Kịch bản của thảm kịch

Hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (phải) cùng hai tàu chiến Nhật Bản JS Kashima và JS Shimayuki trong cuộc diễn tập chung trên Biển Đông hôm 7/7/2020. Ảnh: FB Hạm Đội 7, Hải quân Hoa Kỳ (U.S. 7th Fleet)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuộc biểu trưng sức mạnh của lực lượng hải, không quân Hoa Kỳ với sự xuất hiện cùng lúc hai nhóm tàu tác chiến hàng không mẫu hạm USS Nimitz và USS Ronald Reagan ở vùng biển Đông trong những ngày qua đã minh chứng rõ ràng vị trí thống trị các đại dương và vùng trời vẫn luôn thuộc về người Mỹ. Sự kiện tập trận lớn chưa từng có trong lịch sử của lực lượng hải, không quân Hoa Kỳ với tất cả những “móng vuốt” đắt giá và tối tân nhất khiến Bắc Kinh ngậm ngùi ngắm nhìn hàng trăm chiến đấu cơ kết hợp với những chiến hạm uy lực vô song gầm rú ngày đêm trên vùng biển mà Trung Quốc lớn tiếng khẳng định chủ quyền. Sự trở lại của các kỳ thủ cũ sau ngót gần 50 năm trên bàn cờ địa chính trị vùng Đông Nam Á chính thức được khai mạc với màn trình diễn khá ồn ào và tốn kém.

Vào những ngày 1 tới ngày 3 tháng Bảy vừa qua, sự xuất hiện của cả ba lực lượng bao gồm tàu Hải Dương 4 và một tàu hộ vệ tên lửa của Trung Cộng, chiến hạm USS Gabrielle Giffords của Hải quân Hoa Kỳ và một tàu kiểm ngư Việt Nam trên vùng biển thuộc đặc quyền kinh tế Việt Nam. Bức không ảnh của hải quân Hoa Kỳ công bố cho thấy chiếc USS Gabrielle tăng tốc tiếp cận khu vực mà nhóm tàu Hải Dương 4 đang chạm trán với chiếc kiểm ngư lớp tuần tra KN750. Sau đó, nhóm tàu Trung Quốc rời khỏi khu vực, di chuyển lên phía Bắc.

Việc khảo sát tài nguyên dầu khí và đo vẽ bản đồ đáy biển cho hải quân Trung Cộng đã được nhóm tàu Hải Dương 4 này thực hiện thường xuyên trên vùng biển Việt Nam từ nhiều năm trở lại đây. Có những thời điểm, nhóm tàu này đã vào sát Nha Trang Khánh Hòa nơi có quân cảng Cam Ranh chỉ vài chục km. Năm 2019, nhóm tàu này đã hoạt động nhiều tháng ở khu vực bãi Tư Chính, thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Nhà cầm quyền Việt Nam khi đó im hơi lặng tiếng và chỉ cử tàu kiểm ngư, cảnh sát biển ra khép nép “ngắm” từ xa. Lực lượng không quân Việt Nam kể từ sau “tai nạn” của những chiếc máy bay Su-30MK2 và CASA 212 vào tháng Sáu, 2016 đã không còn bay ra biển. Lực lượng hải quân được trang bị các tàu ngầm Kilo và hộ vệ tên lửa hiện đại vẫn kiên trì bám bờ. Ban Tuyên Giáo TW và lực lượng biên phòng thì phát hàng vạn lá cờ cho ngư dân để trở thành “những tấm bia sống” trên biển.

Tuy nhiên, kể từ khi Washington khẳng định đường lối cứng rắn với Trung Cộng tại Đông Nam Á. Một mặt trận toàn cầu nhóm các nước Phương Tây đã được thành lập để ngăn chặn bước tiến của “con rồng đỏ Trung Hoa” với bộ “Tứ cường” làm cốt lõi sức mạnh ở Ấn Độ- Thái Bình Dương đã đi vào thực chất, có hiệu quả. Hà Nội ỡm ờ ngả theo luồng gió mới từ phương Tây. Lần đầu tiên sau 4 thập kỷ thắm thiết với tình hữu nghị keo sơn “văn hóa tương đồng, vận mệnh tương liên,” Việt Nam chính thức gửi công hàm ngoại giao phản đối chính sách bá quyền của Bắc Kinh tại biển Đông, yêu cầu điều tra các vụ tấn công ngư dân Việt Nam trong thời gian qua. Chỉ mới đây thôi, động thái chính đáng này bị coi là mạo phạm với “thiên triều.”

Tất nhiên, những công hàm phản đối của Hà Nội chỉ khiến người anh em “16 chữ vàng, 4 tốt” cười ruồi. Bắc Kinh thúc đẩy nhanh hơn các hoạt động quân sự với tần suất dày đặc, thành lập các cơ sở hành chính và đặt danh xưng cho các thực thể ngầm ở ranh giới “đường lưỡi bò.” Tiến trình tiếp tới là việc áp đặt khu vực nhận diện phòng không lên toàn bộ biển Đông. Bất chấp những phản đối của Hà Nội, Bắc Kinh liên tục tập trận bắn đạn thật ở vùng lãnh hải và đặc quyền kinh tế của Việt Nam, tùy ý cấm biển và xua đuổi các tàu cá cũng như lực lượng chấp pháp của Việt Nam.

Chính sách khủng bố này được đặt một cái tên nghe rất hàn lâm kinh viện – chiến thuật vùng xám – được áp dụng với tất cả các quốc gia trong vùng biển chồng lấn với “đường lưỡi bò” của Bắc Kinh. Đó phải coi chính xác là một qui trình chiến tranh xâm lược và thuộc địa hóa đang được tiến hành bài bản và chu đáo, với tốc độ ngày một nhanh chóng hơn. Tham vọng bá quyền và sự quyết đoán của Trung Nam Hải đã khiến cho Donald Trump quyết định chơi “đôi công.” Chiến lược xoay chuyển “bàn cờ vây” sở trường của Trung Quốc thành “bàn cờ Vua” mang tính sát phạt “được ăn cả, ngã về không.”

Một bức tranh toàn cảnh khá châm biếm nếu nhìn theo khía cạnh lịch sử và tính chính danh ở hoàn cảnh hiện thời. Việt Nam – quốc gia chủ nhà, sở hữu đường bờ biển dài chiến lược, trên danh nghĩa là quốc gia sở hữu vùng diện tích biển lớn nhất với tiềm năng tài nguyên giàu có ở biển Đông, đang đóng vai là một “khán giả bất đắc dĩ,” chứng kiến cuộc “tranh bá đồ vương” giữa các cường quốc Mỹ Trung ngay tại nhà của mình.

Động thái “dũng cảm” nhất của Hà Nội là làm đầy các thùng rác của Đại sứ quán Trung Cộng bằng các công hàm phản đối. Trong khi cũng chẳng lấy làm thích thú gì việc các hạm đội Hoa Kỳ góp mặt ở những “game show cơ bắp” tại vùng lãnh hải của mình, Hà Nội vẫn nhũn nhặn “tôn trọng luật pháp quốc tế và tự do hàng hải” và ngầm xin hỗ trợ khí tài quân sự cũng như sự ủng hộ quốc tế từ kẻ cựu thù “đế quốc Mỹ.”

Sau 20 năm ròng rã, với ngọn cờ “đánh cho Mỹ cút, đánh cho Nguỵ nhào,” những người cộng sản miền Bắc đã nhận tài trợ của các quốc gia cộng sản, vũ khí của Trung Cộng và Liên Xô, cùng với sự “trợ giúp” của 320.000 quân Tàu để tiến hành cuộc chiến tranh đẫm máu nhất lịch sử cận đại thế giới với người anh em phía bên kia vĩ tuyến 17. Cái giá cho chiến thắng “lẫy lừng năm châu, chấn động địa cầu” ấy là một quốc gia tan nát, nghèo đói cùng kiệt đến mức phải xin bobo (một loại thức ăn gia súc) về phát cho dân ăn và gánh một khoản nợ chiến phí không bao giờ trả hết cho Trung Cộng. Niềm vui “thống nhất” chẳng tày gang.

Sau 1975, những cuộc chiến liên miên ở biên giới Tây Nam Bộ, biên giới phía Bắc, ở Cambodia với chính những “đồng chí cộng sản” mới trước đó còn thề nguyền “sông liền sông, núi liền núi. Tình hữu nghị Việt Trung đời đời thắm tươi.” Khi “anh cả đỏ Liên Xô” sụp đổ, Hà Nội chợt nhận ra mình đứng ngay trên miệng vực thẳm và phía sau lưng là anh bạn “to xác, xấu bụng” Bắc Kinh. Những chóp bu cộng sản Việt Nam khi đó là Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nguyễn Văn Linh đã chấp nhận mọi giá để được khấu đầu trước các “đấng thiên tử.”

Bắc Kinh dang rộng cánh tay để chào đón “những đứa con hoang đàng trở về” và những cái bẫy đã giăng sẵn để con mồi ngoan ngoãn chui vào. Có một câu danh ngôn rằng “chỉ có miếng phô mai trên cái bẫy chuột là miễn phí” có lẽ đã hoàn toàn đúng trong trường hợp này. Cái lưỡi câu oan nghiệt được Bắc Kinh bọc trong những miếng mỡ béo ngậy thơm mùi Nhân dân tệ và ý thức hệ cộng sản đã được giới chức CSVN đớp nuốt hăng say kể từ hội nghị Thành Đô.

Món nợ thể chế quá lớn khiến Hà Nội chỉ biết ngoan ngoãn cúi đầu câm nín dâng hiến hàng trăm ngàn cây số vuông ở biên giới phía Bắc, ở vịnh Bắc Bộ và nhượng bộ ngày một lớn hơn về chủ quyền, tài nguyên quốc gia thông qua những dự án đầu tư, hiệp định hợp tác. Lịch sử phơi bày những sự thực đầy mỉa mai. Có lẽ đã tới gần thời điểm tất toán món nợ của thể chế và Hà Nội không nhìn thấy cơ hội nào cho một cuộc đáo hạn lần chót.

Vào ngày 4 tháng Bảy vừa qua, ông Tổng Tịch Nguyễn Phú Trọng đã có một động thái “trà Bắc Kinh không ngon bằng …café Starbucks” khi gửi lời chúc mừng tới Tổng Thống Donald Trump trong khi sai ông Thủ Tướng Phúc gửi lời hỏi thăm Bắc Kinh về tình hình mưa bão. Một thao tác ngoại giao đĩ điếm của “người đốt lò vĩ đại” mà ai cũng có thể nhìn thấy rõ. Vấn đề ở đây là Hà Nội triệt để thi hành đến cùng chính sách “đu dây” mà tự mình coi rằng đó là chính sách ngoại giao “khôn ngoan.” Một chính sách nhu nhược, hèn yếu tuyệt đối được biện hộ bằng một mớ lý lẽ và luận thuyết có vẻ cao siêu và nhân văn – chính sách quốc phòng “4 Không.”

Có rất nhiều điểm chung của chính sách quốc phòng quái đản này với thuật ngoại giao của Vệ Uyên (một đại thần của triều nhà Thanh). Ông ta (Vệ Uyên) thay vì chống lại những kẻ xâm lược thì đưa ra một luận thuyết quân sự “kỳ khôi” là mời tất cả các “giặc Phiên” cùng vào góp phần trong tấn tuồng chính trị quân sự ở Trung Hoa với mục đích là “dùng Phiên, chống Phiên.”

Kết cục là chẳng mấy chốc, những “giặc Phiên” này đã cùng nhau chia phần miếng bánh Trung Hoa và kết thúc một đế chế phong kiến lâu đời nhất thế giới trong ô nhục. Đó thực sự là một kịch bản hoàn hảo để thảm kịch diễn ra có mức tàn phá cao nhất. Dường như lịch sử của Trung Hoa đang được tái hiện ở Việt Nam sau hơn một thế kỷ. Nếu điều đó xảy ra, có khi nào nó còn tốt hơn tình thế thảm hại hiện nay hay không?

7/7/2020

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.