Không thể bịt mắt, bịt miệng, bịt tai cả một dân tộc

Các Đại biểu Quốc hội bấm nút thông qua Luật an ninh mạng. Ảnh: Tin nhanh chứng khóan
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dẫu biết trước rằng, hôm nay (12/6/2018) Quốc Hội sẽ thông qua Luật An Ninh Mạng (ANM). Nhưng khi biết được có đến 423 (trên tổng số 466 ĐBQH) ấn nút đồng thuận với Luật ANM, thì tràn ngập một nỗi buồn tê tái.

Đất nước những năm tháng này có quá nhiều nỗi đau.

423 “ông bà nghị” ấn nút đồng thuận thông qua Luật ANM hôm nay, có ý thức đầy đủ được rằng, họ là những người đã góp phần làm chậm bước tiến của Dân Tộc?

15 vị ĐBQH không tán thành Luật ANM, hãy kiêu hãnh nêu danh, để Nhân Dân còn biết.

Sai đối tượng

An ninh mạng là làm cho mạng được an toàn, không bị kẻ khác tấn công phá hoại. Chứ không phải như ông Nguyễn Thanh Hồng – Ủy viên Thường trực Quốc phòng An ninh của Quốc Hội, đã trả lời trên báo Vnexppress ngày 28/5/2018 rằng:

“An ninh mạng nếu giải thích dễ hiểu nhất là không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước và làm sao để mỗi công dân có ý thức trong việc phòng chống tội phạm, bảo vệ bản thân và gia đình”.

Ngồi ở ghế Thường trực Quốc phòng An ninh QH mà hiểu về ANM như thế thì thật là tai họa cho đất nước.

Sai mục đích

Mục đích của ANM không phải là “không truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước” mà là bảo vệ hệ thống mạng quốc gia không bị kẻ thù phá hoại.

Năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 vào lãnh hải nước ta thì hàng loạt các hệ thống máy tính của Việt Nam bị tấn công. Trong đó có hệ thống máy tính của Bộ Tài Nguyên Môi Trường bị xâm nhập, do sở hữu các thông tin về bản đồ, hải trình, báo cáo về thăm dò dầu khí, khai thác thủy sản, tuần tra biển… Ngoài Bộ TN&MT thì hệ thống mạng của Tập Đoàn Dầu Khí và Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam cũng bị tấn công. Những kẻ hacker này không ai khác ngoài từ Trung Quốc.

Tiếp sau đó là các vụ tấn công vào hệ thống mạng máy tính Việt Nam, như ngân hàng Tiên Phong (5/2016), sân bay Tân Sơn Nhất (7/2016). Nghiêm trọng nữa là hệ thống máy tính của Bộ Ngoại Giao bị xâm nhập vào tháng 5/2017 khi TT Nguyễn Xuân Phúc thăm Mỹ.

Cuộc chiến tranh mạng, trong thời đại công nghệ hiện nay, là vô cùng nguy hiểm. Nhà nước phải nhìn nhận kẻ thù từ nước ngoài là mục tiêu chính mà thiết lập hệ thống an minh mạng để bảo vệ Tổ Quốc. Đó là điều tối quan trọng ưu tiên số một.

Sai biện pháp

Bởi thế, phải tuyển chọn được những tài năng nhất về công nghệ thông tin của người Việt, để bảo vệ an toàn hệ thống mạng máy tính quốc gia trước tấn công của kẻ thù nước ngoài, chứ không phải thành lập trung đoàn DLV suốt ngày ngồi phản bác lại chính kiến của người dân.

Bởi thế, phải cấm nhập khẩu các thiết bị cài đặt gián điệp như của hãng Huawei Trung Quốc, chứ không phải chặn ngăn internet của người dùng Việt Nam.

ANM được thiết lập là vì ợi ích quốc gia chứ không phải là vì lợi ích nhóm.

Xác định sai đối tượng là xác định sai mục đích. Đã sai mục đích thì tất nhiên sẽ đề xuất sai biện pháp.

“Truyền bá, cổ súy, khai thác những nội dung chống phá Đảng, Nhà nước” đã có trong Bộ luật hình sự rồi. Không thể là nội dung của Luật ANM.

Không thể ngăn cản được tiến bộ

Hoàn cảnh bây giờ không giống như những năm thập niên 60 của thế kỷ trước, đã tháo gỡ các băng ngắn trên đài Radio, không cho nghe tin từ nước ngoài.

Mạng internet là phát minh của nhân loại. Quyền truy cập mạng internet là quyền con người được Liên Hợp Quốc bảo hộ. Vì mục đích bảo vệ lợi ích của một thiểu số mà đưa ra các biện pháp hạn chế quyền truy cập internet của toàn dân là cản ngăn sự tiến bộ của toàn Dân Tộc.

Dẫu QH đã thông qua Luật ANM thì số phận nó rồi tất sẽ phải chết yểu. Một luật ANM kìm hãm bước tiến của Dân Tộc thì sẽ bị Nhân Dân loại bỏ.

Cụ Hồ đã nói “Dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra”.

Bịt mắt, bịt miệng, bịt tai thì ganh đua quốc tế bằng cách nào?

Không thể bịt mắt, bịt miệng, bịt tai cả một Dân Tộc.

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.