Kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 73 căng như dây đàn

Thành phố Hà Nội ngày lễ độc lập như ngày bắt đầu có chiến tranh bảo vệ chế độ độc tài. Ảnh: FB Nguyễn Xuân Nghĩa
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đặc điểm nổi bật của việc kỷ niệm 73 năm Tuyên ngôn độc lập năm nay là tình hình siết chặt an ninh trên toàn quốc, ráo riết hơn rất nhiều so với mọi năm.

Trước đó xuất hiện những lời kêu gọi tổng biểu tình vào ngày 2/9 trên các trang mạng. Về phía nhà nước thì kêu gọi mọi người “cảnh giác”, “không mắc bẫy kẻ xấu”, cho đó là “những lời kêu gọi kéo mây đen về giữa trời quang”.

Lực lượng công an được huy động tối đã để ngăn chặn biểu tình. Trên các đường phố, tràn ngập cảnh sát trong các mầu áo.

*

Mấy ngày giáp 2/9 xảy ra những cuộc bắt bớ:

Bắt và khởi tố 4 người gồm:

– 29/8 bắt Lê Quốc Bình, sinh năm 1974, bị cáo buộc là người của đảng Việt Tân mang vũ khí về Việt Nam hoạt động khủng bố. Tuy nhiên ngay sau đó, đảng Việt Tân đã lên tiếng bác bỏ.

– Ngày 1/9 bắt Đoàn Khánh Vinh Quang sinh năm 1976 và Bùi Mạnh Đồng sinh năm 1978 ở Cần Thơ về tội đưa trái phép thông tin máy tính, mạng viễn thông.

– Cùng ngày 1/9, Công an tỉnh Bến Tre bắt Nguyễn Ngọc Ánh sinh năm 1980 ở Hà Nội về tội tàng trữ, phát tán, tuyên truyền thông tin, tài liệu.

Ngoài ra, chúng tôi ghi nhận được 2 trường hợp bị bắt để thẩm vấn, đánh đập, sau đó thả ra gồm có:

– Ngày 31/8 bắt Cựu tù nhân lương tâm Nguyễn Đình Cương sinh 1981 ở Nghệ An. Sau đó Nguyễn Đình Cương đã được thả về nhà.

– Ngày 30/8 bắt Ngô Thanh Tú tại Cam Ranh rồi đưa về Công an Khánh Hòa thẩm vấn hôm sau thì thả về. Tú cho biết bị tra tấn và bị cướp điện thoại.

*

Nhiều người được cho là ngòi nổ của các cuộc biểu tình ở Sài Gòn, Hà Nội bị canh giữ, hoặc bám sát khi đi chợ hay đi làm một việc gì đó.

Có thể kể ra những cái tên quen thuộc như Trương Văn Dũng, Ngô Duy Quyền, Lê Thị Công Nhân, Trần Thị Thảo, Nguyễn Đình Ấm, Phạm Thành, Dương Thị Tân, Lê Mỹ Hạnh, Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Bình Nguyên, Nguyễn Tường Thụy, Hoa TD, Hoàng Công Cường, Lê Hoàng, Nguyễn Thị Tâm, Đinh Quang Tuyến, Nguyễn Xuân Diện, Nguyễn Hồng Đức, Phan Văn Phong, Lê Trọng Hùng, Vi Đức Hồi (Lạng Sơn), Lã Việt Dũng, Nguyễn Đức Giang, Dương Đại Triều Lâm, Nguyễn Lai (Khánh Hòa) v.v… Ngay cả gia đình những người bị bắt đi tù vẫn không ngừng bị theo dõi như chị Bùi Thị Rề, vợ tù nhân lương tâm Nguyễn Văn Túc, Lê Thị Thập (Vợ TNLT Lưu Văn Vịnh).

Nói chung, những ai đã từng xuống đường, bị bắt về đồn công an đều bị theo dõi canh giữ chặt chẽ.

Tuy vậy, vẫn có một số anh chị em vượt được khỏi vòng vây để biểu tình:

Hoạt động biểu tỉnh nhỏ nhoi có thể tổ chức được tại Hà Nội ngày 2/9/2018 bằng tất cả mọi cố gắng. Ảnh: FB Dũng Trương
Hoạt động biểu tỉnh nhỏ nhoi có thể tổ chức được tại Hà Nội ngày 2/9/2018 bằng tất cả mọi cố gắng. Ảnh: FB Dũng Trương

Ngày kỷ niệm quốc khánh trở thành ngày buồn tẻ, ảm đạm cho những nhân viên an ninh cấp thấp. Họ phải trực “chiến”, vật vờ trong các ngõ ngách với tâm trạng mệt mỏi chán chường vì phải làm những việc vô bổ và phi pháp. Một cậu an ninh nói với vợ khổ chủ: “Chúng cháu đâu muốn thế này, cô xem có việc gì chỉ chúng cháu làm để kiếm được miếng ăn”.

*

Thắt chặt an ninh trong các dịp lễ tết là việc ngành công an vẫn làm hàng năm. Lời kêu gọi biểu tình cũng không phải chỉ dịp này mới đưa ra mà cũng là chuyện thường xuyên. Nhưng năm nay việc đối phó với biểu tình hết sức căng thẳng là vì cuộc biểu tình hàng chục nghìn người trên hàng chục tỉnh thành diễn ra ngày 10/6/2018 vẫn còn làm cho nhà cầm quyền choáng váng vì bất ngờ. Nó không phải là những người dân nhẹ dạ, dễ bị lôi kéo như họ vẫn tuyên truyền. Nó không phải do thế lực thù địch nào kích động. Đó là cuộc xuống đường của những người dân có thái độ nghiêm túc, trách nhiệm trước hiện tình tăm tối đất nước, trước hết là chủ quyền của Tổ quốc.

Ghi nhận đến hết ngày 2/9, nhà cầm quyền đã thành công trong việc ngăn chặn biểu tình. Việc cấm biểu tình rõ ràng là phi pháp vì đó là quyền hiến định. Tuy nhiên, biện pháp đối phó quyết liệt chỉ là giữ tạm cho sạch mặt chứ không ngăn được những đợt sóng ngầm, chỉ chờ cơ hội lại bùng nổ. Vấn đề là phải yên được lòng dân. Nhưng yên lòng dân không thể bằng phương pháp trấn áp, sử dụng bạo lực phi luật pháp hay bằng khẩu hiệu ca ngợi chế độ và cờ quạt giăng tận ngõ hẻm. Nó phải ở sự điều hành, quản lý đất nước sao cho trong ấm ngoài êm, chủ quyền được giữ vững, đất nước phát triển. Điều đó, đối với chế độ hiện nay là không thể.

Nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, sau khi phân tích tình hình chính trị – xã hội trong hai năm gần đây nhận định: “Việt Nam không còn là quốc gia ‘ổn định’ như tuyên truyền của tập đoàn cầm quyền toàn trị. 

Trong bối cảnh trên một cuộc cách mạng thay đổi thể chế chính trị không biết sẽ xảy ra vào lúc nào, có thể là ‘Tự diễn biến’, là ôn hòa hay bạo động. 

Vì chất chứa hàng trăm ngàn, hàng triệu mâu thuẫn xã hội, hàng chục, hàng trăm mâu thuẫn giữa công dân và nhà nước trên đủ các lĩnh vực, không ai còn tin hệ thống cai trị này giải quyết được, Việt Nam đang là kho thuốc súng. Chưa biết vào lúc nào, nhưng nhất định sẽ nổ”. 

2/9/2018

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.