Kiện Formosa ra tòa án quốc tế, tia hy vọng mới cho các nạn nhân

Người dân Kỳ Anh, Hà Tĩnh tuần hành phản đối hành vi xả thải gây ô nhiễm môi trường của Formosa, 1/9/2016. Ảnh: VOA/mạng xã hội
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hơn 3 năm kể từ khi công ty Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (gọi tắt là Formosa) xả thải gây thảm họa cá chết hàng loạt ở các tỉnh Miền Trung, những nỗ lực đòi công lý cho các nạn nhân môi trường vẫn tiếp diễn và trả những giá không hề rẻ.

Những cuộc xuống đường biểu tình bị đàn áp bởi bạo lực, những cuộc kiện tụng không được thụ lý, sự trả thù bằng những án tù đằng đẵng cho người đấu tranh, và bao nhiêu hệ lụy nhưng Formosa vẫn chình ình tại Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Nỗ lực đòi công lý tại những phiên tòa dân sự đã bị nhà cầm quyền Việt Nam dội gáo nước lạnh bằng chính sự chà đạp lên pháp luật.

Có một sự thất vọng không hề nhẹ cho những người quan tâm khi bao nhiêu nỗ lực để lấy lại công bằng cho ngư dân, để nói lên tiếng nói lương tâm trước thảm họa cá chết, người vong này vì xem ra máu của dân Miền Trung đổ ra mà không mang lại kết quả nào.

Trong bầu khí không mấy lạc quan đó, một tia hy vọng lóe lên trở lại khi ngày 11 tháng Sáu, 2019 một cuộc họp báo quốc tế sẽ diễn ra tại Tòa Án thành phố Đài Bắc do đại diện của hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) cùng các tổ chức phi chính phủ để tuyên bố tái khởi kiện công ty Formosa ngoài lãnh thổ Việt Nam.

Trong thông cáo báo chí cho hay: Thay mặt gần 10.000 nạn nhân của thảm họa môi trường do Công ty TNHH Gang Thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh (công ty FHS) gây ra vào đầu tháng Sáu 2016, Hội Công Lý Cho Nạn Nhân Formosa (JfFV) với sự giúp đỡ của 5 tổ hợp Luật Sư, trong đó hai tổ hợp Luật Sư là Quỹ Bảo Vệ Quyền Môi Trường (Environmental Rights Foundation – ERF) và Hội Luật Sư Bảo Vệ Môi Trường (Environmental Jurist Association) tại Đài Loan, sẽ chính thức khởi kiện công ty Formosa Hà Tĩnh và 18 công ty liên đới chịu trách nhiệm trước tòa án Đài Loan tại Đài Bắc vào sáng ngày thứ Ba, 11 tháng Sáu, 2019. Mục đích khởi kiện là yêu cầu Tập Đoàn FHS phải bồi thường thỏa đáng cho nạn nhân và làm sạch vùng biển bị ô nhiễm chất độc do công ty FHS gây nên.

Được biết, sau khi nộp đơn tại tòa án Đài Loan, tổ hợp luật sư của tổ chức Quốc Tế Quyền Môi Trường (Earth Rights International -ERI) tại New Jersey, Hoa Kỳ sẽ đại diện cho các nạn nhân và JfFV nộp một đơn kiện khác tại tòa án Liên Bang về môi trường tại tiểu bang New Jersey, nơi có bản doanh của Công ty Formosa USA. Đây là công ty có cổ phần lớn cũng như đóng vai trò quan trọng trong việc điều hành Công Ty Hưng Nghiệp Gang Thép Formosa Hà Tĩnh.

Chưa biết kết quả ở những phiên tòa sẽ ra sao. Cũng chưa biết nhà cầm quyền Việt Nam sẽ xử lý như thế nào và có tác động gì hay không? Nhưng có một điều mà tôi cảm thấy chắc chắn qua sự kiện pháp lý ở tòa án Đài Loan và tại Hoa Kỳ là chúng ta không còn tin tưởng vào hệ thống tư pháp trong nước.

Vì không còn niềm tin với những phiên tòa xã hội chủ nghĩa nên mới phải bôn ba khắp nơi đòi công lý. Và sự kiện này cũng thực tế và cụ thể hơn so với sự hô hào suông. Những sự cộng hưởng liên quan đến các phiên tòa sẽ có một giá trị lớn hơn về mặt chính nghĩa trước bạn bè thế giới.

Một sự an ủi cũng không nhỏ cho các nạn nhân Formosa là tiếng khóc than của họ vẫn được cộng đồng lắng nghe. Chưa kể, mỗi riêng việc đưa vụ án ra tòa ở quốc gia khác cũng tạo một áp lực ngoại giao và sự khó chịu cho nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam.

Ở góc nhìn cá nhân, tôi không kỳ vọng nhà cầm quyền Việt Nam và công ty Formosa Hà Tĩnh sẽ đền bù công bằng và sẽ có biện pháp để tránh né rắc rối. Nhưng tôi vui vì anh chị em của mình vẫn không bị bỏ rơi. Tình đồng bào không còn phải chỉ là một thứ trừu tượng mà đã thể hiện qua một hành động mang hình dáng cụ thể. Sống với những người dân nghèo vùng biển, hiểu nỗi cay đắng của những làng chài qua thời biển chết, tôi chỉ mong một ngày không còn những công ty như Formosa trên dải đất hình chữ S. Và quan trọng hơn không còn những cơ chế dung dưỡng cho những tài phiệt hại dân lành như vậy trong môi trường chính trị và kinh tế Việt Nam.

Không chỉ riêng tôi, những con người miệt mài nơi dải đất “chó ăn đá gà ăn sỏi” – Miền Trung đều có những ước ao một ngày kia những loại công ty như Formosa Hà Tĩnh và tòng phạm sẽ phải trả lẽ công bằng. Khi nói đến Formosa và các nạn nhân không thể không làm tôi nhớ tới những Lê Đình Lượng, Hoàng Đức Bình, Nguyễn Nam Phong, Nguyễn Văn Hóa, Nguyễn Viết Dũng và nhiều anh chị em khác bị đổ máu và bầm tím vì đồng hành cùng người thấp cổ bé miệng.

Sự hy sinh của những anh chị em của chúng ta chẳng lẽ vô ích? Họ sẽ vui thế nào nếu ngày kia các nạn nhân mà họ từng giúp được đền bù? Tôi cũng không mường tượng được những ngư dân sẽ hân hoan thế nào khi có tiền để mua một con thuyền mới vươn khơi bám biển mưu sinh.

Trần Minh Nhật

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.