Lễ Tưởng Niệm các Anh Hùng Đông Tiến tại Toronto

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Khoảng một trăm đồng bào và các đại diện hội đoàn, đoàn thể địa phương đã đến tham dự Lễ Tưởng Niệm Các Anh Hùng Tiến vào lúc 1 giờ trưa ngày Chủ Nhật 30-8-2015 tại Câu Lạc Bộ Hải Lục Không Quân Hoàng Gia Canada, thuộc thành phố Mississauga, nơi đã từng tổ chức những sinh hoạt của cộng đồng của người Việt tỵ nạn CS.

Khác với những năm trước, năm nay Ban Tổ Chức đã trưng bày một số hình ảnh mang tựa đề Những Bước Chân Đông Tiến bao gồm các hình ảnh ghi lại những sinh hoạt và vật dụng của các kháng chiến quân.

PNG - 243.9 kb

Chương trình được chính thức bắt đầu sau phần nghi thức khai mạc, khi ông Nguyễn Quốc Hưng, đại diện cho Ban Tổ Chức phát biểu đôi lời cảm ta quý đồng hương đã đến tham dự buổi lễ tưởng niệm những người đã vị quốc vong thân. Đặc biệt ông Hưng cũng đã chia sẻ về sự quan tâm theo dõi các tin tức của Mặt Trận khi đang ở trong lao tù CSVN lúc bấy giờ. Ông đã từng rơi nước mắt khi hay tin Tướng Hoàng Cơ Minh đã anh dũng hy sinh trên đường trở về quê Mẹ.

PNG - 270 kb

Chương trình tiếp tục với phần giới thiệu về tiểu sử và gương hy sinh tiêu biểu của 13 Kháng chiến quân đã nằm xuống trên con đường Đông Tiến, qua sự trình bày của anh Nguyễn Quang và chị Lệ Quân. Đã có nhiều tiếng khóc lẫn trong niềm xúc động dâng trào cả hội trường khi chị Bình Nguyên đã diễn tả một bài thơ ca ngợi sự hy sinh của các Kháng chiến quân.

PNG - 267.5 kb

Sau đó Ban tổ chức đã mời các vị đại diện hội đoàn, tôn giáo và đồng bào lên niệm bái di ảnh của những kháng chiến quân đã hy sinh trên đường Đông Tiến.

Phát biểu trong buổi Lễ Tưởng Niệm gồm có các ông Đồng Văn Minh, Chủ tịch Hội Cựu Quân nhân QLVNCH Ontario; ông Trần Nghiệp, đại diện cho nhóm hải quân, QLVNCH; và giáo sư Trần Gia Phụng.

PNG - 269 kb

Trong bài nói chuyện, giáo sư Trần Gia Phụng nói rằng người xưa có câu “Bại tướng bất khả ngôn”, nhưng “bại tướng khả hành”. Tướng Hoàng Cơ Minh đã làm đúng như vậy khi quân đội VNCH đã thất bại, ông không thể phân bua, ngụy biện gì cho sự thất bại đó, nhưng ông đã làm, đã hành động. Ông đã mở ra bước đường tiên phong cho tất cả Đảng viên Việt Tân nói riêng và cho tất cả những người Việt Nam yêu nước nói chung.

Phần văn nghệ tiếp nối đã làm sống lại một thời tâm huyết, hào hùng của quá khứ xa xưa với những bản nhạc quen thuộc thời Mặt Trận Quốc Gia Thống Nhất Giải Phóng Việt Nam như “Trăng Chiến Khu”, “Người Em Gái Áo Nâu”, “Thế Kỷ Này Thế Kỷ Của Chúng Ta”, “Lời Mẹ Tiễn”, “Việt Nam Ơi Ngày Vinh Quang Sẽ Tới”.

PNG - 287.9 kb

Chan hòa với dòng nhạc đấu tranh của thập niên 80, bài Việt Nam Tôi Đâu của Nhạc sĩ Việt Khang cùng với bài thơ “Chiều Sâu của Biển” của nhà thơ Hương Giang đã được giới thiệu, đưa mọi người trở về với hiện trạng bi đát của quê hương dưới chế độ cộng sản và ca tụng tình yêu của những người đi tranh đấu sâu rộng như chiều sâu của biển.

Buổi lễ kết thúc vào lúc 4 giờ chiều cùng ngày với phần tiệc trà thân mật, trong sự lưu luyến chia tay và thầm hẹn của những tấm lòng hướng về một ngày mai tươi sáng của dân tộc.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…