Lại đổ tiền “chống khủng bố” xuống sông Hồng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau khi xoay trở đủ đường mà vẫn không biết làm sao dán nhãn “khủng bố” lên các đảng viên Việt Tân xuất hiện kêu gọi chống hiểm họa Bắc Triều tại vườn hoa Lý Thái Tổ, giữa lòng Hà Nội ngày 9/10 vừa qua, các quan chức CSVN đành xoay qua đóng một vở kịch cực lớn trên sông Hồng để trấn an lẫn nhau.

Vào ngày 10/11/2010, tức vừa đúng 1 tháng sau, hầu hết báo đài nhà nước đồng loạt đưa tin về cuộc diễn tập chống khủng bố “VT” ở đoạn sông Hồng chảy ngang Hà Nội. Điều làm người đọc thấy chán khá nhanh là mọi tờ báo đều chỉ đăng từ MỘT bài viết. Các phóng viên chẳng thu thập được chi tiết nào cả mà chỉ đổi thứ tự các câu từ một bài viết duy nhất. Ngay cả hình ảnh cũng phải dùng chung vì cùng từ một nguồn cung cấp. Các chi tiết trong “tình huống giả định” xuất hiện trên mọi tờ báo càng làm người đọc cảm thấy đây là một vở kịch tuyên truyền được sắp xếp sẵn để tạo ấn tượng chứ không phải một cuộc tập dượt quân sự. Vì trên thế giới, chẳng có cơ quan chống khủng bố nghiêm chỉnh nào lại chia xẻ đồng loạt cho báo chí loại chi tiết như vậy.

Tuy vậy, màn kịch đồ sộ này tốn kém không nhỏ. Tại hiện trường có 2 đại tướng đóng vai chính là Lê Hồng Anh, Bộ Trưởng Công An và Phùng Quang Thanh, Bộ Trưởng Quốc Phòng. Chung quanh họ là hàng loạt các thứ trưởng, các tướng tá công an và quân đội, các trưởng phòng, trưởng cục, trưởng sở, và 900 diễn viên phụ trên sông nước. Hiển nhiên, toàn bộ các diễn viên này và vô số các nhân viên hậu cần ở sau sân khấu phải tập tành trong suốt một tháng qua. Chỉ tính rất thoáng, số tiền chi phí đã dễ dàng lên đến hàng chục triệu mỹ kim.

Nhưng toàn bộ số tiền quí giá trong một nước nghèo đó đều trôi theo nước sông Hồng ra biển vì mọi mục tiêu của cuộc diễn tập đều không đạt. Trước hết là mục tiêu trấn an nội bộ. Chính những người cho tổ chức màn kịch qui mô này biết rõ họ đang đánh gió, đang chém vào khoảng không. Các lực lượng đấu tranh cho tự do, dân chủ ngày nay, kể cả đảng Việt Tân, đều không chọn phương thức chiến tranh quân sự. Họ chẳng dại gì đi vào lãnh vực mà đối phương có ưu thế tuyệt đối. Do đó, giới lãnh đạo CSVN biết họ đang tung ra đủ loại sở trường, múa đủ loại quyền cước trong một đấu trường vắng lặng, KHÔNG CÓ đối thủ. Dân tộc đang đánh họ ở những nơi khác và bằng nhiều cách khác. Chính nhận thức này khiến hàng ngũ quan chức bối rối và tiếp tục run rẩy trong lòng vì trong đấu trường Bất Bạo Động, các phương tiện hùng hổ mà họ sở trường đều hầu như hoàn toàn vô dụng. Thực tế này không chỉ xảy ra tại Việt Nam mà đã diễn đi diễn lại ở gần 40 nước chỉ trong 50 năm qua. Khi các chế độ độc tài tại Ấn Độ, Chí Lợi, Philippines, Nam Dương, Ba Lan, và ngay cả Liên Xô xụp đổ, guồng máy bạo hành hầu như còn nguyên vẹn.

Trò trấn an nội bộ bằng cách đem súng ống ra chùi rửa làm người ta nhớ đến cuộc diễn binh rầm rộ tại nước Cộng Hòa Dân Chủ Đức (tức cộng sản Đông Đức) trước đây dưới sự chủ tọa của Tổng Bí Thư Erich Honecker và có Tổng Bí Thư Nguyễn Văn Linh tham dự. Không đầy một tháng sau đó, cả ông Honecker lẫn chế độ độc tài của ông đều đi vào quá khứ lịch sử.

Kế đến là mục tiêu hù dọa dân chúng của vở kịch sông Hồng cũng chẳng đi đến đâu và nhiều phần phản tác dụng. Dĩ nhiên đối với giới ngoại giao tại Hà Nội và công luận quốc tế thì nỗ lực dán nhãn đảng Việt Tân là khủng bố đã quá nhàm và thành trò cười từ lâu. Nhưng đối với người dân Việt Nam, những nhà soạn kịch “Sông Hồng” cũng không dám “hù” quá. Tên đảng Việt Tân chỉ dám viết tắt là “VT” trên báo chí và các chi tiết đưa ra chỉ toàn mang tính ám chỉ. Rõ ràng giới lãnh đạo Hà Nội vẫn lo ngại đang quảng cáo không công đảng Việt Tân. Câu hỏi hiển nhiên trong đầu người đọc hiện ra: Việt Tân là ai mà toàn bộ dàn giáo từ cấp đại tướng, cấp bộ trưởng, cấp thành viên Bộ Chính Trị phải công khai tạo hình ảnh đối phó như thế. Câu hỏi đó chỉ khiến nhiều người dân muốn tìm hiểu thêm cái phương thức đấu tranh mà đảng Việt Tân đề nghị. Kế đến, cách soạn giả vở kịch “Sông Hồng” cũng sợ các kênh thông tin, các báo đài lề phải tung ra nước ngoài sẽ bị kiện và bị phạt nặng về tội vu khống. Nay là thời đã có ký kết và ràng buộc trách nhiệm pháp lý hẳn hoi giữa Việt Nam và quốc tế. Chính phủ các nước cũng biết trương mục của các công ty quốc doanh và nhà nước CSVN nằm ở đâu. Kết quả là trên mọi tờ báo đăng kịch “Sông Hồng”, giới cầm quyền Hà Nội chọn thái độ hành xử lấm lét như một tên trộm.

Nhưng ngoài việc đổ xuống sông xuống biển tiền bạc quí giá của dân tộc, lãnh đạo Hà Nội còn tự đẩy mình vào hoàn cảnh khó ăn khó nói hơn nữa. Họ càng khoe các lực lượng phòng chống khủng bố của bộ công an, các lực lượng đặc công nước, lực lượng người nhái lặn sâu, các lực lượng ca nô truy đuổi cao tốc, các lực lượng đặc nhiệm bắn tỉa, tác chiến điện tử, v.v. họ càng cứng họng khi người dân hỏi: Các lực lượng này lập ra để làm gì và cất ở đâu khi hải quân Trung Quốc bắn giết và bắt ngư dân Việt làm con tin đòi tiền chuộc? Hành động đó của Tàu vẫn chưa đủ để gọi là khủng bố sao?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.