Khí thải Formosa: Khi nào công khai kết quả quan trắc?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

[Kỳ Anh 19.09.18]

Đầu năm nay, Formosa Hà Tĩnh tuyên bố sẽ tăng gấp đôi công suất [1], hàng quán phục vụ khách Trung Quốc ở phố thị Kỳ Anh theo ghi nhận đã nhộn nhịp trở lại. Cùng lúc đó, một số hộ dân sống xung quanh nhà máy bắt đầu lo lắng cho sức khoẻ của gia đình nên đã dần chuyển đi.

Chính Báo cáo Tác động Môi trường (DTM) của Formosa cũng thừa nhận ngay từ giai đoạn 1 lượng bụi phát sinh sẽ cực lớn và “nếu không có hệ thống xử lý, bụi sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe công nhân làm việc trong nhà máy và khu dân cư lân cận. Các hạt bụi nhỏ có kích thước nhỏ thâm nhập vào người qua đường hô hấp, gây VIÊM PHẾ QUẢN MÃN TÍNH, UNG THƯ PHỔI, VIÊM GIÁC MẠC”[2]. Khí thải có thể không gây ra kết quả nhãn tiền (cá chết chẳng hạn) như nước thải, song hậu quả đối với sức khoẻ con người thì không hề kém cạnh, nếu không muốn nói là còn nghiêm trọng hơn.

Thực tế là số ca mắc ung thư ở các làng vùng Chương Hoá, Vân Lâm nơi Formosa đặt nhà máy bên Đài Loan đã tăng đột biến nhiều lần chỉ vài năm sau khi nhà máy đi vào vận hành và cư dân được tái định cư bên ngoài vòng bán kính 10km từ các nhà máy này. [Trong khi ở Kỳ Anh vẫn còn quá nhiều hộ dân sống sát tường rào nhà máy, các khu tái định cư Kỳ Phương, Kỳ Liên lẽ ra phải được chuyển ra xa thì lại đặt sát vách Formosa]

Dĩ nhiên Formosa Hà Tĩnh có hệ thống xử lý khí thải của họ, song hiệu quả đến đâu thì cần được kiểm chứng bằng các máy quan trắc chất lượng không khí. Việc giám sát này đòi hỏi phải độc lập; và trong trường hợp một tập đoàn tai tiếng như Formosa thì ai cũng hiểu là nhu cầu này càng bức thiết.

Vậy mà hiện nay chính quyền lại cho phép chính Formosa lắp đặt thiết bị quan trắc này ở khu vực phát khí thải và truyền số liệu về Sở TN-MT Hà Tĩnh. Nghĩa là chỉ Formosa và chính quyền Hà Tĩnh biết với nhau kết quả quan trắc, trong vòng bí mật. [3]

Tháng 11/2017 lần đầu tiên Sở TN-MT Hà Tĩnh, trong một công văn báo cáo lên Bộ TN-MT, đã tiết lộ Formosa xả khí thải vượt ngưỡng nhiều lần để rồi từ đó báo chí vào cuộc phát hiện ra Bộ TN-MT từ năm 2014 đã ra văn bản ‘cá biệt’ đặc cách cho Formosa xả thải vượt chuẩn.[4]

Câu hỏi là nếu có lúc nào đó Formosa vẫn xả vượt chuẩn mà Sở TN-MT Hà Tĩnh không thông báo thì thế nào? Có khó gì đâu việc công khai kết quả đo quan trắc lên Internet để dân vào giám sát như chính Đài Loan đang làm? [5]

Thêm nữa, thiết bị quan trắc đâu có đắt đỏ đến mức chính quyền cần Formosa lắp đặt, sao không tự lắp đặt để đảm bảo tính cách độc lập của việc giám sát nhà nước?

Ngoài ra, hiện chỉ mới có thiết bị quan trắc ngay trong khu vực nhà máy, trong khi theo các chuyên gia còn cần phải đo chất lượng không khí ở khu vực dân cư xung quanh vì điều này ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ của người dân.

Ở Đài Loan các tổ chức dân sự đã lắp đặt không ít các máy quan trắc độc lập trong vùng dân cư xung quanh nhà máy Formosa, công bố kết quả để đối chứng với hệ thống quan trắc của chính quyền. Với sự thù nghịch nhắm tới xã hội dân sự hiện nay, rất khó để chính quyền chấp nhận những sáng kiến dân sự như vậy. Không tin vào giám sát cộng đồng lại để chính đối tượng – Formosa – nắm đằng chuôi của quá trình giám sát, chính quyền đang tự cho thấy tuyên bố ‘không đổi môi trường lấy tăng trưởng’ của họ chỉ là lời đầu môi chót lưỡi.

Tóm lại, ba việc cần làm hiện nay là (1) kiểm soát toàn bộ quá trình quan trắc khí thải trong nhà máy chứ không giao cho Formosa, (2) công khai kết quả quan trắc bên trong và xung quanh nhà máy 24/7 online (thời gian thực/in real time) cho công chúng và báo chí tiếp cận, và (3) khuyến khích các tổ chức dân sự lắp đặt thêm máy quan trắc độc lập để đối chiếu kết quả, có sai khác là các bên liên quan vào cuộc ngay. Chẳng việc nào khó cả nếu thực tâm.

Chính quyền đã phạm nhiều sai lầm dẫn đến thảm hoạ Formosa hai năm trước đây. Nếu không hành động ngay họ có thể sẽ đứng trước một thảm cảnh mới trong một ngày không xa.

Các hộ dân vẫn sống quá gần ống khói nhà máy, ngay trên đầu là đám mây khói từ nhà máy.

Publiée par Nguyen Anh Tuan sur Mercredi 19 septembre 2018

[1] https://nguoidothi.net.vn/formosa-ha-tinh-se-tang-gap-doi-cong-suat-luyen-thep-12369.html
[2] https://m.vov.vn/xa-hoi/formosa-sap-van-hanh-thu-6-ong-khoi-phat-tan-khi-thai-ra-moi-truong-539598.vov
[3] https://amp.vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/ha-tinh-yeu-cau-formosa-lap-thiet-bi-quan-trac-tu-dong-khi-thai-3416253.html
[4] https://www.tienphong.vn/xa-hoi/bo-tnmt-dac-cach-cho-formosa-xa-thai-vuot-chuan-1211171.amp.tpo
[5] https://taqm.epa.gov.tw/taqm/en/

Nguồn: FB Nguyen Anh Tuan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ dược tổ chức tại Geneva, Thụy Sĩ hôm 15/5/2024

Hội nghị Thượng đỉnh Geneva về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16

Ngày 15/5/2024, tại Geneva, Thụy Sĩ đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ kỳ thứ 16 (The 16th Annual Geneva Summit for Human Rights and Democracy).

Mục đích của Hội nghị Thượng đỉnh về Nhân quyền và Dân chủ là đề cập đến tình trạng nhân quyền và đặc biệt là để hướng cộng đồng thế giới quan tâm đến một số trường hợp cần phải có sự can thiệp nhanh chóng để giảm đi những khổ nạn có thể xảy đến với các nạn nhân.

Hội nghị thượng đỉnh Geneva được tài trợ bởi một liên minh gồm 25 tổ chức phi chính phủ về nhân quyền từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có Đảng Việt Tân.

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.