Lại một cuộc cướp cạn

Cảnh sát phong tỏa Trung tâm Đăng kiểm Mỹ Đình để phục vụ điều tra, gây nhiều phiền toái cho người dân đến đăng kiểm phương tiện. Nhiều xe phải dồn về Trung tâm Đăng kiểm 2927D (đường Phạm Văn Đồng). Ảnh: ZingNews
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Những ngày đầu năm mới 2023, Bộ Công an Việt Nam đã tiến hành một loạt các vụ bố ráp, phong tỏa và đình chỉ hoạt động của rất nhiều các trung tâm kiểm định xe ô tô. Gần đây nhất, Trung tâm Kiểm định xe 29-03S ở Mỹ Đình, Hà Nội đã bị cơ quan công an phong tỏa khi có hàng trăm ô tô xếp hàng đợi tới lượt kiểm định. Đồng thời, cơ quan điều tra đã khởi tố nhiều giám đốc các trung tâm đăng kiểm ở các tỉnh Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bến Tre…

Ngày 10 tháng Giêng, 2023 vừa qua, cơ quan điều tra Bộ Công an đã tiến hành bắt giam Cục trưởng Cục đăng kiểm Việt Nam – Đặng Việt Hà để phục vụ điều tra. Việc làm này của Bộ Công an tác động rất lớn đến hoạt động bình thường của hệ thống đăng kiểm xe cơ giới đường bộ, gây khó dễ cho người dân do không thể đăng kiểm đúng hạn, ảnh hưởng đến việc sản xuất, kinh doanh vận tải, dân sinh.

Lý do mà cơ quan điều tra Bộ Công an đưa ra là do hệ thống kiểm định, đăng kiểm của Cục đăng kiểm Việt Nam thuộc Bộ Giao thông Vận tải vi phạm nhiều nguyên tắc kiểm định, đăng kiểm, nhận hối lộ, bỏ qua lỗi vi phạm…

Thậm chí, ông giám đốc Trung tâm Đăng kiểm Nhà Bè 50-17D Hồ Hữu Tài còn bị người phát ngôn Bộ Công an Tô Ân Xô bêu riếu trên truyền thông là “không biết đọc, không biết viết vì mới học lớp 3, cách đây 50 năm” để công chúng thấy mức độ vi phạm của hệ thống đăng kiểm hiện tại.

Thực chất, ông giám đốc “bù nhìn” mù chữ Hồ Hữu Tài chỉ là một người làm san lấp mặt bằng, có quan hệ với Nguyễn Thanh Phong (nghe nói là con trai của một thứ trưởng); Phong mới là chủ thực sự của Trung tâm Đăng kiểm 50-17D. Tài vì nợ tiền của Phong nên phải đứng tên giám đốc, kéo cày trả nợ cho Phong. Với vai trò là người nhận hối lộ và chỉ ký mỗi chữ ký thì đúng là chỉ cần văn hóa lớp 3, chứ đâu cần bằng thạc sĩ, tiến sĩ?

Từ trước tới nay, ai cũng biết Cục Đăng kiểm Việt Nam là một cỗ máy in tiền của Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và việc hối lộ “lót tay” cho kiểm định viên để cơ quan này bỏ qua các lỗi đăng kiểm là việc thường ngày. Cái văn hóa tham nhũng nó ăn sâu vào mọi ngóc ngách xã hội Việt Nam, có chừa chỗ nào đâu. Nó cũng giống như việc cảnh sát giao thông đứng đường “kiếm bánh mì,” bảo kê cho xe quá tải, xe quá khổ, thu hụi chết các doanh nghiệp vận tải…

Mặc dù, tiêu cực trong việc đăng kiểm ngày một phổ biến. Nhưng nếu để so với các ngành công an, hải quan, công thương, thuế vụ… thì chỉ là con “tép.” Công tâm mà nói, thì hệ thống đăng kiểm Việt Nam cũng chưa có nhiều scandal và gây bức xúc cho người dân nhiều như là việc bị công an giao thông “kiếm bánh mì” hàng ngày.

Cuối năm 2022, Bộ Công an đã trình Quốc hội dự thảo về việc tách Luật Giao thông Đường bộ thành Luật Đường bộ và Luật Bảo đảm An toàn Giao thông Đường bộ. Trong đó, một nội dung rất đáng chú ý là chuyển mảng đào tạo, sát hạch và cấp bằng lái xe ô tô, cơ giới đường bộ sang bên Bộ Công an quản lý.

Đây cũng là một miếng bánh lớn để “nuôi” Bộ GTVT. Việc giựt nhau miếng ăn này quá trắng trợn và mọi lý lẽ đều không thuận. Có 302 đại biểu quốc hội đã không đồng tình với dự thảo Luật Giao thông sửa đổi do Bộ Công an trình.

Ông Bộ trưởng Tô Lâm rất “cay” vụ này mặc dù khi đó Nguyễn Văn Thể đã thúc thủ, ngoan ngoãn nghe lời Tô Lâm. Việc Quốc hội không thông qua dự thảo luật mới do Bộ Công an trình đã khiến cho Tô Lâm không những không đạt được mục đích mà còn làm dơ cả mặt Bộ Công an.

Và giờ, thì cuộc bố ráp của Bộ Công an vào hệ thống đăng kiểm xe cơ giới đường bộ của Tổng cục Đăng kiểm, Bộ GTVT đang được hứa hẹn sẽ là một “Việt Á” mới.

Liệu đây có phải là một cuộc “chó ăn thịt chó,” giành ăn giữa các bộ ngành với nhau? Với quyền năng vô hạn của mình, Bộ Công an chỉ cần điều tra sai phạm, phong tỏa, và cho vài lãnh đạo ngành đó đi tù, cùng với sự ủng hộ của báo chí “cách mạng”… thì chắc chắn sẽ không ai dám phản đối việc nay mai toàn bộ việc đăng kiểm, cấp bằng, đào tạo… xe cơ giới đường bộ sẽ sớm chuyển sang cho Bộ Công an.

Dù việc đăng kiểm cũng như việc đào tạo, cấp bằng lái xe… chẳng liên quan gì đến nghiệp vụ công an. Nhưng bây giờ “bánh mì” khó kiếm nên phải cần tìm “bánh bao,” màn thầu thay thế… Cái gì không thông qua được Quốc hội, không ban hành luật được thì lại dùng…”bạo lực cách mạng” vậy.

Quân số của Bộ Công an thì ngày càng bành trướng quá mức nên việc bố trí công tác cho một lực lượng khổng lồ, “phát canh thu tô” cho lãnh đạo Bộ Công an là một công tác rất cấp thiết.

Cũng giống như hàng loạt các vụ Ngân hàng SCB, tập đoàn FLC, tập đoàn Tân Hoàng Minh… mới đây. Dù các tập đoàn này vẫn có khả năng chi trả lại phần nào tiền cho các nhà đầu tư và vẫn đang hoạt động khá ổn, cũng như có khả năng thu xếp hàng chục ngàn tỷ đồng nộp C03, nhưng số tiền và tài sản đó sẽ được “xung công” và chỉ có đám tướng lĩnh trong Bộ Công an mới có thể biết “tiền đi đâu về đâu,” thay vì chi trả cho quyền lợi của người dân.

Giống như một vụ bắt bạc vậy. Công an Việt Nam đặc biệt thích đi bắt các chiếu bạc. Bởi có thể cướp một lúc hàng chục tỷ trên chiếu bạc, cả tiền “thế thân” của đám con bạc để chia nhau tại trận và không phải giải trình gì với ai nguồn gốc tài sản thu giữ. Mỗi án bắt bạc là một phen phát tài cũng như thành tích để lên lon.

Câu chuyện về SCB, Tân Hoàng Minh và chiến dịch “đánh” Cục Đăng kiểm gần đây đều có nhiều điểm giống nhau và giống như một vụ bắt bạc. Cái gì mà không lấy được bằng luật, thì Bộ Công an sẽ “bới bèo ra bọ,” thẳng tay đập phá, cưỡng đoạt… Điều này, sẽ xảy ra lan tràn trong bất cứ lĩnh vực nào trong thời gian tới. Và kết quả cuối cùng, sẽ là một xã hội hoàn toàn cai trị bởi dùi cui và bạo lực.

Tân Phong

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

EVN xin tăng giá điện vì lỗ, trong khi hàng loạt công ty con gởi ngân hàng hàng chục ngàn tỉ thu lãi hàng trăm tỉ đồng, theo báo Lao Động. Ảnh: FB Do Duy Ngoc

EVN lỗ thật không?

EVN đã 8 lần tăng giá điện, mới nhất là tăng từ tháng 5/2023, mới đây EVN lại đề nghị tăng thêm từ tháng 9/2023. Lý do Điện lực Việt Nam tăng giá vì lỗ. Ở xứ ta, các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước luôn than lỗ. Tài nguyên dưới đất chỉ đào lên mang bán mà cũng lỗ thì chẳng còn ý kiến gì nữa.

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng vừa bị chính quyền CSVN bắt giữ vì tội “trốn thuế.” Ảnh: Facebook Hong Hoang

Đằng sau vụ bắt giam bà Hoàng Thị Minh Hồng

Bà Hồng bị bắt giam với cáo buộc “trốn thuế,” cùng tội danh với một số nhà hoạt động môi trường khác như bà Ngụy Thị Khanh, và các ông Mai Phan Lợi, Đặng Đình Bách, và Bạch Hùng Dương. Bà Khanh đã được trả tự do nhưng các ông Lợi, Bách, và Dương vẫn còn ở tù. Bà Hồng dường như bị bắt giam để lấp vào chỗ mà Khanh bỏ lại trong nhà giam.

Máy bay C919 sản xuất trong nước của Trung Quốc vừa hoàn thành chuyến bay thương mại đầu tiên. Ảnh: Twitter

Máy bay C919 của Trung Quốc cất cánh, nhưng có bay được hay không còn tùy thuộc vào lệnh cấm của Hoa Kỳ

Nhật báo Bắc Kinh do nhà nước Trung Quốc (TQ) điều hành đã hớn hở tuyên bố: “Sau nhiều thế hệ nỗ lực, cuối cùng chúng ta đã phá vỡ thế độc quyền hàng không của Tây Phương và thoát khỏi nỗi nhục phải ngồi may (chai đít) ‘800 triệu chiếc áo sơ mi cho một chiếc Boeing’.”

Tuy vậy, các nhà phê bình đã nhanh chóng lưu ý rằng động cơ, hệ thống điện tử hàng không và các thành phần quan trọng khác của C919 đều được mua từ các nhà cung cấp của Hoa Kỳ và Châu Âu. Tạp chí The Wall Street Journal đã đưa tin rằng, C919 “phải leo lên một con đường dốc mới dẫn đến sự thành công.”