Kỷ niệm lần thứ 100 Ngày Quốc Tế Phụ Nữ 08/03 tại Paris

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Chủ nhật ngày 07/03/2010 vừa qua đảng Việt Tân và Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam tại Paris, cùng với đại diện cộng đồng Miến Điện tại Pháp, đồng tổ chức một buổi vinh danh ngày Quốc Tế Phụ Nữ lần thứ 100 tại Paris (1910 – 2010), trong hội trường Oslo thuộc trung tâm sinh hoạt Quốc Tế FIAP Paris quận 14.

Mở đầu chương trình bà Trần Dung Nghi, đại diện ban tổ chức, chào mừng:

«…Trong 100 năm qua, các xã hội chúng ta sinh sống đã có nhiều tiến triển vượt bực, thế nhưng ngày hôm nay tại một số nơi trên thế giới, vẫn còn đang xảy ra những trường hợp bạo hành, đánh đập, hãm hiếp, buôn bán phụ nữ. Nhân kỷ niệm ngày Quốc Tế Phụ Nữ 8/03 hôm nay, ngoài những người phụ nữ tên tuổi mà mọi người đều biết đến, chúng ta còn phải đặc biệt quan tâm cùng bảo vệ, cùng tranh đấu cho hàng trăm ngàn phụ nữ vô danh nhỏ bé khác đang ngày đêm đối diện với các chính sách hủy hoại con người, mà người phụ nữ phải gánh chịu nhiều nhất.»

Kế tiếp là phần trình bày của nữ dân biểu Pháp Chantal Brunel, thuộc cánh hữu UMP (đảng đa số cầm quyền của Tổng Thống Nicolas Sarkozy). Bà cũng đặc trách nhóm quan tâm về tình trạng nhân quyền tại Đông Nam Á và được cộng đồng Á Châu, đặc biệt là Việt Nam, biết đến nhiều qua các hành động tranh đấu cho nhân quyền tại Quốc Hội Pháp. Dân biểu Chantal Brunel bày tỏ ý định sẽ mang vấn đề nhân quyền tại Việt Nam vào Quốc Hội Pháp, cũng như sẽ nêu vấn đề tôn trọng nhân quyền trong mọi cơ hội tiếp xúc với đại diện nhà cầm quyền CSVN.

Đại diện đảng Việt Tân tại Âu Châu, ông Nguyển Ngọc Bảo, đã trình bày về Vai Trò Quan Trọng của Người Phụ Nữ trong Tiến Trình Dân Chủ Hóa Việt Nam. Từ suốt dòng lịch sử, người phụ nữ Việt Nam luôn có một vai trò quan trọng trong gia đình và ngoài xã hội, cũng như trong những lúc quốc biến. Trong bối cảnh hiện nay tại Việt Nam, người phụ nữ và các trẻ em là những nạn nhân đang gánh chịu nhiều hậu quả tai hại nhất qua chính sách cai trị phi nhân của CSVN. Do đó, ngày ngày càng có nhiều phụ nữ thuộc thế hệ trẻ đã dám can đảm đứng lên đấu tranh cho tự do dân chủ, điển hình qua 3 vị anh thư Thủy Nhân Nghiên. Sau đó, ông nói thêm về chiến dịch « Tự Do cho Thủy Nhân Nghiên » mà đảng Việt Tân phát động vào ngày 05/02/2010, qua lá thư ngỏ của ông Đỗ Hoàng Điềm chủ tịch đảng VT. Ông Nguyễn Ngọc Bảo đã đề nghị một vài công việc cụ thể trong chiến dịch này để mọi người cùng có thể tham gia như điện thoại, điện thư, gửi thư thăm hỏi đến các nhà dân chủ và gia đình để hổ trợ tinh thần, giúp đở phương tiện, thông tin và vận động …

JPEG - 55.1 kb

Tiếp theo, bà Khin Zin Minn, đại diện cộng đồng Miến Điện tại Pháp, tường thuật về sự hy sinh của hai nữ chiến sỉ Miến Điện: Su Su Nway và Hla Hla Win. Hai bà là nạn nhân trực tiếp của bàn tay bạo hành của chế độ độc tài quân phiệt. Bà Khin Zin Minn cũng cập nhật tình trạng của nữ lãnh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi, người được giải Nobel Hoà Bình và được nhiều người trên thế giới thán phục.

Diễn giả sau cùng là cô Lindsey Nefesh Clarke, thuộc tổ chức Women’s Worldwide Web. Cô Clarke bắt đầu sự nghiệp đấu tranh cho Nhân Quyền qua tổ chức Human Rights Watch tại Nữu Ước / Hoa Kỳ, chuyên về Phi Châu; sau đó cô về làm việc cho tổ chức Enfants d’Asie đến nay được 6 năm, phụ trách về các quốc gia Đông Nam Á. Đặc biệt trong dịp kỷ niệm 100 năm Ngày Quốc Tế Phụ Nữ, cô cho thành lập trang blog ‘Women’s Worldwide Web’ (http://womensworldwideweb.org/blog/) nhằm đáp ứng các nhu cầu đấu tranh cho phụ nữ trên thế giới, và cô nói: “dĩ nhiên bao gồm cả phụ nữ Việt Nam như những anh thư Thủy, Nhân và Nghiên».

Kế tiếp, nhà thơ Nicole Barrière, phó tổng thư ký Văn Bút Pháp – Pen Club France, đã đọc một bài thơ do bà sáng tác nhân dịp hội thảo hôm nay.

Xen kẽ giữa các bài thuyết trình, quan khách đã có dịp xem ba đoạn phim ngắn. Đoạn phim đầu tiên nêu cao tinh thần tranh đấu của những phụ nữ danh tiếng trên thế giới trong quá khứ cũng như thời nay. Đoạn phim thứ nhì vinh danh 3 Anh Thư nước Rồng Tiên: Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân và Phạm Thanh Nghiên. Đoạn phim thứ ba liệt kê nhiều phụ nữ Miến Điện đang bị tù đầy vì tranh đấu cho tự do dân chủ.

JPEG - 48.9 kb

Tiếp theo các phần thuyết trình là phần trao đổi giữa các diễn giả và quan khách. Nhiều vị đại diện các hội đoàn Việt Nam tại Pháp đã có mặt như: ông bà bác sĩ Phan Khắc Tường (Cộng đồng người Việt Quốc Gia tại Pháp), ông bà Bùi Xuân Quang (AFVE), ông Bà Nguyễn Quang Hạnh / ông bà Nguyễn Ngọc Chơn (Nạng Gỗ), Ông Nguyễn Mạnh Hà (đảng Thăng Tiến), ông Nguyễn Ngọc Liêm (Hội Thanh niên VN Tỵ nạn tại Pháp), Ông Hoàng Đức Phương (cơ sở Việt tộc Paris), ông Đào Duy Tâm (Hội chuyên gia Việt Nam), ông Đoàn Trần Đức (Câu lạc bộ phối hợp công tác), phóng viên Nguyễn Thành Đông (THVN 9), ký giả Từ Ngọc Lê (Bạn đường), nữ thi sĩ Việt Dương Nhân… cùng nhiều thân hào nhân sĩ.

Về phía quan khách ngoại quốc có sự hiện diện của: ông Guy Castéran (Tổ chức Ân Xá Quốc Tế, phối họp viên đặc trách về Việt Nam), bà Sylvie Le Lan (Ân Xá Quốc Tế tại Paris), nhà văn Christian Deudon (Pen Club France).

Tại quầy tiếp tân của Ban Tổ Chức, các bưu thiếp có dán tem sẵn và địa chỉ của những nhà dân chủ Việt Nam, được quan khách nhiệt tình hưởng ứng. Ngoài ra cũng trong truyền thống của những quốc gia luôn quý trọng nhân phẩm con người, nhất là truyền thống ngày 8/03 của Pháp, Ban Tổ Chức đã chuẩn bị nhiều đóa hoa hồng để tặng tất cả các bà, các cô tại buổi hội thảo .

Hội Thanh Thiếu Niên Việt Nam tại Paris kết thúc buổi hội thảo với màn vũ «Thiên Thần trong bóng tối» để vinh danh các Anh Thư đang tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ tại Việt Nam.

Sau buội hội thảo, các diễn giả và quan khách tiếp tục trao đổi trong một tiệc trà thân mật. (TND – Paris)

JPEG - 84.2 kb

JPEG - 78.4 kb

JPEG - 110.5 kb

- Xem thêm hình ảnh buổi hội thảo 08/03

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…