Hơn 3000 Giáo Dân Thái Hà – Hà Nội Canh Thức Cầu Nguyện Đòi Đất

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

SÁNG NAY 7/1/2008: TÌNH HÌNH CÓ THỂ CĂNG THẲNG TẠI GIÁO XỨ THÁI HÀ

THÁI HÀ — Chúng tôi đến hiện trường từ sáng sớm. Chúng tôi nhận thấy vẫn có hai xe của cảnh sát án ngữ trên đường Hoàng Cầu. Về phía giáo dân, có mấy bà cụ đang ngồi đọc kinh, bên cạnh là chăn chiếu, mùng mền. Không biết có phải các cụ già đã ngủ lại đó đêm qua không? Khuôn mặt người nào cũng thư thái, mạnh mẽ, nổi rõ những nếp nhăn do những vất vả của thời cuộc và do năm tháng tuổi già.

Chúng tôi gặp một số cụ thì được biết, tối qua, tình hình yên ổn. Một vài cán bộ an ninh quanh quẩn, tới lui, dáng điệu mệt mỏi. Các bà cho biết có một cán bộ an ninh quận, như người này tự giới thiệu, đã “lấy tính mạng mình” để cam kết với các cụ là sẽ ngưng thi công. Khoảng 1giờ00, đêm ngày 7/1/2008, một số giáo dân rời khỏi khu vực. Một số khác ở lại canh chừng, chỉ vì, như các cụ nói, không tin Chính quyền nữa.

Sáng nay, một chuyện chưa từng có đã xảy ra tại khu vực. Khi chúng tôi đang chuyện trò với một số giáo dân tại nhà thờ Thái Hà, thì bất ngờ, tất cả mọi loa phóng thanh công cộng, xung quanh khu vực nhà thờ Thái Hà, chậm rãi đọc lại các điều khoản trong bộ Luật Đất đai.

Nhiều người có mặt nhận định, chính quyền Cộng sản đang muốn lái hướng dư luận, nhất là muốn tranh thủ sự ủng hộ của người dân trong khu vực. Người khác lại cho rằng, chắc chắn trong ngày hôm nay, chính quyền sẽ lại tiếp tục xây dựng theo như chủ trương đã định trước…

Chúng tôi không biết lý do là gì, chỉ biết rằng vào khoảng 9giờ00, thì các công nhân lại tiếp tục thi công dưới sự bảo hộ của hai xe cảnh sát. Các giáo dân lại kéo đến… Tỉnh hình lại căng thẳng. Các giáo dân chỉ yêu cầu chính quyền tôn trọng pháp luật và yêu cầu các công nhân đang thi công ngưng mọi công việc. Nhưng hình như, tình hình xem ra càng xấu đi.

Ngay lúc này, 11giờ00, giờ Hà Nội, đang có rất nhiều công an vừa tới hiện trường trên các xe chuyên dụng. Có rất nhiều các khuôn mặt quen thuộc. Lúc này, số giáo dân tại hiện trường rất ít…

Xin mọi người tiếp tục cầu nguyện cho giáo xứ Thái Hà, cho Dòng Chúa Cứu Thế Hà Nội.

Chúc tôi sẽ thông tin ngay khi có thể.

(Nguồn: Thông Tấn Xã Công Giáo Việt Nam)

JPEG - 26.4 kb

JPEG - 21.6 kb

JPEG - 29.3 kb

JPEG - 30.4 kb

JPEG - 27 kb

JPEG - 29.5 kb

JPEG - 26.9 kb

****

TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM
38 Kỳ Đồng, P.9, Q.3
Tp. Hồ Chí Minh

Kỳ Đồng, ngày 07 tháng 01 năm 2008

THƯ GIÁM TỈNH GỬI ANH EM
THUỘC TỈNH DÒNG CHÚA CỨU THẾ VIỆT NAM
VỀ VIỆC TU VIỆN THÁI HÀ BỊ CHÍNH QUYỀN XÂM PHẠM ĐẤT ĐAI

Thưa anh em,

Như anh em đã được thông tin về vụ việc xảy ra tại Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) Hà Nội hôm qua, ngày 06.01.2008, theo đó chính quyền đã công nhiên đưa một lực lượng gồm hàng trăm công an 113, an ninh, cán bộ, thanh tra xây dựng, lực lượng dân phòng,… để bảo vệ cho Công ty Cổ phần may Chiến Thắng tiến hành xây dựng trái phép trên phần đất đang tranh chấp với Giáo xứ và Tu viện DCCT Thái Hà, mà nguồn gốc là đất của chúng ta.

Tôi viết thư này gửi tới anh em trước hết kêu gọi anh em trong toàn Tỉnh Dòng hãy ra sức cầu nguyện, hành động trong ôn hòa và khôn ngoan trước biến cố khó khăn này của anh em Tu viện Hà Nội.

Thứ hai, tôi thông tin đến anh em nguồn gốc và tình trạng khu đất của Tỉnh Dòng do DCCT Hà Nội quản lý, sử dụng hiện đang bị chiếm đoạt trái phép và trái pháp luật. Năm 1928, Đức Giám Mục Francois Chaize, Giám quản Tông tòa Giáo phận Hà Nội đứng tên mua giúp cho DCCT khu đất khoảng 400 m x 150 m nằm trên quốc lộ 6, nay là phố Nguyễn Lương Bằng, tổng diện tích là 61.455 m2, tức là 6,1455 ha.

DCCT bắt đầu cư trú, tạo lập cơ sở vật chất và phục vụ giáo dân tại khu đất trên đây từ ngày 26.09.1928. Từ năm 1939, Bản quyền Giáo phận Hà Nội đã thành lập Giáo xứ Thái Hà và giao cho chúng ta phục vụ. Tu viện – Giáo xứ chúng ta vẫn sở hữu và sử dụng toàn bộ đất đai và nhà cửa nằm trên khu đất trên đây một cách bình thường.

Từ năm 1959, sau khi Đức Khâm Sứ bị đưa đi khỏi Hà Nội và các thừa sai Canada trong Tu viện chúng ta bị trục xuất, thì nhiều đất đai và nhà cửa của chúng ta bắt đầu bị chiếm dụng bất công và trái phép. Một phần đất khoảng 16.362 m2 thuộc khuôn viên Tu viện và Giáo xứ bao gồm nhà hội quán, nhà chăn nuôi, hồ bơi cùng các công trình phụ trợ khác đã bị Xí nghiệp Dệt Thảm Len chiếm dụng. Ngày 25.03.1994, xí nghiệp này được sáp nhập vào Công ty May Chiến Thắng. Trong khi đó, hiện tượng biến đất nội tự thành đất tư nhân đã nhiều lần diễn ra ở phần đất Công ty May Chiến Thắng chiếm dụng. Hiện nay phần đất này đã có nhiều tư nhân cư trú. Đặc biệt từ giữa năm 2006 Công ty này bắt đầu cho đập phá các công trình vốn có trong khu vực mà trong đó có một số là do Nhà thờ Thái Hà xây dựng trước đây và sau đó nghe nói là họ đã bán cho các cá nhân để hưởng lợi.

Trước thực trạng đó, từ năm 1996, Giáo xứ Thái Hà đã nhiều lần làm đơn thư đề nghị các cấp chính quyền giải quyết, nhưng không thấy trả lời.

Gần đây nhất, ngày 05.01.2007, Nhà thờ Thái Hà đã làm đơn lên Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu xem xét trả lại đất khu vực này cho Nhà thờ.

Ngày 04.04.2007 UBND TP. Hà Nội có văn thư trả lời rằng đã giao cho UBND quận Đống Đa, Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất, Ban Tôn giáo trả lời kiến nghị của Nhà thờ.

Ngày 07.05.2007 Sở Tài nguyên Môi trường và Nhà đất có văn thư trả lời rằng: Việc giao lại cho Nhà thờ Thái Hà khu nhà đất do Công ty May Chiến thắng đang quản lý và sử dụng là không có cơ sở pháp lý để giải quyết!

Ngày 16.05.2007, chúng ta lại làm đơn kiến nghị lần thứ hai gửi lên Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan hữu quan của Trung ương và địa phương để lập lại yêu cầu của mình. Chưa thấy nơi nào trả lời.

Trong khi đó, vào ngày 08.06.2007 khoảng gần 100 giáo dân đã lên UBND TP. Hà Nội, giăng biểu ngữ đòi Bí thư Thành uỷ giải quyết chuyện đất đai ở Công ty May Chiến Thắng. Chúng ta cương quyết đòi lại khu đất này, vì trước đây chúng ta đang dự định xây dựng thánh đường trên mảnh đất này, bản vẽ chi tiết đã thực hiện xong, nhưng vì hoàn cảnh chưa kịp thi công thì người ta đã chiếm dụng mất đất.

Ngày 06.07.2007 khoảng gần 100 giáo dân mang theo biểu ngữ lên UBND TP. Hà Nội tiếp tục đòi lại phần đất mà Công ty May Chiến thắng đang chiếm dụng trái phép của nhà thờ.

Ngày 03.12.2007 Công ty May Chiến Thắng thi công trái phép vào ban đêm, chúng ta phát hiện và đã ra phản đối. Họ đã ký biên bản dừng lại trong khi chờ giải quyết. Cũng từ đó, giáo dân đã gần như có mặt ngày đêm tại khu đất để bảo vệ. Chính quyền đã làm việc với giáo xứ và công ty để bảo đảm giữ nguyên trạng khu đất.

Tuy nhiên, mấy ngày nay chính quyền lại ngang nhiên công khai đem công an đến và bảo vệ cho Công ty May Chiến Thắng xây dựng. Anh em chúng ta tại Hà Nội và cộng đồng dân Chúa đã phản ứng bằng cách tập họp cầu nguyện trước khu đất để đòi nhà nước thực thi công bằng.

Tôi khẩn thiết yêu cầu anh em toàn tỉnh Dòng cùng hiệp thông, liên đới với anh em tại Hà Nội để cầu nguyện cho công việc chung của chúng ta. Xin anh em thông báo tại các Nhà nguyện và các Nhà thờ do anh em đảm trách để kêu gọi cộng đồng dân Chúa khắp nơi hiệp thông cầu nguyện cho chúng ta. Xin anh em mỗi cộng đoàn nếu có thể được gửi thư chia sẻ và hiệp thông với anh em nhà Hà Nội, và làm hết sức những gì có thể để cộng tác với Tỉnh Dòng và nhà Hà Nội.

Chúng ta tin tưởng vào Thiên Chúa luôn là Đấng đứng về phía người bị áp bức và luôn là Đấng đáp lại những lời khẩn cầu của những người bị thua thiệt và oan sai. Chính vì thế, chúng ta kiên vững và hết lòng phó thác cho Đức Kitô Đấng Cứu Thế, Đức Maria Mẹ Người, Mẹ Hằng Cứu Giúp.

Trong niềm tin tưởng đó và trong tình huynh đệ chúng ta liên đới và hiệp thông với nhau.

Kính chào anh em trong JMJA.

Giám Tỉnh
LM Giuse Cao Đình Trị

****

JPEG - 161.9 kb

****

NHẬT KÝ THÁI HÀ SÁNG VÀ TRƯA NGÀY 7.01.2008

Đêm hôm qua nhiều giáo dân thức đêm canh đất và cầu nguyện tại con đường ven khu đất mà Công ty May Chiến Thắng đang chiếm dụng. May thay con đường này hầu như không có xe qua lại, cho nên các giáo dân không bị cảnh ồn ào náo loạn quấy rầy.

Khoảng 6 h sáng chúng tôi có mặt tại sân nhà thờ Thái Hà thì cũng là lúc đài phát thanh công cộng của phường Quang Trung đang bắt đầu đọc cho dân trong khu vực nghe ra rả về luật đất đai và các quy định liên quan đến việc giải quyết tranh chấp đất đai. Rõ là có ý muốn “dạy cho giáo dân Thái Hà và những người trong khu vực ủng hộ cuộc đấu tranh của giáo dân Thái Hà một bài học đây”!

Chúng tôi nghe nói đêm vừa rồi mặc dù trời rét, song một số cụ cao tuổi vẫn ở đây suốt đêm cho đến sáng thì về nhà thờ đọc kinh rồi dự lễ, trong khi đó có một số người nghỉ đêm tại khu vực Đền Thánh Giêrađô.

Khoảng 7 h sáng, cánh trẻ về đi làm, còn các cụ thì về nhà ăn sáng và nghỉ ngơi. Con đường nhỏ ven khu đất trở lại cảnh trống vắng. Các cảnh sát cũng nghỉ ngơi. Nghĩ cũng tội cho các anh cảnh sát thừa hành này vì giáo dân thì tự ý canh đất và cầu nguyện, trong khi các anh lại phải chấp hành đến canh gác giáo dân cầu nguyện, rồi cùng ở ngoài đường ngoài ngõ với nhau.

Khoảng 8 h sáng các cảnh sát bắt đầu đến đông trong đó lại có xe của cảnh sát 113. Trong khi đó công ty May Chiến Thắng cũng huy động công nhân ra hiện trường. Khoảng 9 h thì tin báo về cho biết Công ty này lại đang tiếp tục thi công trên phần đất chiếm dụng trước sự chứng kiến của cảnh sát và của công nhân. Giáo dân thấy thế lại điện thoại cho nhau kéo đến kiên quyết phản đối. Một số linh mục cũng có mặt cùng giáo dân tại hiện trường.

Lơi là mất cảnh giác một tý là bị lấn ngay!

Cũng lúc ấy, ông Trưởng Công an Quận Đống Đa tới nơi, đi cùng ông còn có một số cán bộ công an khác. Ông lắng nghe phản ứng của dân. Ông cũng trao đổi với một linh mục, rồi ông ra lệnh cho công an và cảnh sát buộc bên Công ty May Chiến Thắng dỡ phần công trình vừa xây dựng trộm lúc sáng sớm. Ngay lập tức giáo dân và các công nhân đang thi công cùng nhau ẩy đổ phần xây dựng trộm sáng sớm hôm nay. Ông cũng ra lệnh cho cảnh sát đến mang hàng rào kẽm gai đi. Chúng tôi thấy dọn được một ít song rồi phần lớn lại vẫn để tại chỗ. Xem gương mặt ông và cung cách của ông ứng xử với vi linh mục và giáo dân thì thấy ông có thiện chí trong việc giải quyết vấn đề và rất bực mình với những kẻ ăn chia khu đất khiến bây giờ ông và nhiều công an phải liên quan trách nhiệm.

Chúng tôi cũng thấy một linh mục trẻ dẫn một người ngoại quốc vào thăm khu vực đất đai đang tranh chấp và xem cảnh bà con đứng cầu nguyện trước hàng rào kẽm gai và bảo vệ khu đất. Anh thanh niên ngoại quốc này cũng tỏ vẻ thích thú.

Sau đấy xe cảnh sát 113 lại đi. Chỉ còn các cảnh sát mặc áo xanh đi loại xe càn nhỏ ở lại. Hai xe hai đầu đoạn đường ven khu đất, một xe ở trong khu đất đi vào từ phía cổng chính. Mỗi xe có một nhóm công an. cũng có mặt một số nhân viên an ninh của công an quận và công an thành phố. Giáo dân bức xúc nói nhiều lời gay gắt với công an và cảnh sát.

Khoảng 12h, một vị linh mục khác ra hiện trường. Lúc này chúng tôi thấy có hai linh mục cùng với khoảng 5 chục giáo dân và khoảng 2 chục công an, không kể các nhân viên bảo vệ của công ty. Vị linh mục mới đến đi bắt tay bà con giáo dân và bắt tay các cảnh sát và công an đang có mặt tại hiện trường. Rồi ngài đứng giữa một bên là giáo dân và một bên là công an nói những câu vui vui khiến cả đoạn phố cười ầm lên. Các công nhân của mấy công ty có văn phòng ở đấy cũng ra xem.

Vị linh mục này nói rằng “các cán bộ cảnh sát đây cũng chỉ là cấp thừa hành, các anh chỉ liên quan trách nhiệm chứ có thể không liên quan gì đến quyền lợi ở khu đất này. Bà có giáo dân có bổn phận cầu nguyện thì các anh cũng có bổn phận phải canh giữ cho bà con cầu nguyện. Chuyện ai người ấy làm. Bà con giáo dân phải nhớ lời Đức Tổng Giám Mục là cầu nguyện kiên trì và cầu nguyện ôn hòa. Vì thế không nên nói những lời ‘xóc óc’ các anh”. Ngài cũng nói với các anh cảnh sát và công an rằng: “các anh là đại diện chính quyền duy nhất ở đây, vì thế bà con có bức xúc nói lời gì thì các anh cũng thông cảm”.

Mời công an cảnh sát ăn cơm chung với giáo dân

Kết thúc Vị linh mục kêu gọi bà con đang bắt đầu ăn trưa mời các công an và cảnh sát cùng ăn trưa. Chúng tôi thấy khi có linh mục ở đấy giáo dân cũng vui mà vẻ mặt các cảnh sát cùng công an cũng bớt căng thẳng hơn. Điều này cũng dễ hiểu vì ít ra khi có các linh mục thì giáo dân cũng sẽ ứng xử hiền hòa hơn và cảnh sát có thể yên tâm hơn với đám đông, trong khi giáo dân cũng an tâm và mạnh mẽ hơn trong việc cầu nguyện và bảo vệ đất đai của mình.

Chúng tôi chụp được hình giáo dân và linh mục đang chia sẻ hoa quả và bánh mì cho các cảnh sát và công an. Mọi người cùng ăn uống và nói chuyện vui vẻ.

Một số công an hãy còn bị động, không biết ứng xử thế nào trước lòng tốt của người ta!

Tất nhiên có một số công an lạ mặt vẫn đứng đàng xa theo dõi hết mọi người. Số công an và cảnh sát ở bên trong khu đất thì không có giao tiếp trực tiếp với các giáo dân và linh mục như số đứng ngoài đường nên không có sự thông cảm tương tự. Khi vị linh mục vẫy tay mời các công an và cảnh sát cũng như bảo vệ bên trong khu đất tiến ra phía hàng rào để gặp nhau nói chuyện, thì các anh bên trong không dám ra. Các anh sợ bị chụp ảnh.

Ở đây chúng tôi cứ nhìn gương mặt của các cán bộ đến đây là chúng tôi biết họ liên quan quyền lợi và trách nhiệm đến đâu! Sáng nay chúng tôi thấy có một anh mặt to mắt hý đi lại lồng lộn bên trong khu đất, anh có những lời nói và cử chỉ hết sức thiếu văn hóa. Chúng tôi có chụp hình được anh ta, chúng tôi hỏi hai vị linh mục các vị này cũng không biết, có lẽ vì là linh mục trẻ mới về đây. Chúng tôi kiên trì tìm hỏi thì buổi chiều chúng tôi được biết anh này tên Minh, Trưởng Công an Phường Quang Trung, quận Đống Đa, nơi khu đất của giáo xứ Thái Hà tọa lạc. Được biết anh này là một tên tham nhũng có hạng và đã “ăn nhiều” trong vụ đất nhà thờ Thái Hà này.

Gần trưa giáo dân bắt đầu lấy các tấm gỗ cốt pha xây dựng kê ở ven hàng rào kẽm gai để ngồi chỗ đoạn tường vừa ẩy đổ lúc nãy. Họ vừa ăn bánh mì vừa nói chuyện vui vẻ. Chúng tôi rất cảm động khi thấy có một nhóm giáo dân đi mua bán phế liệu đã bỏ một ngày đi làm ăn để ngồi tham gia cầu nguyện cùng giáo dân trước hàng rào kẽm gai. Một số chị em còn hài hước rằng chúng em ở đây chầu chực chỉ để dọn cái hàng rào kẽm gai này di bán đồng nát đấy thôi. Thế nhưng các ông bà đây không cho vì các ông bà bảo cái gì cảnh sát đã mang đến đây thì là của giáo xứ chúng ta.

Thế đấy, chúng tôi có mặt ở đây thấy rất nhiều chuyện vui, nhiều cử chỉ đẹp và cũng có những cái nhìn không đẹp, trong khi chứng kiến giáo dân Thái Hà cầu nguyện và bảo vệ khu đất. Dù sao chúng tôi cũng đã thấy một buổi sáng căng thẳng, giáo dân Thái Hà có vẻ bị thách thức, khi công ty kia ngang nhiên xây dựng tiếp trong sự chứng kiến của cảnh sát và công an, nhưng buổi sáng này đã kết thúc trong vui vẻ nhẹ nhàng và dịu ngọt như những quả quýt mà giáo dân và cảnh sát trao cho nhau sau khi một đoạn tường dày 20 cm dài khoảng gần chục mét bị ẩy đổ một phần chiều cao.

Nhóm PV VietCatholic

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.