Lịch Sử Có Còn Là Bộ Môn Khoa Học?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Luôn tự hào là một đất nước có bề dày lịch sử 4.000 năm văn hiến (dù không đúng) mà đến thế kỷ 21 này, con cháu của các bậc hậu bối trả lời lịch sử của cha ông bằng số liệu sau:

Mùa thi đại học năm 2006. Có 4.622 thí sinh vào ĐHSP Hà Nội: 655 thí sinh 0 điểm, chiếm 15%, chỉ có 6 thí sinh đạt điểm 8,

Năm 2007. Kỳ thi đại học có hơn 150.000 mức điểm 4,5 trở xuống, điểm 0 chiếm 4%, có 17 thí sinh đạt điểm 9, 16 thí sinh đạt 8,5 điểm…

Những nhà viết lịch sử quá tự tôn dân tộc

Khó có thể một giáo viên nào dạy Sử nói ngược lại vấn đề này, nhưng đối với học sinh họ cần được trang bị kiến thức, suy luận, đánh giá. Điều này đối với một học sinh cấp 3 họ không có điều kiện để mà tranh luận, các em chỉ là những con vẹt để “hót” lên những giai điệu riêng của nó và phải tin những gì sách đã viết “lịch sử dân tộc 4.000 năm”. Chúng ta đã đưa con cháu đến những vấn đề ảo (dù rằng các nhà viết sử thường hay “đẩy” truyền thống dân tộc càng xa hiện tại càng tốt), đó là điều hết sức sai lầm. Trong tất cả các cuốn lịch sử từ tiểu học cho đến đại học, được nhồi nhét bằng một luận điểm cũ rích “dân tộc ta rất anh hùng”, nhưng hiện thực trả lời cũng bình thường mà thôi như mọi dân tộc khác. 1.000 năm Bắc thuộc từ năm 179 TCN đến năm 938 chỉ có 13 cuộc khởi nghĩa (có những cuộc khởi nghĩa chưa nổi lên đã bị dập tắt như Hai Bà Trưng (năm 40). Như vậy, hơn 70 năm mới có một cuộc khởi nghĩa. Nếu một học sinh khá sẽ nhận ra được điều này, nhưng không thể tranh luận được, như vậy sẽ mắc tội “cãi thầy”. Còn thầy cứ theo sách mà đọc và học sinh chỉ biết ghi chép để đến lúc thi cứ học thuộc lòng (kể cả dấu chấm phẩy) thế là điểm cao.

Còn nhiều tư liệu thiếu sót chưa xác đáng

Trường hợp một kẻ “ngoại đạo” đó là thiền sư Lê Mạnh Thát, yêu cầu phải viết lại lịch sử dân tộc. Các cây “đa” cây “đề” trong giới lịch sử vội vàng mở một cuộc thảo luận, nhưng phần lớn là chê: Phương pháp nghiên cứu không có, thiếu chứng cứ khảo cổ học…, nếu nâng cao quan điểm có lẽ thiền sư sẽ trở thành “tội đồ” với lịch sử dân tộc: Vì An Dương Vương không có, chỉ là câu chuyện Ấn Độ. Triệu Đà chưa xâm lược Nam Việt. Không có 1.000 năm Bắc thuộc… cũng may có những người tâm huyết với ngành Lịch sử xem nhận định của thiền sư là “bổ nhát cuốc đầu tiên, gieo những hạt giống mới về nhận thức lịch sử” (Hà Văn Thịnh giảng viên khoa Sử – đại học Huế).

Chỉ lấy một lấy một dẫn chứng rất cụ thể mới có 21 năm thôi, đó là chiếc xe tăng 390 đầu tiên húc vào cổng Dinh Độc Lập do bà phóng viên người Pháp Fracoise Demulder chụp vào ngày 30/4/1975 đến năm 1995 mới trả lại đúng lịch sử. Nếu bà đó đã mất đi rồi không còn giữ tấm ảnh đó nữa có lẽ mãi mãi dân tộc Việt Nam cứ tin những điều sách đã viết và nói dù rằng các nhân chứng đang còn sống. Như vậy, chuyện nhầm lẫn xảy ra cả ngàn năm nay là rất bình thường.

Ngành Lịch sử có còn là bộ môn khoa học khi đã được chính trị hoá?

Về nguyên tắc khi viết lịch sử không được “tô hồng” và “bôi đen” phải viết đúng sự thực những gì xảy ra, nhưng đối với sách sử học sính đang được học chúng ta đã “tô hồng” quá nhiều điều này ai cũng dễ thấy và biết. Nhưng không thể không viết theo sách để được điểm cao.

Lịch sử Việt Nam thời hiện đại chính xác hơn từ 1945 đến nay đó là điều dễ thấy nhất, với những câu “cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại nhất trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc”. Theo quan điểm tôi đó là sai lầm. Lấy cơ sở nào là “vĩ đại nhất” lịch sử chống giặc ngoại xâm của cha ông ta còn vĩ đại hơn nhiều, đó là 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông thời nhà Trần. Vĩ đại ở chỗ đánh bại một đế quốc hùng mạnh lúc bấy giờ, dựa vào sức mình là chính, không có sự giúp đỡ ủng hộ của các nước. Nhưng cứ bắt học sinh chống Mỹ mới là “vĩ đại nhất” dù vẫn biết tầm vông và giáo mác giơ lên, máy bay B52 không thể rơi xuống được và xe tăng không thể bốc cháy (nếu không có sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa) về nguyên nhân thắng lợi. Nếu học sinh không muốn điểm thấp câu đầu tiên bắt buộc phải viết “do sự lãnh đạo tài tình của Đảng”. Trước đây chưa có Đảng cha ông ta cũng đã làm nên những chiến công hiển hách, điều nguy hại hơn tiếp đó là “tinh thần yêu nước của nhân dân” hoá ra đặt Đảng lên trên lòng yêu nước của dân tộc và câu cuối cùng “được sự giúp đỡ của bạn bè quốc tế” nguyên nhân này xem rất mờ nhạt, theo tôi nó phải được đặt ngang hàng với tinh thần yêu nước của dân tộc.

Chúng ta luôn bồi dưỡng tinh thần yêu nước cho học sinh qua từng trang sử nhưng có “gạn lọc”. Thế như vậy đâu còn là học sử để mà yêu sử. Khi những nhà viết lịch sử và thầy cô giảng dạy môn Sử phải đi “đúng lề bên phải”. Tôi đã chứng kiến có một học sinh khi thầy đang giảng rất say sưa về “cuộc kháng chiến chống Mỹ” liền hỏi “Vì sao có cuộc chiến tranh này” thầy không trả lời được hoặc trả lời theo sách: Đó là bảo vệ đất nước, chống giặc ngoại xâm, nếu như vậy học sinh làm sao có thể yêu môn lịch sử được và có những bài viết hay đáng lẽ ra phải phân tích kỹ hơn.

Đó là chưa kể trong trang sử hiện đại có nhắc đến nhưng rất sơ sài, chống Trung Quốc xâm lược 1979, biên giới Tây Nam 1978, lãnh hải, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa học sinh gần như đi máy bay xem hoa vì không được phép hỏi.

Môn Sử viết theo kiểu hiện nay và dạy như hiện nay đã được chính trị hóa, cho nên chưa học “đã biết” học sinh chỉ cần nhớ số liệu là đủ, khi các em cần được tranh luận, phản biện điều không có được mà phải viết theo những gì có sẵn làm sao mà yêu thích được. Môn học tự nhiên 1 + 1 = 2 không thể ở Việt Nam bằng 3, ở Thái Lan bằng 4 được, nhưng môn học Lịch sử không phải như vậy là bộ môn khoa học nhưng đã bị kiểm duyệt và bắt phải tin (lỗi này do ai).

Muốn để học tốt môn Sử để học sinh ngày càng yêu thích có lẽ đã đến lúc cần mở một “hội nghị Diên Hồng” về bộ môn này trả lại cho nó về đúng bộ môn khoa học, nó không chịu sự chi phối nào đó các nhà viết sử phải toàn tâm toàn lực viết ra những trang sử có giá trị, may ra ngành Lịch sử và môn học này mới có được những bước tiến, xin đừng “tô hồng” để rồi thế hệ mai sau lại “bôi đen” cho công bằng.

Lê Hồng Lĩnh
Thành phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 0917.350.593

Mạng Ý Kiến

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.