Kiện Formosa Hà Tĩnh tại tòa án Đài Bắc

Đức Giám Mục Hoàng Đức Oanh và phái đoàn trên trường đến Đài Bắc. Ảnh: FB Thanh Niên Công Giáo
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thông Cáo Báo Chí của Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV)

Thay mặt gần 10.000 nạn nhân của thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (công ty FHS) gây ra vào đầu tháng 6 năm 2016, Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) với sự giúp đỡ của 5 tổ hợp Luật sư, trong đó hai tổ hợp Luật sư là Quỹ Bảo Vệ Quyền Môi Trường (Environmental Rights Foundation – ERF); Hội Luật Sư Bảo Vệ Môi Trường (Environmental Jurist Association) tại Đài Loan, sẽ chính thức khởi kiện công ty Formosa Hà Tĩnh và 18 công ty liên đới chịu trách nhiệm trước tòa án Đài Loan tại Đài Bắc vào sáng ngày thứ ba, 11 tháng 6, 2019. Mục đích khởi kiện là yêu cầu Tập Đoàn FHS phải bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân và làm sạch vùng biền bị ô nhiễm chất độc do công ty FHS gây nên.

Trong danh sách 18 công ty bị kiện lần này, ngoài công ty Hưng Nghiệp Gang Thép Hà Tĩnh tại Việt Nam (FHS), số đông công ty khác có trụ sở tại Đài Loan, một số khác có cơ sở tại một số quốc gia trên thế giới như tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Singapore, Cayman – một hòn đảo thuộc phần đất của Anh Quốc.

Một cuộc họp báo quốc tế sẽ được diễn ra tại trước Tòa án thành phố Đài Bắc lúc 09:30 sáng tại số 131 đường Bác Ái, Khu Trung Chính, thành phố Đài Bắc (台北市中正區博愛路131號). Trong cuộc họp báo này, các luật sư đại diện cho các nạn nhân, và đại diện của Hội Công Lý cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) tuyên bố lý do của vụ khiếu kiện cho báo chí quốc tế, Đài Loan và người dân Đài Loan. Sau đó, lúc 13:30 chiều sẽ có 1 cuộc biểu tình họp báo tại Trụ Sở chính của Tập đoàn Formosa trong lúc công ty đang họp cổ đông hàng năm. Địa chỉ tại Số 100 Đường Bắc Đôn Hoa, Khu Tùng Sơn, Thành Phố Đài Bắc (台塑工業股份有限公司 – 台北市松山區敦化北路100號)

Ngoài ra, còn có một số các tổ chức phi chính phủ NGO tranh đấu cho môi trường tại Đài Loan như: Hiệp Hội Theo Dõi và Thực Thi Công Ước Liên Hiệp Quốc (Covenant Watch); Hiệp Hội Thúc Đẩy Nhân Quyền Đài Loan (Taiwan Association for Human Rights – TAHR); Văn Phòng Trợ Giúp Công Nhân, Di Dân Việt Nam (Vietnamese Migrants and Immigrants Office – VMWIO); Quỹ Bảo Vệ Quyền Môi Trường (Environmental Rights Foundation – ERF); Hội Luật Sư Bảo Vệ Môi Trường (Environmental Jurist Association – EJA); Giáo Sư Paul Jobin thuộc Sinica Academics, sẽ có mặt để hỗ trợ cho vụ kiện. Đây là những tổ chức phi chính phủ tại Đài Loan đã và đang hết lòng hỗ trợ cho việc khiếu kiện cũng như tạo thuận lợi cho vụ án trước dư luân quốc tế và dân chúng Đài Loan.

Ngoài ra, một phái đoàn từ Việt Nam gồm Đức Cha Hoàng Đức Oanh, và một số Linh mục đại diện cho các nạn nhân đến từ 2 giáo phận Vinh và Hà Tĩnh, nơi có những nạn nhân bị ảnh hưởng nặng nề cả về môi trường lẫn bị đàn áp nhân quyền của nhà nước Việt Nam sẽ hiện diện để đại diện, lên tiếng cho các nạn nhân và chứng kiến vụ án lịch sử này.

Được biết, sau khi nộp đơn tại tòa án Đài Loan, tổ hợp luật sư của tổ chức Quốc Tế Quyền Môi Trường (Earth Rights International -ERI) tại New Jersey, Hoa Kỳ sẽ đại diện cho các nạn nhân và JfFV nộp một đơn kiện khác tại tòa án Liên Bang về môi trường tại tiểu bang New Jersey, nơi có bản doanhh của Công ty Formosa USA. Đây là công ty có cổ phần lớn cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành Công Ty Hưng Nghiệp Gang Thép Formosa Hà Tĩnh.

Thêm vào đó, tổ hợp luật sư Larochelle Avocats tại Canada; thay mặt Hội JfFV đưa đơn khiếu nại trước Ủy Ban Nhân quyền tại Liên Hiệp Quốc vào ngày 27 tháng 5, 2019 vừa qua để yêu cầu Liên Hiệp Quốc thành lập những Ủy Ban Điều tra để xem xét và đánh giá những sai phạm cũng như đưa ra những biện pháp đền bù và theo dõi sự cải thiện môi trường đã bị ô nhiễm sớm trở về nguyên trạng.

Trên đây là một số những biện pháp về pháp lý mà hội JfFV sau hơn 2 năm làm việc trong âm thầm để điều tra cũng như thành lập hồ sơ cho các nạn nhân trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn vì những cấm đoán, đàn áp dã man của nhà nước Việt Nam.

Cũng nên nhắc lại công ty FHS đã xả thải hóa chất độc hại vào biển Hà Tĩnh khiến cá chết phơi trắng bụng trên 250 km đường biển của 4 tỉnh miền trung Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, và Thừa Thiên-Huế. Hành động gây nên tội ác này đã ảnh hưởng lên hệ sinh thái biển, làm hàng trăm ngàn ngư dân và những người sống bằng nghề liên quan bị ảnh hưởng. Họ mất đi nguồn sinh sống do tổ tiên truyền lại bao đời.

Sau nhiều cố gắng biện bạch trốn tránh, vào ngày 30/6/2016, công ty FHS nhận lỗi và lập tức tuyên bố bồi thường $500 triệu đô la Mỹ mà không có một cuộc điều tra nào để tìm hiểu sự thiệt hai thực sự là bao nhiêu. Số tiền này nghe thì rất lớn nhưng so với số người dân bị ảnh hưởng là trên 4 triệu người thì con số bồi thường này không thấm vào đâu. Điều sai phạm của công ty FHS là thay vì đền bù cho người dân, Formosa đã đưa cho nhà nước Việt Nam. Cho đến nay chưa ai được biết rõ số tiền này được phân chia ra sao? Một số đông người dân bị thiệt hại cho đến nay họ vẫn chưa nhận được bất kỳ sự đền bù nào. Một số đông khác cho biết đền bù rất ít so với những thiệt hại về vật chất, sức khỏe và tinh thần mà họ đã trải qua.

Ngoài ra, nhà nước Việt Nam đã đánh đập có thương tích và bỏ tù nhiều người chỉ vì họ đã nói lên tiếng nói đòi công bằng cho nạn nhân Formosa. Có nhiều người đã bị bắt, bị bỏ tù với những bản án nặng nề 5, 7, 10, 14, 20 năm. Một số khác còn đang chạy trốn khiến gia đình bị cắt chia đã 3 năm qua và chưa biết đến bao giờ mới đoàn tụ.

Hội JfFV là một tổ chức vô vụ lợi (non-profit, 501c(3)) có tư cách pháp nhân, được Chính phủ Liên bang Hoa Kỳ công nhận và đăng ký tại New Orleans, Louisiana. Hội được thành lập để giúp đỡ các nạn nân của thảm họa môi trường Formosa và khi cần có quyền đại diện các nạn nhân để khiếu kiện tại các tòa án cũng như các cơ quan bảo vệ môi trường trên toàn thế giới. Hội có thành viên ở 10 quốc gia trên thế giới.

Trân Trọng.

Đài Loan, ngày 10 tháng 6 năm 2019

Nguồn: Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa JfFV

Đức Giám Mục Hoàng Đức Oanh đang phát biểu tại cuộc họp báo trước Tòa án Đài Bắc hôm 11/6/2019. Ảnh chụp màn hình live stream trên FB Chân Trời Mới Media.
Đức Giám Mục Hoàng Đức Oanh đang phát biểu tại cuộc họp báo trước Tòa án Đài Bắc sáng 11/6/2019. Ảnh chụp màn hình live stream trên FB Chân Trời Mới Media.

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.