Khó Khăn Kinh Tế Của Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Martha Ann Overland, Time 09/6/08.
Phan Lưu Quỳnh lược dịch

JPEG - 58 kb

Cách đây một năm, Việt Nam còn được ca ngợi như một phép lạ kinh tế kế tiếp ở Á châu, một câu chuyện thành công để tương xứng với sự đi lên của các con cọp Á châu trong thập niên 1990s, và hơn nữa mới đây là sự tăng trưởng đáng kinh ngạc của Trung Quốc và Ấn Ðộ. Nhờ vào các chính sách cải cách kinh tế mà quốc gia cộng sản này đã thu hút được một số lượng kỷ lục về đầu tư nước ngoài. Nền kinh tế được khuếch trương 8.5% trong năm ngoái—thuộc về những tỷ lệ nhanh nhất trong khu vực—và giá nhà cửa đã tăng gấp đôi và gấp ba, một phần bị lèo lái bởi những người đi mua đầy hoảng hốt, sẵn sàng chờ đợi để chụp ngay lấy các căn hộ, thậm chí ngay cả trước khi chúng được xây cất. Thị trường chứng khoán còn non trẻ của Việt Nam đã cho ra lò ra nhiều tay triệu phú. Ở Hà Nội và TPHCM những chiếc xe hơi sặc sỡ mới toanh của họ làm tắt nghẽn các con đường đúng ra chỉ thích hợp cho xe đạp.

Nhưng một điều khôi hài đã xảy ra trên con đường đi đến sự phồn vinh. Ở giữa năm 2008, chính quyền độc tài của Việt Nam thấy họ phải vật lộn với giá cả tăng vọt, thị trường xụp đổ và một lực lượng lao động càng ngày càng ương ngạnh khó bảo. Nạn lạm phát bây giờ đang lanh quanh ở một mức hàng năm là 25%, đã gặm nhắm dần vào phần lớn những lợi tức mà người dân đã kiếm được trong hàng năm qua.

Thị trường chứng khoán Việt Nam, bị sụt xuống 58.5% kể từ tháng Giêng, hiện đang nắm giữ một danh hiệu không vui vẻ gì là một thị trường suy sụp nhất trên thế giới trong 30 ngày qua. Dẫn chứng ra vấn đề khó khăn của nhà nước trong việc kềm chế lạm phát, hãng Moody’s chuyên xếp hạng khả năng tín dụng, đã hạ thấp viễn ảnh về giá trị tín dụng của Việt Nam từ tích cực xuống tiêu cực.

JPEG - 66.2 kb

Giá trị tín dụng kém cỏi báo hiệu rằng các ngân hàng có thể sẽ gặp khó khăn trong việc thi hành các khế ước tài chánh của họ, làm suy yếu đi sự tin tưởng vào Việt Nam của giới đầu tư. Nói cho gọn ghẽ chính xác thì nền kinh tế quá nóng hổi và nhà nước lại phản ứng quá chậm chạp, theo ông Jonathan Pincus, kinh tế trưởng của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc tại Việt Nam cho biết. Ông còn nói thêm, “Ðó là tại sao mà chúng ta bị vướng vào khó khăn này”.

Dĩ nhiên thì nạn lạm phát đang gây ra nhiều khó khăn trên toàn thế giới, nhưng đặc biệt là vô cùng trầm trọng tại Việt Nam, là nơi mà giá cả hầu như cho tất cả mọi thứ đều tăng vọt, từ thực phẩm, xăng dầu đến nhà cửa. Phần lớn mức tăng trưởng mới đây của Việt Nam được thúc đẩy bởi các ngành nghề chế tạo sản xuất đang mở rộng, nhưng bây giờ mức lương bổng của công nhân trong các dây chuyền sản xuất bị vượt qua bởi các chi phí căn bản cho đời sống. Kết qủa là có một loạt các cuộc đình công—một điều bất bình thường trong nước Việt Nam cộng sản—đang làm thiệt hại đến hình ảnh của đất nước như một thiên đường cho các công ty đa quốc gia, muốn tìm kiếm một nơi khác hơn là Trung Quốc, để thiết lập các cơ xưởng sản xuất.

JPEG - 9.2 kb

Trong sáu tháng qua, đã xảy ra hơn 300 vụ đình công trên toàn quốc. Hầu hết chỉ kết thúc trong vòng vài ngày, vì ban giám đốc thường đồng ý cho tăng thêm một mức lương nhỏ. Trong tháng Tư, một công ty chuyên sản xuất giày cho hãng Nike đã đồng ý cho công nhân được tăng 10%, tức là thêm khoảng 6.30 đô la một tháng. Nhưng số tiền đó không đủ để tạo ra sự khác biệt khi họ đi đến các tiệm thực phẩm.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã phát biểu trước Quốc hội vào ngày 31/5 rằng con số các gia đình lâm vào cảnh đói khát đã tăng gấp đôi chỉ trong vòng một năm. “Chính phủ thấu hiểu, chia sẻ với đồng bào”, ông Dũng nói. “Và nhìn nhận đây là trách nhiệm của chính phủ phải cố gắng tốt hơn để kiềm chế lạm phát”. Cho tới bây giờ thì Hà Nội đã có biện pháp để hạ nhiệt nền kinh tế bằng cách yêu cầu các nhà băng phải gia tăng nguồn dự trữ; ngân hàng trung ương cũng tăng lãi xuất lên 12%. Nhưng lạm phát lại bị làm cho tồi tệ hơn vì đơn vị tiền tệ Việt Nam đang yếu kém dần.

Trị giá của đồng bạc VND đã rơi xuống khoảng 1.5% đối với đồng đô la trong sáu tháng qua. Nhưng tình trạng ảm đạm của nền kinh tế đang đe doạ làm suy yếu thêm giá trị của nó. Trong tuần qua, đồng bạc VND đã nhẩy từ 16,120 lên 18,500 cho một đô la ngoài chợ đen vì giới mua bán vội vã đổi từ tiền VND sang đô la và vàng.

Việc đơn vị tiền tệ bị mất dần giá trị khiến cho việc nhập cảng, từ thực phẩm đến hàng hóa, càng thêm mắc mỏ. Jocelyn Tran, thuộc một công ty ở TPHCM có các hợp đồng với các xí nghiệp địa phương để cung cấp quần áo cho các cửa hàng ở Hoa Kỳ, nói rằng giá của chỉ sợi chế tạo từ Trung Quốc đã vọt lên 15% trong năm nay. “Các xí nghiệp của chúng tôi đang chịu đựng sự tăng giá này bằng cách cắt giảm vào lợi tức”, bà Trần nói. Bà than phiền rằng, mặc dù một vài xí nghiệp đã cho tăng lương, nhưng công nhân vẫn tiếp tục bãi công.

JPEG - 9.1 kb

Giới cầm quyền Hà Nội đã quá chậm chạp để xử lý một vài khó khăn, một phần vì chiến tuyến không còn nằm gọn ghẽ giữa thành phần bảo thủ cứng rắn trong đảng CS và thành phần cải cách muốn mở rộng hơn nền kinh tế. Các lối giải quyết vấn đề bị xé lẻ ra đến mức muốn tê liệt, theo ông Pincus. Thí dụ như không có một thực thể tồn tại nào trong việc kiểm soát chính sách tiền tệ. Trong một hệ thống được vận hành bằng sự nhất trí — không những chỉ trong đảng nhưng cũng trong các uỷ ban, các bộ, và tỉnh— thì rất gay go để khiến cho giới lãnh đạo đưa ra các quyết định khó khăn . Theo ông Pincus thì, “Luôn luôn khó khăn hơn để chia sẻ sự đau đớn. Nhưng dễ dàng hơn để chia sẻ những ngọt ngào”.

Ðể giải quyết nạn lạm phát, nhà nước biết rõ rằng họ cần phải tăng lãi xuất và kềm chế việc chi tiêu, đặc biệt là ở các doanh nghiệp quốc doanh đã dùng các cơ sở tài chánh của nhà nước như những con lợn đất của riêng họ. Nhưng bất cứ một biện pháp bất ngờ nào cũng có thể đe doạ bóp nghẹt các doanh nghiệp và làm kinh hãi các nhà đầu tư mới, mà Việt Nam phải tránh né nếu muốn đạt được mức tăng trưởng kinh tế đã được điều chỉnh lại ở 7%. Dù sao thì trong khi các con số hiện thời nhìn có vẻ không được tốt đẹp, nhưng viễn ảnh kinh tế lâu dài của Việt Nam thì rất khá, theo Tom Nguyễn, người đứng đầu bộ phận thị trường toàn cầu thuộc ngân hàng Deutsche Bank tại TPHCM.

Vài người thì nghĩ rằng khả năng của nhà nước để đối phó một cách nhanh chóng và thẳng tay với sự bất mãn của quần chúng sẽ làm giảm bớt đi mối de dọa về các cuộc đình công biến thành các cuộc biểu tình bạo động, hoặc khuyến khích kêu gọi cho thay đổi chính trị. Việt Nam vẫn tiếp tục là một quốc gia ổn định có 85 triệu dân với một lực lượng lao động trẻ và có trình độ. Ông Nguyễn nói, “Thật không hợp lý chút nào nếu bất cứ ai trong giới đầu tư chúng tôi nghĩ rằng tiến trình phát triển này không có những thử thách. Nhưng có vài nỗi đau đớn phải rơi vào lòng những kẻ có những mong đợi không thực tế”.

Thật là bất hạnh, phần lớn các nỗi đau đớn này dân nghèo Việt Nam sẽ phải chịu đựng khi họ vất vả vật lộn để chạy ăn từng bữa.

****

Vietnam’s Troubled Economy
Monday, Jun. 09, 2008
By Martha Ann Overland

A year ago, Vietnam was being hailed as the next Asian miracle, a success story to match the rise of the Asian tigers of the 1990s and more recently the stunning growth of China and India. Thanks to economic reforms, the communist country was attracting record amounts of foreign investment. The economy expanded by 8.5% last year—among the fastest rates in the region—and housing prices doubled and tripled, driven up in part by frantic buyers who stood in line to snap up condos before they had even been built. The country’s nascent stock market was minting millionaires. In Hanoi and Ho Chi Minh City, their flashy new cars clogged roads better suited for bicycles.

But a funny thing happened on the way to prosperity. Halfway through 2008, Vietnam’s authoritarian government finds itself grappling with soaring prices, collapsing markets and an increasingly restive workforce. Inflation, now running at an annual rate of 25%, is eating up much of the gains made by citizens over the last several years. Vietnam’s stock market, which has fallen 58.5% since January, currently holds the unhappy title of being the worst-performing in the world in the last 30 days. Citing the government’s difficulty in reining in inflation, Moody’s, which grades creditworthiness, lowered Vietnam’s ratings outlook last week to negative from positive. Poor ratings signal that banks may have trouble meeting their financial obligations, undermining investors’ confidence in the country. In a nutshell, the economy overheated and the government was too slow to respond, says Jonathan Pincus, chief economist for the United Nations Development Program in Vietnam. “It’s how we got into this problem,” he says.

Inflation is causing trouble worldwide, of course, but it’s particularly acute in Vietnam, where prices for virtually everything, from food to fuel to housing, have been spiking. Much of Vietnam’s recent growth has been driven by its expanding manufacturing sector, but now assembly line workers’ salaries are being outpaced by basic living costs. The result has been a rash of strikes—unusual in communist Vietnam—that are hurting the country’s image as a haven for multinational companies looking for alternatives to China for manufacturing sites. Over the last six months, there have been more than 300 strikes throughout the country. Most last only a few days, with management usually agreeing to small pay increases. In April, a company that manufactures sneakers for Nike agreed to give workers a 10% increase, or about an additional $6.30 a month. But that amount is not enough to make much of a difference when workers go to the grocery store.

Prime Minister Nguyen Tan Dung told the country’s National Assembly on May 31 that the number of households going hungry has doubled in one year. “The government understands and shares with the people,” Dung said. “And sees it is their responsibility to try to best curb inflation.” So far, Hanoi has moved to cool the economy by requiring banks to increase their reserves; the central bank has also raised interest rates to 12%. But inflation is being made worse by Vietnam’s weakening national currency. The Vietnamese dong has fallen roughly 1.5% against the dollar in the past six months. But the recent dismal economic news is threatening to weaken it further. This past week the dong jumped from 16,120 to the dollar to 18,500 on the black market as traders rushed to put their dong into dollars and gold. The currency swoon makes imports, from food to commodities, more expensive. Jocelyn Tran, whose Ho Chi Minh City company contracts with local factories to supply apparel to U.S. stores, says the price of Chinese-made yarn has jumped 15% this year. “Our factories are absorbing it by cutting out the profit margin,” says Tran. Even though some factories have raised wages, she complains that workers are still going on strike.

The government in Hanoi has been slow to tackle some of the problems in part because battle lines are no longer neatly drawn between Communist Party hardliners and the party’s more liberal economic reformers. Decision-making has been fragmented to the point of paralysis, says Pincus. For example, no single entity is in control of monetary policy. In a system that works on consensus— not just among the party but committees, ministries and provinces—it has been difficult to get leaders to make tough decisions. “It’s always harder to distribute the pain,” says Pincus. “It’s much easier to distribute the goodies.”

To tackle inflation, the government knows it needs to raise interest rates and rein in spending, particularly by state-owned enterprises that have used state financial institutions as their own piggy banks. But any sudden moves can also threaten to strangle businesses and scare away new investors, which Vietnam must avoid if it is to meet its revised 7% growth rate. Still, while the numbers look bad now, Vietnam’s long-term economic outlook is good, says Tom Nguyen, head of global markets at Deutsche Bank in Ho Chi Minh City. Some think the government’s ability to deal with public dissent swiftly and harshly lessens the threat that strikes will turn into violent protest or will encourage calls for political change. Vietnam remains a stable country of 85 million people with a young and educated workforce. “It is unreasonable for any of us investors to expect this development process not to have challenges,” says Nguyen. “But some of the heartache has to fall in the lap of the people who had unrealistic expectations.” Unfortunately, most of the heartache will be felt by Vietnam’s poor as they struggle to put food on the table.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…