Lễ Tưởng Niệm 32 Năm Anh Hùng Đông Tiến tại Sacramento

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lễ tưởng niệm 32 năm Anh Hùng Đông Tiến diễn ra trong bầu không khí sôi động về biến cố Bãi Tư Chính

Trưa Chủ nhật ngày 18 tháng 8 vừa qua, trong bầu không khí mùa hè với nhiệt độ vốn đã cao lại càng trở nên sôi bỏng xung quanh vấn đề Bãi Tư Chính ở phía nam Biển Đông, một số thân hữu tại Sacramento, miền Bắc California, đã họp nhau để tưởng niệm 32 năm ngày cố Đề đốc Hoàng Cơ Minh và các kháng chiến quân đã bỏ mình trong cuộc Đông Tiến nhằm xây dựng chiến khu tranh đấu giải phóng Việt Nam khỏi chủ nghĩa Cộng sản. Hành trình Đông tiến khởi đầu từ năm 1981 với việc thành lập Mặt trận Quốc Gia Thống nhất Giải phòng Việt Nam và kết thúc sau khi ông Minh và các chiến hữu tử trận vào tháng 8 năm 1987.

Chân dung các kháng chiến quân đã bỏ mình trong cuộc Đông Tiến khởi sự từ năm 1981 để xây dựng cơ sở hạ tầng cho cuộc đấu tranh dành tự do dân chủ cho dân tộc Việt. Hàng trên, từ trái, Phó Đề Đốc Hoàng Cơ Minh, 1935-1987, sinh tại Hà Nội; Trần Hướng Việt, 1955-1987, sinh tại Ubol, Thái Lan; Lê Hồng, 1937-1985, sinh tại Hà Tĩnh; Trương Ngọc Ni, 1942-1987, sinh tại Long An; Huỳnh Văn Tiến, 1953-1987, sinh tại Trà Vinh; và Nguyễn Trọng Hùng, 1948-1987, sinh tại Qui Nhơn. Hàng dưới, từ trái, Lưu Minh, 1956-1987, sinh tại Gò Công; Võ Hoàng, 1952-1987, sinh tại Phú Quốc, KiênGiang; Lê Văn Long, 1951-1987, sinh tại Phan Thiết; Trần Thiện Khải, 1949-1987, sinh tại Phan Rang; Dương Văn Tư, 1931-1985, sinh tại Vĩnh Long; Ngô Chí Dũng, 1951-1991, sinh tại Sàigòn; và Phùng Tấn Hiệp, 1953-1983, sinh tại Nha Trang. (Ảnh Việt Tân, Collage td2013)


Lễ tưởng niệm trang nghiêm và cảm động

Buổi lễ tưởng niệm do cơ sở Việt Tân tại Sacramento tổ chức đã diễn ra trong bầu không khí trang nghiêm và cảm động trước một cử tọa chọn lọc với phần lớn là những vị cao niên và một số nhân vật của Đảng Việt Tân, hậu thân của Mặt trận QGTNGPVN, tại địa phương cũng như tới từ các nơi. Xen lẫn là những chiếc áo dài truyền thống mềm mại mầu xanh da trời mát mắt của các chị em Việt Tân tới lui trong phòng hội nhỏ xem mọi sự có diễn ra êm xuôi, hoặc mang những chai nước ướp lạnh tới mời khách.

Sau nghi thức chào cờ và mặc niệm là nghi thức dâng hoa vì phòng hội của cơ quan Stockton Boulevard Partnership yêu cầu không thắp hương vì lý do an toàn. Mỗi người trong số vài vị đại diện nhận mỗi người một cành hoa hồng thay nén hương tới trước bàn thờ nơi đặt bài vị của 13 anh hùng Đông Tiến lạy và cắm vào một bình thủy tinh trên bàn thờ.

Các thân hữu đang lắng nghe ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư Đảng Việt Tân, nói về cố Chủ tịch Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải phóng Việt Nam Hoàng Cơ Minh và di sản các Anh Hùng Đông Tiến để lại cho cộng đồng người Việt hải ngoại, đó là ngọn lửa đấu tranh vẫn tiếp tục sau trên 30 năm cho một quê hương Việt Nam thực sự tự do dân chủ.

Sau một phim ngắn về lịch sử chiến dịch Đông Tiến, ông Lý Thái Hùng, Tổng bí thư Đảng Việt Tân, đã lên tâm sự về cơ duyên gặp gỡ với Phó Đề đốc Hoàng Cơ Minh vào năm 1981 khi ông ghé qua Nhật, nơi ông Hùng du học từ đầu thập niên 1970, trên đường đi vận động thiết lập căn cứ chiến khu tại biên giới Thái – Lào.

“Lúc đó anh em chúng tôi là những người ở tuổi 28, 29 nằm trong tổ chức Người Việt Tự Do và cũng mong muốn làm một cái gì đó cho quê hương dân tộc. Gặp tướng Minh và được ông dậy cho cách thức đấu tranh, chúng tôi như những người đi trong sa mạc đang khát nước và gặp được nguồn nước,” ông Hùng nói. “Chúng tôi đã tham gia Mặt Trận từ những ngày đó để ngày hôm nay tiếp tục tham gia đảng Việt Tân.”

Các thân hữu đang lắng nghe ông Lý Thái Hùng, tổng bí thư Đảng Việt Tân, nói chuyện về cố Chủ tịch Mặt Trận Quốc Gia Thống nhất Giải phóng Việt Nam Hoàng Cơ Minh và di sản các Anh Hùng Đông Tiến để lại cho cộng đồng người Việt hải ngoại, đó là ngọn lửa đấu tranh vẫn tiếp tục sau trên 30 năm cho một quê hương Việt Nam thực sự tự do dân chủ. (Ảnh TD)

Ông Hùng cho biết ông hãnh diện nhất về ông Hoàng Cơ Minh ở hai điều, đó là lòng yêu nước và sự hy sinh. “Yêu nước thôi không đủ mà còn phải biết chấp nhận sự hy sinh,” ông Hùng nói.“Tướng Minh đã hy sinh rời gia đình để dấn thân dù lúc ấy, ở tuổi 40, ông có ba người con còn rất nhỏ nhưng vì nợ nước, vì đại cuộc ông đã như nhiều anh em khác rời bỏ gia đình để mà đi xây dựng lực lượng kháng chiến, mặc dù cái việc họ làm hồi ấy đúng là đội đá vá trời vì Cộng sản vừa chiếm trọn Việt Nam và đang ở thế mạnh.”

Di sản Đông Tiến

“Mặc dù những người đó không còn nữa nhưng cái di sản họ để lại cho chúng ta đó là từ lòng yêu nước và sự hy sinh can trường đó đã giấy lên phong trào kháng chiến trên hai, ba trăm ngàn người Việt ở khắp nơi trên thế giới vào thập niên 1980,” ông Hùng tiếp.“Chính vài trăm ngàn người Việt đã tiếp tục nuôi dưỡng ngọn lửa ấy để bây giờ ba, bốn triệu người Việt ở khắp nơi trên thế giới tiếp tục kiên trì đấu tranh mong mang lại dân chủ cho đất nước dân tộc. Có vậy là nhờ ngọn đuốc kháng chiến đã được các anh hùng Đông Tiến thắp lên hồi ấy.”

Theo ông Hùng, nhờ sự kiên trì đấu tranh của cộng đồng người Việt hải ngoại khắp nơi trên thế giới mà ngày nay Đảng Cộng sản Việt Nam đang ở bên “cái bờ tan vỡ.”

“Ba, bốn mươi năm trước đây họ chiếm miền Nam với cao vọng xây dựng đất nước hùng cường vượt qua cả Nhật Bản, như điều ông Lê Duẩn mong muốn,” ông Hùng nói. “Nhưng cho đến ngày hôm nay trên 40 năm sau khi thôn tính miền Nam, đất nước ta tan hoang, đầy dẫy tham ô, tham nhũng. Đảng CSVN hôm nay đang ở trong tình trạng bế tắc, tiến thoái lưỡng nan trên nhiều vấn đề chứ không phải chỉ về kinh tế hay tham ô tham nhũng mà thôi.”

Trong những tháng ngày vừa qua và đặc biệt trong năm nay cho thấy Đảng Cộng sản vô cùng lúng túng trong việc đối phó với nhiều áp lực từ mọi phía kể cả từ trong nội bộ, trong đó có việc ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng CSVN, bị đột quỵ; rồi việc ông Trần Bắc Hà, một tay trùm trong lĩnh vực ngân hàng với gần chín năm ở cương vị cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (BIDV), đột tử trong nhà giam trong khi công an Quốc phòng đang tiến hành cuộc điều tra về những nhũng lạm hiển nhiên là có dính dáng tới nhiều tai to mặt lớn; và việc Đảng CSVN, do thiếu hiểu biết và tham lam, để bị kẹt giữa trận thương chiến giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Trên tất cả, và đây là điều CSVN lo sợ hơn cả, đó là áp lực âm ỉ chỉ chờ cơ hội bùng lên của quần chúng, từ trí thức, các đảng viên đã bỏ đảng, tới các tầng lớp nhân dân bấy lâu bị áp bức, đặc biệt là khối Dân Oan ngày một lớn như những cao ốc và trung tâm du lịch đang mọc lên khắp nơi trên những ruộng đất bị cưỡng chế trên toàn quốc.

Áp lực quần chúng này hiện đang được hâm nóng thêm với vụ Bãi Tư Chính khi tầu Hải Dương 8 dò dầu của Trung Quốc trở lại ngang nhiên đóng ở khu vực thuộc chủ quyền của Việt Nam. Bên cạnh đó phải kể tới ảnh hưởng không nhỏ của phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ của hàng triệu người dân Hồng Kông từ nhiều tháng qua và đã nhận được hỗ trợ quốc tế.

Chuyện Bãi Tư Chính

Bãi Tư Chính (Vanguard Bank) là một cụm rạn san hô ở phía Nam Biển Đông. Bãi này nằm trên thềm lục địa của Việt Nam, không thuộc quần đảo Trường Sa và cách đất liền Việt Nam 220 hải lý về phía đông nam. Trong khi đó Trung Quốc và Đài Loan thì gán ghép bãi này vào quần đảo Trường Sa nên chủ trương nó thuộc chủ quyền của họ.

Trong hai thập niên qua, nhiều công ty Mỹ, Tây Ban Nha và Nga đã tìm thấy một trữ luợng dầu khí rất lớn ở Bãi Tư Chính cho nên Trung Quốc muốn chiếm để khai thác. Ngoài ra, Bãi Tu Chính nằm gần lộ trình hàng hải quốc tế, có một vị chiến lược nên vì thế mà Trung Quốc rất muốn khống chế.

Khu vực bãi Tư Chính (Ảnh FB Phạm Quang Tuấn)

“Việc Trung Quốc đưa tàu địa chất Hải Dương 8 đến nghiên cứu ở khu vực bãi Tư Chính từ ngày 3 tháng 7 đến ngày 8 tháng8, và từ ngày 13 tháng 8 kéo dài đến hôm nay, trọng chính của Trung Quốc trong vụ này để vừa tạo áp lực lên CSVN, vừa quan sát phản ứng của thế giới, nhất là Hoa Kỳ, với mục tiêu chuẩn bị để có thể chiếm Bãi Tư Chính như Bắc Kinh cũng đã từng làm như vậy một thời trước khi khống chế bãi cạn Scarborough của Phi Luật Tân vào tháng 6 năm 2012,” ông Hùng nói.

Được hỏi về việc dư luận đang sôi nổi với việc CSVN đưa hai tầu chiến vào khu vực Bãi Tư Chính, liệu chiến tranh có sẽ xẩy ra giữa Trung Cộng và Việt Cộng, ông Hùng nói: “Việc nhà cầm quyền CSVN phải đưa hai tàu chiến vào khu vực Bãi Tư Chính là do áp lực của dư luận nội bộ. Lần đầu, khi HD 8 vào khu vực Bãi Tư Chính, Hà Nội đã chỉ đích danh Trung Quốc xâm phạm và lên tiếng đòi Trung Quốc phải rút HD 8 ra khỏi khu vực Bãi Tư Chính. Nay Hà Nội không thể tiếp tục chỉ trích như vậy trong khi ai cũng thấy rõ dã tâm của Trung Quốc nên Hà Nội phải chứng tỏ với dư luận là sẵn sàng đối đầu.”

“Tất cả các hành động này chỉ nhằm ‘xả xú bắp’ hầu xoa dịu dư luận, chứ thực tâm Hà Nội không muốn đối đầu với Trung Quốc vì CSVN không đủ sức và sợ bị trả thù,” ông Hùng tiếp. “Do đó xung đột quân sự sẽ không xảy ra và bên CSVN có thể phải nhượng bộ điều gì đó để cho Bắc Kinh rút lui, ví dụ như Việt Nam tuyên bố ngưng hợp tác với Nga trong việc tìm dầu khí tại đây ngay tức khắc, thay vì kéo dài đến 15 tháng 9.”

Quang cảnh Lễ Giỗ Anh Hùng Đông Tiến.

Được hỏi trong bối cảnh đó, Việt Tân đã, đang và sẽ làm được gì, ông Hùng cho biết: “Với chủ trương đấu tranh bất bạo động, đảng Việt Tân nghĩ rằng để bảo vệ chủ quyền ở Bãi Tư Chính và chủ quyền trên biển Đông mà luật pháp quốc tế công nhận, chúng ta vừa phải dựa trên luật pháp quốc tế, vừa phải dựa trên sức mạnh đoàn kết của người Việt Nam trong bối cảnh phức tạp của tình hình quốc tế hiện nay.”

Trước hết, theo ông Hùng, Việt Nam phải làm giống như Phi Luật Tân là nộp hồ sơ kiện Trung Quốc ra Tòa Trọng tài Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Chắc chắn Việt Nam sẽ thắng và đây là luận cứ quan trọng để Việt Nam bẻ gãy mọi âm mưu xâm phạm biển đảo và thềm lục địa của Việt Nam.

“Mọi người Việt Nam yêu nước đều có bổn phận và trách nhiệm ngang nhau để bày tỏ chính kiến và hành động đấu tranh chống lại sự xâm phạm của Bắc Kinh. Trong tinh thần đó đảng Việt Tân đòi hỏi CSVN phải trả tự do toàn bộ những Tù nhân lương tâm đang bị giam giữ vì lý do yêu nước,” ông Hùng nói. “Muốn bảo vệ lãnh thổ, biển đảo và nhất là kêu gọi sự ủng hộ của thế giới, người Việt Nam phải được tụ họp đông đảo để bày tỏ quyết tâm bảo vệ đất nước và nhất là phản đối sự xâm phạm của Trung Quốc. Chính sự tụ họp hàng trăm và có thể lên hàng triệu người như ở Hồng Kông, chắc chắn sẽ ngay lập tức khiến Bắc Kinh e ngại và phải rút tàu bè ra khỏi thềm lực địa Việt Nam.”

Được biết, từ nhiều ngày qua đã có trên mười tổ chức xã hội dân sự và hàng trăm cá nhân đã lưu hành và ký tên vào một văn bản có tên là Tuyên bố Biển Đông, đòi nhà cầm quyền CSVN phải đưa đơn kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Phi Luật Tân đã làm và đã thắng trong vụ Scarborough cách đây ba năm. Cũng tại trang đăng tải Tuyên bố Biển Đông có địa chỉ để liên lạc ký tên yểm trợ trước hạn chót là 31 tháng 8.

Đây không phải là lần đầu các tổ chức và những người Việt quan tâm trong và ngoài nước lên tiếng về vụ Trung Cộng lấn chiếm biển đảo thuộc quyền sở hữu của Việt Nam trong khi nhà nước CSVN tiếp tục làm ngơ, không những thế còn đàn áp, đánh đập và bỏ tù nhưng người biểu tình chống Trung Quốc từ nhiều năm qua. Dù vậy, nhiều người trong nước vẫn không sờn lòng biểu tỏ mối quan tâm của mình đối với tiền đồ của đất nước.

Ngày 12 tháng 8 vừa qua, một số nhân sĩ trí thức trong nước, trong đó có Tiến sĩ Nguyễn Quang A, đã đích thân mang bản Tuyên bố Biển Đông với cả ngàn chữ ký tới xin gặp chủ tịch Quốc hội Bà Nguyễn thị Kim Ngân để trao tận tay, nhưng không được tiếp, và được yêu cầu gửi qua bưu điện. Sự việc này cho thấy nhà nước và Đảng CSVN sợ đối diện với thực tại, và càng không còn đủ tư cách đại diện cho người dân Việt nữa.

[TD2019-08]

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.