Lại vụ Nhà hát Thủ Thiêm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cuối năm 2018, Uỷ Ban Nhân Dân thành Hồ đã đưa ra đề nghị xây một “Nhà hát Giao Hưởng Nhạc-Vũ-Kịch” tiêu chuẩn quốc tế với 1.700 chỗ ngồi tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm. Vốn đầu tư khoảng 1.708 tỷ đồng tương đương với gần 90 triệu đô-la Mỹ, được nói là lấy từ ngân sách thành phố.

Do vụ cướp đất Thủ Thiêm đang bị lãnh đạo thành phố âm mưu với nhau để cố tình né tránh giải quyết, đề nghị này lập tức nhận được một làn sóng phản đối từ phía người dân. Vì thật ra đây là một sự bất nhân hơn là một cử chỉ phục vụ lợi ích công cộng khi Thủ Thiêm hàng ngày đang bày ra vết thương chưa lành của dân oan. Sau đó mọi sự chính quyền cộng sản tạm thời để chìm vào quên lãng nhưng họ không dễ dàng bỏ qua.

Gần một năm sau, ngày 25 tháng 5 vừa qua, Sở Kế Hoạch và Đầu Tư lại tiếp tục đưa dự án xây Nhà hát Thủ Thiêm ra trước Hội Đồng Nhân Dân thảo luận. Đây là một hành động ngoan cố và không khôn ngoan nhằm mục đích mượn tay hội đồng này để thực hiện việc xây dựng cho có vẻ dân chủ. Không khôn ngoan vì ai cũng biết trong cơ chế cầm quyền hiện nay, hội đồng nhân dân các cấp (hay quốc hội ở trung ương) chỉ là một loại cây kiểng mà đảng dùng để trang trí cho chế độ dân chủ giả hiệu của mình.

Để thúc đẩy hội đồng nhân dân vô tích sự này “chấp thuận”, văn bản của Sở Kế Hoạch và Đầu Tư thành Hồ đã trắng trợn cho rằng: “xây nhà hát tại Thủ Thiêm là hết sức cần thiết và cấp bách”. Trong khi vụ án cướp đất Thủ Thiêm của quan chức thành Hồ còn nhùng nhằng chưa giải quyết xong, phải chăng ý đồ xây một nhà hát tầm cỡ quốc tế là một âm mưu “cấp bách” để khoả lấp những gì đã diễn ra trên mảnh đất thấm máu và nước mắt dân oan?

Dựa vào các con số thống kê ma quỷ, báo cáo của sở này cho biết số vốn dùng thực hiện nhà hát tại Thủ Thiêm “chỉ chiếm 1%” so với tổng vốn đầu tư trong giai đoạn 2016-2020”, nghĩa là… tốn rất ít tiền ngân sách cho công trình văn hoá vô cùng tốt đẹp, theo quan chức thành Hồ. Hơn nữa nó chỉ bằng 3% so với đầu tư giao thông, bằng 6% đầu tư cho giảm ngập lụt, bằng 4% vốn đầu tư cho giáo dục. Do đó, không có lý do gì để không tái cứu xét và cấp bách thực hiện dự án xây dựng nhà hát này.

Với một thành phố lớn hướng tới văn minh tiến bộ, việc xây dựng một nhà hát có tầm vóc quốc tế là điều dễ hiểu và đáng khuyến khích. Nhưng nó phải nằm trong điều kiện một thành phố mà người dân sống sung túc và trong một xã hội mà quyền lợi dân sinh bình đẳng giữa con người được tôn trọng. Thành Hồ hiện nay chưa đáp ứng được những điều kiện cần thiết đó. Trên thực tế ngoại trừ giai cấp cán bộ và trung lưu trở lên, đại đa số người dân đang phải vật lộn kiếm miếng ăn hàng ngày, còn những viên chức cấp thấp thì gói ghém khó khăn với số lương ba cọc ba đồng.

Vị trí dự trù dựng lên nhà hát giao hưởng ở Thủ Thiêm.

Như vậy, việc bỏ tiền tỷ ra xây nhà hát hay thao trường mang đẳng cấp quốc tế thực ra chỉ phô bày cho bộ mặt chế độ thêm diêm dúa để dễ dàng lừa gạt người dân. Những công trình ấy cũng chẳng phục vụ được ai mà chỉ nhằm phục vụ cho giai cấp cán bộ của đảng và bọn đại gia lắm của nhiều tiền nhờ móc ngoặc làm ăn với nhà nước độc quyền. Thử hỏi có người dân nào đủ khả năng bỏ tiền triệu ra mua một chiếc vé vào cửa để thưởng thức âm nhạc giao hưởng?

Chẳng may nếu có xây dựng nhà hát thì theo thông lệ phải có ăn chia % và phải có lỗ qua chiêu quen thuộc “đội vốn thi công”. Dự án nhà hát hiện nay đưa ra con số rất đẹp, rất tròn là 1.700 tỷ đồng. Nhưng rồi chỉ hai ba năm sau khi thi công, kết toán lại thì tiền chi tiêu thêm ở đâu lòi ra quá nhiều. Đã thế không cách nào hơn là xin tăng vốn có khi gấp hai gấp ba lần, vì lý do mua đồ từ nước ngoài mà không thể ước định được giá. Nay coi như đã lỡ mua rồi thì công trình phải chịu cảnh đội vốn mà không thể trả lại. Sai biệt đó chạy vào túi ai nếu không chạy vào túi của những thợ vẽ ngồi trong Sở Kế Hoạch và Đầu Tư và ngay trong thành uỷ lẫn ủy ban nhân dân.

Câu chuyện đội vốn điển hình liên quan đến các nhà đầu tư Trung Quốc của công trình đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông đến nay còn là một bài học cay đắng của Hà Nội mà có vẻ như họ chưa muốn học hết. Từ chi phí tính toán ban đầu 553 triệu USD, đến nay đã tăng lên con số chóng mặt 868 triệu USD, trong đó 670 triệu là vốn vay của Trung Quốc. Thế nhưng sau 11 năm xây dựng, đường sắt trên không vẫn nằm im lìm trên không trong nỗi ngao ngán của người dân Hà Nội.

Hiện nay thành Hồ là nơi mà tham nhũng và các nhóm lợi ích trong ngoài chính quyền ra tay vơ vét trong giai đoạn cuối cùng trước ngày vỡ trận, do đó thành phố này nợ nần như chúa chổm. Chỉ riêng dự án Metro 1 Bến Thành-Suối Tiên khởi công từ năm 2007 với vốn vay của Nhật Bản đến nay còn ngỗn ngang, thậm chí còn thiếu nợ tiền công hơn 100 triệu USD chưa trả nổi cho các nhà thầu Nhật. Thử hỏi thành Hồ lấy tiền đâu ra để xây nhà hát cho dân thưởng thức nhạc giao hưởng?

Thế mà những tay đầu sỏ ở Sở Kế Hoạch và Đầu Tư dám khẳng định “việc đầu tư cho nhà hát này sẽ không gây ra gánh nặng làm ảnh hưởng đến các nhiệm vụ khác của thành phố.”

Thực tế cho thấy dự án chống ngập lụt mùa mưa có ích lợi thiết thực cho đời sống người dân nhất, nhưng trong lâu nay được thực hiện theo kiểu ù ơ ví dầu, xài rất nhiều tiền thuế mà kết quả chẳng bao nhiêu. Kế đến, dự án Metro Suối Tiên nếu xây dựng tới nơi tới chốn sẽ mang lại thuận tiện cho dân trong việc di chuyển từ khu trung tâm.

Như thế, tại sao thành phố không biết tiết kiệm để tập trung dứt điểm công trình chống ngập lụt cũng như sớm hoàn tất hệ thống Metro. Làm được mấy chuyện đó dù sao dân đen cũng nhờ được ít nhiều.

Còn hơn vung tiền ra xây nhà hát giao hưởng để bán vé cho khỉ vào nghe…

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.