Jakarta và Hà Nội ứng xử khác nhau trước nhà thầu ‘xấu’ Trung Quốc 

Tổng Thống Indonesia Joko Widodo (thứ hai từ trái sang) và tổng giám đốc của China Railway Sheng Guangzu (giữa) dự lễ khởi công tuyến đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung ở tỉnh Tây Java, Indonesia, hôm 21/1/2016. Trung Quốc thỏa thuận không sử dụng vốn của chính phủ Indonesia hoặc yêu cầu bảo lãnh của chính phủ cho các khoản vay để bảo đảm dự án. Ảnh: The Straits Times / Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trang tin VietNam Finance hôm 8 tháng Sáu, 2020, dẫn thông tin từ hãng tin Nikkei, cho biết chính phủ Indonesia đang xem xét mời Nhật Bản tham gia vào dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung, sau khi nhà thầu Trung Quốc chậm trễ và tình trạng đội vốn.

Nikkei dẫn lời Ngoại Trưởng Indonesia Retno Marsudi, nói rằng chính phủ nước này đang đàm phán với Nhật Bản về việc tham gia dự án đường sắt cao tốc kết nối thủ đô Jakarta với Bandung. Đây là dự án mà phía Trung Quốc từng trúng thầu năm 2015.

Ngoại Trưởng Retno Marsudi nhấn mạnh: “Nhật Bản là đối tác quan trọng trong quá trình phát triển hạ tầng của Indonesia, và sự hợp tác sẽ giúp kết nối tốt hơn các thành phố Indonesia, đồng thời kích thích tăng trưởng kinh tế nhanh hơn.”

Bắc Kinh và Jakarta đã ký thoả thuận dự kiến khánh thành đường sắt cao tốc vào năm 2019. Tuy nhiên, mới đây Bộ Trưởng Bộ Giao Thông Vận Tải Indonesia Luhut Pandjaitan tuyên bố dự án có thể kéo dài tới năm 2022.

Bên cạnh chậm tiến độ, dự án cũng đội vốn, tăng từ 5,5 tỷ USD theo dự kiến ban đầu lên 6 tỷ USD. Đây là những yếu tố khiến Indonesia cân nhắc loại bỏ nhà thầu Trung Quốc và chuyển qua nhà thầu Nhật Bản.

Có thể thấy, dự án đường sắt cao tốc Jakarta-Bandung và dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông ở Hà Nội, Việt Nam có nhiều điểm giống nhau. Cùng là nhà thầu Trung Quốc thi công, cùng đội vốn, chậm tiến độ. Tuy nhiên, cách hành xử của chính phủ Indonesia khác hoàn toàn nhà cầm quyền Hà Nội.

Đến nay, dù nhà thầu Trung Quốc bị đánh giá là có nhiều sai phạm, nhưng giới lãnh đạo Việt Nam trở nên thúc thủ khi bị đòi những khoản tiền khổng lồ mà chưa biết khi nào dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông mới hoàn tất.

Ngô Đồng

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”