Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài chia xẻ Đạo nạn cùng giáo xứ Đồng Chiêm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

29.01.2010

ĐẠI ĐẠO TAM KỲ PHỔ ĐỘ
BÁT THẬP NGŨ NIÊN
TÒA THÁNH TÂY NINH

CHIA XẺ ĐẠO NẠN CÙNG GIÁO XỨ ĐỒNG CHIÊM

BAN ĐẠI DIỆN KHỐI NHƠN SANH ĐẠO CAO ĐÀI

Kính gởi: Quí Ngài Tổng Giám Mục, Giám Mục,Quí Linh Mục,
Cùng toàn thể Giáo Dân Thiên Chúa Giáo,Giáo Xứ
Đồng Chiêm xã An Phú, Huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

Kính Quí Ngài:

Đạo nạn của Giáo Xứ Đồng Chiêm ở Hà Nội cũng như đạo nạn của các Tăng Ni sinh Tu Viện Bát Nhã Bảo Lộc tỉnh Lâm Đồng; của Thánh Thất Định Quán Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh tỉnh Đồng Nai; của chùa Hưng An Tự Phật Giáo Hòa Hảo tỉnh An Giang… là một Đạo nạn chung của tất cả các Tôn giáo hiện nay trên đất nước Việt Nam.

Thánh Giá là một Bảo vật Thiêng Liêng Vô giá, là một biểu tượng Đức Tin của Tín Hữu Ki Tô Giáo, chỉ những người không tôn trọng Tôn Giáo mới hành động như hiện tại ở Đồng Chiêm !

Nỗi thống khổ của Quí vị cũng chính là nỗi đau khổ của chúng tôi. Mặc dầu hình thể Tôn giáo có khác nhau theo từng thời kỳ khai đạo, nhưng tâm linh chúng ta chỉ có một, đồng nhứt thể.

Chúng tôi xin thay mặt cho hàng triệu tín đồ Đạo Cao Đài Tòa Thánh Tây Ninh, xin chân thành chia xẻ nỗi đau thương mất mát của Quí vị khi phải đối diện với một sự thật quá đau buồn ngoài sức tưởng tượng của con người.

Lịch sử dân tộc Việt Nam từ khi Vua Hùng dựng nước đến nay, trãi qua mấy ngàn năm văn hiến, vừa đánh giặc ngoại xâm, vừa xây dựng, bảo tồn và phát triển kinh tế văn hóa xã hội. Ông cha ta đã biết quí trọng giá trị đạo đức của Tiền Nhân, quyết gìn giữ nền văn hóa tối ưu làm căn bản cho sự phát huy đạo đức, nghĩa nhân của con người để đưa dân tộc phát triển, văn minh và hội nhập cùng các quốc gia trên toàn thế giới. Những tinh hoa, những giá trị tốt đẹp, cao thượng của tâm hồn người Việt Nam đó được thể hiện qua các nền Tôn giáo. Tôn giáo đúc kết lại và xây dựng nên một cách hoàn mỹ để giáo hóa, bày truyền ra cho con người đạt đến sự hoàn thiện đẹp đẽ. Thế mà hôm nay quyền lực của đời bóp méo, đè bẹp, dìm xuống như một thứ xấu xa cần phải bị tiêu diệt. Điều đó chứng tỏ cho mọi người thấy và hiểu được đạo đức của một xã hội suy đồi đến tột cùng. Tương lai dân tộc Việt nam sẽ đi về đâu? Khi nền tảng đạo đức, hay đức tin của con người bị xúc phạm nghiêm trọng, quyền tự do tín ngưỡng bị khống chế, nhân quyền bị chà đạp. hành xử của nhà nước đối với Tôn giáo là sử dụng côn đồ, xã hội đen, bạo lực để đánh đập người dân vô tội vạ.

Đứng trước Đạo nạn chung của các nền Tôn giáo hiện nay, không ai khỏi ngậm ngùi xúc động trước tình cảnh tang thương giữa con người Việt Nam với nhau mà không chút xót thương. Nghĩ đến vận mạng, tiền đồ của nòi giống Việt Nam đã từng chịu biết bao nhiêu thống khổ từ thể xác đến tâm hồn, chúng tôi vô cùng đau xót.

Ngày nay với nỗi đau khổ nầy sẽ làm cơ quan giải thoát cho toàn thể chúng sinh, nỗi khổ nầy sẽ làm nhịp cầu cho tất cả các nền Tôn giáo xích gần lại với nhau, hiệp thông nhau, chia vui sớt thảm, biết tôn trọng nhau để cùng hướng tới mục đích giải khổ cho loài người cả về thể xác lẫn tâm hồn.

Sứ mạng Tôn giáo luôn gắn liền với vận mạng của dân tộc. Đó mới là Tôn giáo tích cực phụng sự chúng sinh, thiết thực phụng sự cho Hòa Bình và đem lại sự Công Bằng, Thương Yêu cho loài người.

Tiếng nói của chúng tôi là tiếng nói chung cho tất cả những người Việt Nam yêu quê hương đất nước, là tiếng nói chung của tất cả những nhà lãnh đạo tinh thần Tôn giáo yêu quí nền Dân Chủ và Tự Do Nhân Quyền, mong muốn xã hội Việt Nam được bình yên, mọi người được quí trọng nhau, biết chia xẻ cùng nhau, biết đặt tình yêu thương, công lý, lẽ phải lên trên hết để mưu cầu hạnh phúc cho mọi người, hầu tiến đến Đại Đồng Nhơn Loại.

Chúng tôi thành tâm chia xẻ và cảm thông với Quí vị. Cầu xin ơn cứu rỗi của Đức Chúa Trời, Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế ban bố Hồng ân cho tất cả anh em chúng ta đồng một Đức Tin, đồng một Mục Đích, đồng nhìn nhau trong tình cốt nhục Thiêng Liêng của Ngài để đem đến cho thế gian niềm an vui và hạnh phúc.

Nay kính

Thánh Địa Tây Ninh Ngày 12 – Tháng Chạp – Năm Kỷ Sửu

(dl 26 – 01 – 2010) TM Ban Đại Diện Khối Nhơn Sanh Đạo Cao Đài

TRƯỞNG BAN

Chánh Trị Sự HỨA PHI

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…