Kỷ luật ông Nguyễn Thanh Long và ông Chu Ngọc Anh

Ông Nguyễn Thanh Long, Bộ Trưởng Bộ Y Tế (trái) và ông Chu Ngọc Anh, Chủ Tịch TP. Hà Nội, cựu Bộ Trưởng Khoa Học – Công Nghệ. Ảnh: Báo Giao Thông
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hai ông này được/bị rơi vào tình huống là Ban chấp hành trung ương (BCHTƯ) xem xét, quyết định hình thức kỷ luật. Xét mặt tiêu cực, có nghĩa là hai ông đã “bị” rơi vào tầm ngắm là có thể bị cách chức, khai trừ đảng (thường dễ bị xử lý hình sự). Trường hợp này BCHTƯ ra quyết định, chắc để tránh Bộ Chính trị (BCT) “xử ép” theo hướng “tập trung dân chủ” tức là dân chủ với nhóm lãnh đạo, BCH TƯ biểu quyết tức là một bước dân chủ trong nội bộ đảng, nó thể hiện ý chí của đa số Uỷ viên trung ương (UVTƯ).

Nhưng xét mặt tích cực, thì vụ này y chang vụ đồng chí X được BCHTƯ xử trắng án năm xưa, khiến bác cả phải gạt lệ và không dám chỉ đích danh “Một đồng chí UVBCT.”

Có nghĩa là hai đồng chí này có cửa chạy anh em Trung Ủy [Trung ương uỷ viên]. Chỉ cần chạy được quá bán là thắng. Tuy nhiên, lần này khác trường hợp đồng chí X ở chỗ X có quyền ban phát quyền lực cho anh Trung Ủy, do là cấp trên. Anh em bỏ phiếu chống đồng chí X cũng rủi ro, nhỡ ảnh thắng ảnh đì chết, nên kết quả là trắng án. Bây giờ hai đồng chí này chỉ ngang vai với các Trung Ủy khác, hoặc thấp hơn. Dẫn đến sự hứa hẹn quyền lực hầu như là không thể, mà chỉ có thể chạy tiền.

Hiện có 179 đồng chí Trung Ủy là chính thức được bầu, 20 đồng chí dự khuyết ngồi hóng. Vì thế nếu chạy thì hơi bị nặng tiền, phải mua được ít nhất 90 phiếu, mỗi phiếu chắc vài tỷ đồng, cũng căng. Mà biết đâu anh em vẫn nhận tiền rồi lại lật kèo thì sao? Nên muốn chắc thì cứ phải chạy ít nhất 120 đồng chí.

Nhưng, bác cả chắc cũng đã dự tính tình huống này, do kinh nghiệm gạt lệ ngày xưa, nên có thể kiềm chế anh em Trung Ủy bằng cây gậy. Chính là dùng vụ Việt Á để kiềm chế Trung Ủy các tỉnh.

Ngay hồi mới có vụ Việt Á, mình đã phân tích đây sẽ là vụ án quan trọng bậc nhất, liên quan đến việc đánh cờ người ở cấp đỉnh của chóp, do có thể dùng việc chia tiền cho CDC và Bệnh viện các tỉnh làm để khóa mồm lãnh đạo các tỉnh.

Anh em đều biết giám đốc CDC chỉ ngang cấp trưởng phòng của Sở Y tế, một chức quan nhỏ, nên ăn sao được vài chục tỷ đồng của Việt Á lại quả. Chắc chắn anh em phải chia lên trên, trực tiếp là Sở Y tế và lãnh đạo tỉnh. Vì lãnh đạo tỉnh chính là trưởng ban chống dịch và là người ký Quyết định bắt test COVID cực đoan. Không bắt test thì ai chịu test, tiêu thụ sao được hàng? Thế nên động thái bắt giám đốc CDC các tỉnh chính là đốt đít lãnh đạo các tỉnh, tức là các anh em Trung Ủy đó.

Hiện tại công an chưa bắt hết CDC của 63 tỉnh thành đã mua hàng Việt Á, nhưng anh em to mồm chối là không nhận tiền đều đã bị hốt. Bắt một chú là để dọa 10 chú. Chắc giám đốc CDC các tỉnh đều đã bị triệu tập và ngoan ngoãn khai báo chia tiền cho sếp nào rồi. Tức là sự nghiệp chính trị của anh em trung ủy đã nằm trong tay bác cả. Ngoan thì thoát, không ngoan thì vào lò.

Chính vì thế, khả năng lật kèo của hai đồng chí này là cực khó, không thể như hồi đồng chí X thoát hiểm. Khi BCT đã chỉ đạo báo chí đánh hai đồng chí thì khó mà thoát. Nếu Trung Ủy nào dám lật kèo thì sẽ bị vào lò luôn, đây cũng là hình thức tập dượt cho việc bầu bán nhân sự chủ chốt sau này.

Phe “củi” và “lò” vẫn luôn tồn tại để đấu tranh với nhau. Củi sẽ dùng mồi nhử là tiền và quyền để thu phục nhân tâm, nhưng lò sẽ dùng bài đe dọa đốt lò để thu phiếu. Hãy chờ xem cuộc chiến củi-lò sẽ đi về đâu nhé.

Nguồn: FB Dương Quốc Chính

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.

Thực trạng người lao động trẻ tại Việt Nam và giải pháp

Theo thống kê của Tổng cục Thống kê Việt Nam, số người lao động trẻ từ 15 tuổi lên là 52,4 triệu, chiếm 53,3% tổng dân số.

Thời gian qua, tình trạng thu nhập thấp và việc làm bấp bênh nói lên thực trạng khó khăn của người lao động Việt Nam, nhất là trong giới lao động trẻ.

Các chuyên gia nói gì? Đâu là nguyên nhân và giải pháp?