Kỷ niệm một năm ngày “Mẹ về chốn xưa”: Từ Thái Hà hướng đến Tam Tòa

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vậy là đã đầy năm kể từ biến cố giáo xứ Thái Hà cung nghinh Đức Mẹ Công Lý ra linh địa. Tôi còn nhớ rất rõ thời khắc lịch sử đó là đêm 13 rạng ngày 14 tháng 8 năm 2008. Đúng 6 giờ sáng 14/8/2008, nội gọi điện gọi thoại cho tôi: “Anh về đi nhá, Mẹ về chốn xưa rồi đó, anh ạ”. Khi đó tôi đang làm việc cách xa Hà Nội hơn 100 km. Tôi vờ như không quan tâm đến điều mà nội tôi báo tin cho tôi: “Mẹ về chốn xưa thì chuyện của Mẹ và của nội, chứ có liên quan gì đến cháu đâu ạ”. “Cha sư bố anh, anh có còn là cháu tôi không hả, anh có còn là con cái Thái Hà không, hả anh?” – Nội mắng tôi tới tấp. Xem chừng nội nổi giận, tôi vội vàng đính chính: “Cháu đùa nội đó, ngày kia cháu sẽ về mừng lễ “Mẹ về chốn xưa” với nội, nội nhé.

Đúng trưa ngày 15 tháng 8, ngày Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời, cả thế giới được chứng kiến giây phút lịch sử của giáo xứ Thái Hà, giây phút mà nội tôi và bà con trong giáo xứ đập bỏ bức tường cường hào, bạo lực, gian dối để cung nghinh Mẹ Công Lý, Mẹ Sự Thật tiến vào khu đất linh thánh của giáo xứ. Từ ngày đó, giáo dân giáo xứ chúng tôi vui mừng sớm tối quây quần bên nhau và bên Mẹ Công Lý nơi mảnh đất thánh thiêng của tổ tiên mà đã từ lâu bị người ta cướp đoạt. Nhưng cũng từ ngày đó, bao nhiêu vất vả, nhọc nhằn, thử thách, đau thương ấp xuống giáo xứ chúng tôi. Hằng ngày, báo chí nhà nước ra sức lu loa, vu vạ, chửi bới chúng tôi thậm tệ. Hơn thế, những cuộc bắt bớ được nhà cầm quyền tiến hành. Những cuộc tấn công bạo lực với dùi cui, hơi cay được nhà cầm quyền thực hiện triệt để, nhắm vào giáo xứ chúng tôi. Có điều lạ lùng là nhà cầm quyền càng ra sức triệt hạ các cha, các thầy và giáo dân Thái Hà chúng tôi, thì dường như sức sống đức tin trong lòng người lại càng trỗi dậy. Đây đó cộng đồng dân Chúa khăp nơi nườm nượp tuốn về hiệp thông với giáo xứ chúng tôi. Có hôm lượng dân Chúa đổ về hiệp thông lên đến con số 10 ngàn.

Thế rồi một đêm kinh hoàng bạo lực, bóng tối và ma quỷ đã ập xuống giáo xứ chúng tôi. Đó là đêm 21 tháng 9 năm 2008. Đêm ấy, người ta huy động đông đảo đám “quần chúng nhân dân tự phát”, với những côn đồ, xã hội đen, đến bao vây Tu viện và giáo xứ chúng tôi. “Quần chúng tự phát” không biết được phát bao nhiêu tiền mà hung hăng, sát khí đến mức không thể tượng tượng nổi! Cảnh sát đứng canh cho họ ném gạch đá tới tấp vào trong khuôn viên nhà thờ và tu viện. Cảnh sát cũng hộ trợ cho họ hô hào những khẩu hiệu sặc mùi bạo lực: “Giết giết giết Kiệt, giết giết giết Phụng”. Cũng đêm đó, họ hò la kéo đổ cổng Đền Thánh Giêrađô để cố ý kích động bạo lực lên tới cực điểm.

Đến bây giờ, nghĩ đến cái đêm bóng tối và ma quỷ ấy, nhiều lúc tôi vẫn rùng mình. Nhưng chính khi bị đối xử tàn tệ, dã man như vậy, thì lòng tin của bà con giáo dân giáo xứ chúng tôi thêm vững mạnh, đức ái và lòng bao dung tha thứ cũng được mở ra. Kể từ ngày có biến cố “Mẹ về chốn xưa”, giáo xứ chúng tôi khởi sắc lạ thường. Gặp bao đau thương, thử thách, nhưng bù lại với ơn Chúa và Đức Mẹ, chúng tôi trở nên gắn kết với nhau và mở lòng, hướng tới người khác nhiều hơn, nhất là dám bước ra khỏi nỗi sợ hãi để can đảm sống cho xứng đáng phẩm giá con người.

Sắp đến 15 tháng 8 rồi! Tôi hồi hộp đợi chờ ngày giáo xứ chúng tôi mừng kỷ niệm một năm “Mẹ về chốn xưa”. Tuy nhiên, nghĩ tới bà con giáo xứ Tam Tòa lúc này, lòng tôi bỗng nhiên quặn thắt lại. Hơn ai hết, bà con giáo xứ Tam Tòa đang đi trên hành trình thương khó mà giáo xứ chúng tôi đã đi và còn phải đi. Nhưng chính khi có những con người can đảm bước đi trên hành trình đó, thì sự thật, công lý càng ngày càng hiển trị, còn tội ác, bóng tối và ma quỷ bị phơi bày và bị diệt trừ.

Xuân An

Nguồn: http://www.dcctvn.net/news.php?id=4809

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…