thấy, là một chiến thắng to lớn của nhân dân các nước Đông Âu, chứ chẳng phải là “Tây thắng Đông” gì cả. Chính nhân dân các nước này muốn được sống trong thể chế dân chủ và đã xây dựng các thể chế này bằng sức của họ.

JPEG - 23.6 kb

Hội nghị 1989 – Năm của Đổi Thay được sự bảo trợ của Trung Tâm Quốc Tế Cho Tiến Trình Dân Chủ (International Center for Democratic Transition, gọi tắt là ICDT) và các sứ quán Áo, Cộng Hòa Tiệp, Pháp, Đức, Ý, Ba Lan, Slovakia, Anh, và Mỹ. Rất nhiều các nhân sự lãnh đạo của các phong trào Công Đoàn Đoàn Kết Ba Lan, Hiến Chương Tiệp Khắc 77, các cựu ngoại trưởng và đại sứ thời 1989, các đại sứ đương nhiệm, và nhiều sử gia quốc tế nổi tiếng đã có mặt tại Hội Nghị.

Về phía người Việt Nam, một phái đoàn của Đảng Việt Tân, do ông Đỗ Hoàng Điềm dẫn đầu, đã được ICDT mời tham dự. Nhiều nhân vật tại hội nghị, như các ông chủ tịch ICDT Istvan Gyamarti, đại sứ Úc Alex Brooking, đại sứ Thụy Điển Cecilia Björner, Tổng Lãnh Sự Pháp Damien Laban, v.v., bày tỏ mối quan tâm đặc biệt đến tình trạng cai trị độc tài và những lời cầu chúc chân thành về một tương lai dân chủ cho dân tộc Việt Nam.

JPEG - 47.1 kb

JPEG - 60.6 kb

JPEG - 137.4 kb

JPEG - 43.5 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?