Làm ngược

Bộ Trưởng Thông Tin & Truyền Thông Nguyễn Mạnh Hùng. Ảnh Internet
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trước khi được đề cử làm Bộ Trưởng Bộ 4T thay thế Trương Minh Tuấn bị cách chức vì ăn đậm trong vụ MobiFone mua AVG, Nguyễn Mạnh Hùng là Thiếu Tướng quân đội, Tổng Giám Đốc Tập Đoàn kinh doanh viễn thông Viettel.

Cũng như hầu hết các lãnh đạo cộng sản khác muốn tỏ ra mình có những kiến thức siêu việt hơn người, trong một thời gian nhậm chức ngắn ngủi Nguyễn Mạnh Hùng đã có những phát ngôn gần như mê sảng để dạy dỗ và thúc đẩy người khác. Chẳng hạn Hùng đã từng tuyên bố “Đói khát là một lợi thế”, hay “Đã đến lúc phải đi ra chinh phục thế giới và mang thế giới về Việt Nam.” Nội dung của những phát biểu này hoàn toàn vô nghĩa, nhưng vì là trùm bộ máy tuyên truyền nên báo chí của Đảng phải loan tải.

Mới đây hôm mồng 5 Tháng Tư, tại Diễn đàn CEO 2019 ở Hà Nội, Nguyễn Mạnh Hùng lại tiếp tục phát biểu những lời lẽ khiến dư luận bật ngửa: “Muốn đổi mới thành công ở thời đại 4.0… phải tìm mọi cách để làm ngược…”

Phải làm ngược lại quy luật bình thường, Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khuyên các doanh nghiệp trong nước muốn thành công phải làm ra nhiều cái sai để rút kinh nghiệm. Càng sai nhanh càng rút ra được cái đúng nhanh hơn để đổi mới và theo kịp cách mạng công nghệ 4.0.

Trình độ của ông Hùng chắc phải thuộc loại khá mới lên tới Tướng và nắm giữ một tập đoàn viễn thông lớn của quân đội. Tuy nhiên, từ ngày làm bộ trưởng 4T, có phải vì say mê ánh đèn mà đã có những phát biểu gây sốc: “phải làm ra nhiều cái sai để rút kinh nghiệm!”

Thật sự trong nhiều thập niên qua, ông Hùng nói riêng và tập thể Đảng CSVN nói chung đã làm không biết bao nhiêu là cái sai; nhưng đất nước Việt Nam có khá lên được tý nào hay đắm chìm trong khủng hoảng không lối ra.

Trong quá khứ, Đảng CSVN cầm quyền cũng đã từng cố tình làm sai rất nhiều để biến giấc mơ hoang đường thiên đàng cộng sản thành hiện thực. Nhưng cuối cùng Đảng chỉ đem lại thật nhiều đau khổ cho người dân. Hàng chục ngàn cái chết oan khuất trong các đợt Cải Cách Ruộng Đất ở Miền Bắc từ 1953 đến 1956 là tội ác của Đảng Cộng Sản chưa phai mờ trong lòng người dân. “Địa chủ”… ”đấu tố” là những chữ trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng của nông dân thời ấy vì nó dễ dàng dẫn người dân tới pháp trường của Toà Án Nhân dân. Cái kết của chiến dịch “long trời lở đất” này là những giọt nước mắt cá sấu của Hồ Chí Minh thú nhận sự thất bại hoàn toàn.

Sau năm 1975, chiến dịch “đánh tư sản mại bản” trên toàn Miền Nam chẳng những tiêu diệt toàn bộ tiềm năng, nền móng của một nền kinh tế mới bước vào kỹ nghệ hoá, mà còn thực hiện sự cướp đoạt công khai tài sản công dân thông qua đấu tranh giai cấp. Đồng thời cú đánh cũng tạo ra sự suy sụp nhanh chóng của một nề kinh tế đang phát triển, khiến đời sống xã hội Miền Nam trở nên thiếu thốn và hỗn loạn chưa từng thấy. Cạnh đó chủ trương đưa quân nhân công chức chế độ cũ đi “học tập cảo tạo” vô thời hạn góp phần đẩy người dân liều chết bỏ nước ra đi.

Những bi kịch ấy còn kéo dài tới thời kỳ chính quyền tổ chức lấy vàng cho đi vượt biên công khai, ào ạt với mục đích vét cho bằng hết tài sản còn lại. Một phần dùng cứu vãn kinh tế lâm nguy, một phần để quan chức nhà nước bỏ túi riêng. Dù vậy đời sống người dân không thay đổi mà vẫn dựa vào cây kim sợi chỉ, ký bo bo cung cấp hàng tháng qua thương nghiệp nhà nước.

Nhân danh một chính quyền cách mạng giải phóng, các thành phần dân chúng bị quy là giai cấp bóc lột hay có liên quan đến chính quyền và quân đội cũ lần lược bị đẩy ra khỏi các thành phố lớn. Họ được thuyết phục một cách tốt đẹp là “đi kinh tế mới” để góp phần xây dựng đất nước sau chiến tranh. Nhưng thực chất là họ bị đưa đến những vùng rừng núi hẻo lánh, khô cằn với mục đích đày đoạ và tiêu diệt một giai cấp được cho là phản cách mạng.

Đảng CSVN đã đi từ cái sai lầm này đến sai lầm khác một cách có hệ thống, cho tới khi họ chôn chân trước ngưỡng cửa một xã hội hoàn toàn bế tắc, thiếu thốn và nghèo đói trầm trọng. Quay về kinh tế thị trường mà họ đã từng phá vỡ sau năm 1975 là lối thoát bắt buộc, nhưng cũng đã nhanh chóng đưa nền kinh tế hồi phục phần nào sau cơn chấn động.

Từ đây với sự tài trợ hào phóng của nhiều quốc gia và các tổ chức tài chánh quốc tế, lẽ ra những người cộng sản có thể xây dựng lại những đổ nát do chính họ gây ra. Nhưng các nhà hoạch định chính sách bất tài của Đảng xuất thân từ trường lớp kinh tế Mác-Lê đã tạo ra một bộ xương sống mới cho nền kinh tế nhà nước gọi là “kinh tế quốc doanh chủ đạo”. Với đường lối này, chính phủ gom các công ty nhỏ để tạo những “quả đấm thép” dưới hình thức các tổng công ty, các tập đoàn kinh tế. Họ hô hào phải công nghiệp hoá và hiện đại hoá mà sau đó không lâu các tổng công ty theo nhau phá sản hàng loạt hoặc nợ nần như chúa chổm.

Hiệu quả kinh doanh của “quốc doanh là chủ đạo” cho tới nay chỉ là những đóng góp vô cùng nhỏ bé so với công ty vốn nước ngoài. Trong khi đó tư doanh thì sống èo uột qua ngày, ngoài trừ những doanh nghiệp là sân sau của các ông lớn trong đảng.

Chẳng lẽ Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng không thấy Đảng có quá nhiều cái sai mà không rút được một kinh nghiệm cỏn con nào sao? Hay ít ra ông ta cũng phải nhận thức được nhờ có Đảng làm sai nên đất nước hơn 40 năm qua không ngóc đầu lên nổi và càng ngày càng tụt hậu so với những nước láng giềng chung quanh. Nhờ vậy ông ta mới có dịp làm thầy đời lên giọng dạy dỗ các doanh nghiệp làm kinh tế theo kiểu “làm ngược” để rút kinh nghiệm cái sai để trở lại làm đúng.

Chẳng biết nghe lời ông người ta sẽ rút kinh nghiệm đến bao giờ cho Hà Nội sánh vai Singapore như mong muốn của Thủ Tướng Phúc.

Là người kinh doanh ngành viễn thông quân đội nay là bộ trưởng thông tin, ông Nguyễn Mạnh Hùng còn đề nghị làm cuộc cách mạng thông tin để phô diễn tài năng chuyên môn của mình. Nhưng không ai đến nỗi ngây thơ không thấy chủ trương lớn của Đảng là trở thành kẻ thù của Internet, siết chặt quyền tự do ngôn luận để củng cố độc quyền cai trị, bất chấp các cáo buộc của quốc tế.

Thử hỏi nếu phải làm ngược như ông Hùng đề nghị mà bị đi tù thì thì ông tính sao? Vì chính nhà nước đã lập ra Luật An Ninh Mạng với mục đích rất rõ ràng là để khống chế không gian Internet, bóp nghẹt thông tin đa chiều để kiểm soát hoàn toàn tư tưởng người dân. Vậy kêu gọi xã hội “làm ngược” lại, chính Bộ Trưởng Nguyễn Mạnh Hùng kêu gọi chống chính phủ.

Rõ ràng Nguyễn Mạnh Hùng là một bộ trưởng đang mê sảng hay tuyên bố lập dị!

Phạm Nhật Bình

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.