Không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt với thảm họa điện hạt nhân

Vị trí ba nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc gần biên giới Việt Nam. Nguồn: Hội Nhà văn Việt Nam
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

1. Điện hạt nhân là một trong những nguồn năng lượng hiệu quả. Nhưng xây dựng nhà máy điện hạt nhân có thể đối mặt với những thảm hoạ tàn khốc. Dù là các quốc gia có nền công nghệ hạt nhân cao đến mức độ nào, được xây dựng với mức độ an toàn bao nhiêu đi nữa, thì thảm hoạ hạt nhân vẫn có thể xảy ra. Từ khi nhà máy điện hạt nhân đầu tiên ra đời cách đây 70 năm (1954), lịch sử nhân loại đã chứng kiến nhiều thảm hoạ hạt nhân, mà tàn khốc nhất là năm thảm hoạ sau:

– Thảm họa hạt nhân Chernobyl (1986, Ukraine – Liên Xô, cấp độ 7)
– Thảm họa hạt nhân Fukushima (2011, Nhật Bản, cấp độ 7)
– Thảm họa hạt nhân Kyshtym (1957, Nga – Liên Xô, cấp độ 6)
– Thảm họa hạt nhân Windscale Fire (1957, Sellafield, Vương quốc Anh 1957, cấp độ 5)
– Tai nạn hạt nhân đảo Three Mile (1979, Pennsylvania, Hoa Kỳ, cấp độ 5).

2. Không sở hữu công nghệ hạt nhân, năm 2016, Quốc hội Việt Nam đã biểu quyết dừng xây dựng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận (công nghệ Nga). Người dân Việt Nam thở phào nhẹ nhõm vì nghĩ rẳng thoát được thảm hoạ điện hạt nhân.

Nhưng lo lắng thay, Việt Nam không xây dựng nhà máy điện hạt nhân mà vẫn phải đối mặt thảm hoạ nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc. Cạnh biên giới Việt Nam, Trung Quốc không ngừng xây dựng nhiều nhà máy điện hạt nhân lớn.

– Nhà máy điện hạt nhân Trường Giang ở tỉnh Quảng Đông, cách biên giới Việt Nam 200 km.
– Nhà máy điện hạt nhân Xương Giang ở tỉnh Hải Nam cách đảo Bạch Long Vĩ 100 km.
– Nhà máy điện Phòng Thành Cảng ở Đông Hưng, Quảng Tây cách biên giới Việt Nam chừng 45 km. Phòng Thành Cảng 1 & 2 khởi công xây dựng năm 2010 vận hành năm 2016. Phòng Thành Cảng 3 & 4 khởi hành năm 2015 và 2016. Phòng Thành Cảng 5 & 6 đang trong kế hoạch. Tổng công suất của nhà máy điện hạt nhân Phòng Thành Cảng là 6.000 MW.

3. Ngày 11/9/2024, có nguồn tin cho biết Trung Quốc đã khởi công xây dựng nhà máy điện hạt nhân Bạch Long tại bán đảo Giang Sơn, thị xã Đông Hưng, công suất 8.620 MW (lớn thứ ba thế giới), cách biên giới Việt Nam chừng 15 km. Trung Quốc cũng đã có kế hoạch mở rộng nhà máy điện hạt nhân Xương Giang ở đảo Hải Nam. Khi mở rộng xong, công suất các nhà máy điện hạt nhân của Trung Quốc ở khu vực vịnh Bắc bộ dự kiến có thể lên đến 30.000 MW.

4. Vậy là, không xây dựng nhà máy điện hạt nhân nhưng Việt Nam vẫn phải đối mặt với thảm hoạ điện hạt nhân. Thật nguy hiểm khi các nhà máy điện hạt nhân công suất lớn của Trung Quốc lại nằm sát biên giới Bắc Việt Nam, thuộc khu vực dân cư đông đúc nhất Việt Nam, và chỉ cách thủ đô Hà Nội chừng 300 km.

5. Việt Nam không thể không có bước chuẩn bị để cảnh báo phóng xa và đối phó với các trường hợp xấu.

TS Nguyễn Ngọc Chu

Nguồn: FB Nguyen Ngoc Chu

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tuyến cáp quang biển nối kết Internet Việt Nam với thế giới. Ảnh: Internet

Đáng lo

Tôi có một người bạn thường về làm ăn ở Việt Nam. Anh nói một trong những vấn đề đáng lo nhất ở Việt Nam là các cán bộ, nếu không muốn nói là, tất cả các cán bộ, đều không tha thiết làm việc gì cả nếu chúng không có lợi cho bản thân họ. Lợi ích cho quốc gia? Mặc kệ! Mỗi người chỉ biết lo, trước hết, cho lợi ích của chính họ.

Văn Bút Mỹ (Pen America) kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt khi gặp gỡ Tô Lâm. Ảnh: Getty Images

Văn Bút Mỹ kêu gọi TT Biden nêu vấn đề tự do biểu đạt với Tô Lâm

“Chúng tôi cũng kêu gọi Tổng thống Biden và chính phủ Hoa Kỳ đưa vấn đề nhân quyền vào trọng tâm của quan hệ ngoại giao với Việt Nam và vận động trả tự do cho những người vẫn đang bị giam giữ bất công,” bà Anh-Thu Vo, Giám đốc nghiên cứu và vận động của PEN America, đưa ra kiến nghị.

Người Việt Nam biểu tình phản đối TBT - Chủ tịch nước Tô Lâm trước trụ sở LHQ ở New York hôm 22/9/2024. Nguồn: RFA/ Facebook Việt Tân

Tổ chức phi chính phủ gửi thư ngỏ đề nghị Mỹ và các nước phương Tây cấm vận TBT Tô Lâm

Các nhóm tham gia bức thư ngỏ bao gồm Việt Tân, Hội Anh Em Dân Chủ, ACAT tại Bỉ, Pháp và Đức đã liệt kê trong bức thư năm điểm đáng chú ý về vấn đề vi phạm nhân quyền mà ông cựu Bộ trưởng Công an Tô Lâm đã thực hiện bao gồm: Bắt cóc quốc tế, sử dụng bạo lực với dân, đàn áp những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động xã hội, bắt các nhà hoạt động phải sống lưu vong, kẻ thù của Internet.

Các nhà hoạt động môi trường bị bắt khi đang cố gắng bảo vệ chuyên ngành của mình (Trong số đó, có người đã ra tù). Ảnh: Dự án 88

Khi chủ tịch nước Việt Nam thăm Liên Hiệp Quốc, việc “cân bằng lượng khí thải carbon” biến mất ở nhà

Dù cuộc gặp giữa Biden và (Tô) Lâm có thuận lợi đến đâu theo quan điểm của công chúng Việt Nam, Lâm nhiều nhất cũng chỉ giành được một cái bắt tay với Biden khi cả hai đều ở New York để tham dự “Hội nghị Thượng đỉnh về Tương lai” (Summit of the Future) của Liên Hiệp Quốc trong tuần này.