Khi người dân lên tiếng: Phản hồi về vụ việc chợ Trường Sơn, Thanh Hóa*

Một ngôi chợ truyền thống. Ảnh minh họa: Báo Lao Động
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1.
Sau 3 bài viết của tôi đăng trên Facebook về việc thu phí mà dân tình gọi là “cướp chợ” ở chợ Trường Sơn (xã Trường Sơn, Nông Cống, Thanh Hóa) (xin xem 1, 2, 3), chiều mùng 4 Tết, ông Nguyễn Bạch Long – chủ doanh nghiệp Long An, là “chủ chợ” đã đến gặp tôi và trao đổi về những thông tin mà tôi đã phản ánh.

Đầu tiên, ông Long bày tỏ sự biết ơn vì tôi đã phản ánh những thông tin đúng sự thật để ông có những điều chỉnh cho đúng trong công tác quản lý và thu phí ở chợ Trường Sơn. Ông Long nhận sai và hứa sẽ sửa cả việc thu phí lẫn các vấn đề văn hóa trong ứng xử; ông Long cũng bày tỏ mong muốn rằng tôi sẽ gỡ những bài viết đã đăng.

Tôi trao đổi lại với ông rằng, việc tôi phản ánh thông tin về tình trạng thu phí quá cao ở chợ Trường Sơn do ông quản lý là hoàn toàn từ tư cách một người dân đi chợ, chứng kiến và bất bình nên lên tiếng để đòi hỏi người phí thu phí lẫn chính quyền địa phương phải có hành động phù hợp, thay đổi những điều chưa đúng, ngoài ra, không có tư cách và lý do nào khác nữa.

Về chuyện gỡ bài, tôi cũng nói rõ rằng tôi sẽ không gỡ, chỉ cần ông thực hiện đúng quy định của pháp luật về thu phí chợ thì tôi sẽ lập tức cập nhật thông tin. Ông Long hứa rằng, ngay sáng mai ông sẽ cho làm bảng nội quy và bảng giá, dán công khai tại chợ và thực hiện nghiêm túc theo bảng giá ấy.

Và sáng nay, ông Long đã gửi hình ảnh cho tôi để thấy bảng nội quy và bảng giá đã được treo lên trong chợ Trường Sơn. Tôi đối chiếu với quy định của UBND tỉnh, thấy đã tương đối sát.

Bảng nội quy và bảng giá đã được treo lên trong chợ Trường Sơn sau 3 bài viết của tác giả Thái Hạo. Ảnh chụp FB Thái Hạo
Bảng nội quy và bảng giá đã được treo lên trong chợ Trường Sơn sau 3 bài viết của tác giả Thái Hạo. Ảnh chụp FB Thái Hạo

 

Trước hết, là một người dân đã lên tiếng phản ánh về vụ việc thu phí “tàn bạo” ở chợ Trường Sơn (và gián tiếp nói đến tình trạng này ở cả hệ thống chợ truyền thống), tôi xin được ghi nhận và bày tỏ sự đánh giá tích cực trước tinh thần cầu thị của ông Long cũng như động thái phù hợp của ông trong việc có những hành động bước đầu đi gần với các quy định của luật pháp. Tôi mong muốn và đòi hỏi rằng, từ nay ông Long sẽ tiếp tục điều chỉnh và duy trì hoạt động đúng đắn tại chợ Trường Sơn.

2.
Việc để xảy ra tình trạng thu phí sai quy định pháp luật kéo dài hàng chục năm ở chợ Trường Sơn như đã phản ánh, không thể không có trách nhiệm của chính quyền địa phương mà trực tiếp là xã Trường Sơn và huyện Nông Cống. Rõ ràng, tình trạng thu phí và lối hành xử tàn nhẫn này ít nhất được báo chí phanh phui cách đây 8 năm, chính quyền địa phương đã trải qua 2 nhiệm kỳ nhưng đã không có hành động nào để chấn chỉnh, ngược lại còn để tình trạng ngày càng trầm trọng hơn.

Do đó, lỗi của ông Long 1 thì lỗi của chính quyền phải 2, 3. Một khi chính quyền đã thả nổi như vậy, thì không một cái chợ nào có thể tốt đẹp được, dù đó có là ông Long hay bất kỳ ai đứng ra thu phí. Và vì thế, tình trạng này kéo dài không những gây thiệt hại cho tiểu thương, gây bất bình trong nhân dân, gây phẫn nộ trong dư luận, mà còn làm ra một hình ảnh xấu xí về bộ mặt văn hóa và quản lý xã hội tại nơi đây. Do đó trách nhiệm chính vẫn thuộc về chính quyền địa phương.

Chính quyền địa phương, vì thế, cần kiểm điểm trách nhiệm, nhận trách nhiệm và thực hiện việc giám sát cũng như xử lý những cá nhân và tổ chức tắc trách, đã dung túng cho các hoạt động vi phạm kia (nếu có). Một chính quyền mà để sự sai trái nặng nề diễn ra trong một thời gian quá dài giữa thanh thiên bạch nhật như thế, chính quyền ấy dứt khoát không thể vô can, càng không thể phủi bỏ trách nhiệm của mình.

Điều lớn hơn và bao quát hơn mà tôi muốn nhấn mạnh lại ở đây, đó là chợ truyền thống không chỉ là một bãi đất để buôn bán, hệ trọng hơn, nó còn là một điểm hội tụ văn hóa và kiến tạo văn hóa cho làng Việt. Vì thế, việc quản lý và thu phí chợ cần được chính quyền tỉnh quan tâm đúng mức để có những chính sách phù hợp, đồng bộ và hệ thống, chấn chỉnh và làm giàu các giá trị, cả xã hội lẫn an sinh và văn hóa địa phương. Không thể để cho tư nhân thao túng và mặc tình đối xử với chợ như đang diễn ra ở khắp nơi.

3.
Hiện tại, chợ Trường Sơn đã có bảng giá và bảng nội quy treo công khai tại điểm thu phí, bà con tiểu thương cần căn cứ vào đó, đối chiếu với văn bản pháp luật của UBND tỉnh để thực hiện cho đúng. Chúng ta cần lên tiếng kịp thời trước những hành vi trái quy định và chưa đúng chuẩn mực văn hóa. Một khu chợ có tốt lên hay không, chủ yếu phụ thuộc vào ý thức và trách nhiệm lên tiếng ấy của mỗi người.

Bà con hãy bỏ ra 5, 7 phút, đọc văn bản của UBND tỉnh (4), nắm rõ các quy định về mức phí cũng như các vấn đề có liên quan để bảo vệ quyền lợi của mình và đồng thời chung tay xây dựng một môi trường buôn bán lành mạnh, thượng tôn pháp luật và từ đó góp phần xây dựng các giá trị văn hóa chung cho cộng đồng. Không thể phó thác trách nhiệm ấy cho ai. Và, song song với việc đòi hỏi ban quản lý chợ làm đúng các quy định của pháp luật, thì đồng thời cũng luôn phải đòi hỏi chính quyền địa phương thực hiện việc quản lý sát sao, nghiêm túc, điều vốn thuộc về thẩm quyền và nghĩa vụ của họ.

Cá nhân tôi, là một người dân đi chợ, cũng sẽ tiếp tục thực hiện trách nhiệm giám sát thu phí ở chợ Trường Sơn và các chợ khác mà mình có điều kiện và cơ hội ghé qua hay biết đến.

Chú thích:

(1) https://www.facebook.com/watch/?ref=saved&v=7258557320905473
(2) https://www.facebook.com/watch/?ref=saved&v=898025628454019
(3) https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=782437617096593&id=100059910855657
(4) https://vbpl.vn/thanhhoa/Pages/vbpq-toanvan.aspx…

Nguồn: FB Thái Hạo

* Tựa do BBT chọn

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Người dân sống dọc suối Prek Ta Hing nằm ở huyện Koh Thom, tỉnh Kandal, nơi sẽ được mở rộng khi kênh đào Funan Techo được xây dựng, chụp ngày 29 tháng 2 năm 2024. Ảnh: CamboJA/ Pring Samrang

Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết

Tất cả báo chí chính thống trong nước đã im bặt, không nhắc một chữ nào tới kênh đào Techo Phù Nam nữa. Điều này cho thấy cho dù Campuchia là một nước nhỏ hơn ở bên cạnh Việt Nam, nhưng họ rất hiểu cách chống lại Việt Nam như thế nào.

Và như thế, tương lai u ám đang diễn ra. Đồng bằng Sông Cửu Long đang chết.

Nhà báo Huy Đức (Trương Huy San)

Ai xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của ai?

Không còn nghi ngờ gì, điều 331 Bộ luật Hình sự là điều luật nổi danh nhất trong hệ thống pháp luật nước ta hiện nay. Đã có nhiều ý kiến trên mạng đòi xóa bỏ điều luật này. Đáp lại bằng các bài viết đăng tải trên báo chính thống, “người tuyên giáo” đưa ra lập luận: Nhiều quốc gia khác cũng quy định tội danh này, không chỉ mình Việt Nam. Và họ đưa ra ba dẫn chứng…

4 thượng nghị sĩ Hoa Kỳ kêu gọi Washington ưu tiên nhân quyền trong quan hệ song phương với Hà Nội, ngày 26/6/2024

Bốn thượng nghị sĩ Mỹ kêu gọi ưu tiên nhân quyền trong quan hệ với Việt Nam

Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Ben Cardin, Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Thượng viện, cùng với các Thượng nghị sĩ Chris Coons, Chris Van Hollen và Jeff Merkley gửi thư cho Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken, kêu gọi Bộ Ngoại giao giải quyết đầy đủ các mối lo ngại về nhân quyền ngày càng gia tăng và nên lồng ghép các ưu tiên nhân quyền vào mối quan hệ song phương Mỹ-Việt.

Người gìa ở Hà Nội. Ảnh minh họa: AFP

Lương hưu chỉ tăng một nửa so với lương công chức là bất công!

“Bản thân tôi có 25 năm đóng bảo hiểm xã hội, mà khi về hưu năm 2019 đến nay, mỗi tháng tôi nhận được 6.100.000 đồng, sống giữa thành phố Sài Gòn đắt đỏ. Thử hỏi người về hưu với đồng lương hưu như thế thì chống chọi với cuộc sống như thế nào?

… Tôi không biết rằng những ông bà có trách nhiệm dựa trên cơ sở nào mà ấn định con số 15% cho người lãnh lương hưu. Vì cái đồng lương hưu đó là do cơ quan, xí nghiệp sử dụng lao động đóng, và đồng tiền này quỹ bảo hiểm xã hội thu giữ không phải là đồng tiền chết mà nó là đồng tiền sinh lời.” – Ông Đinh Kim Phúc, một công chức đã nghỉ hưu.