London: Hội luận Dân oan Lộc Hưng­

Ban Tổ chức buổi hội luận "Dân Oan Lộc Hưng" chụp hình lưu niệm cùng các khách mời và một số tham dự viên hôm 27/1/2019 tại London, Anh Quốc. Ảnh: Phong Trào Dân Quyền UK
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào lúc 14:00 ngày 27/1/2019, Phong Trào Dân Quyền – UK tổ chức buổi hội luận hướng về bà con dân oan Lộc Hưng tại London, Anh Quốc. Buổi hội luận có sự tham gia của các khách mời: ông Clive Lindsay (đại diện Ân Xá Quốc Tế/Amnesty International), chú Sơn Trần đại diện của đảng Việt Tân tại Anh Quốc, cùng các bạn trẻ trong phong trào Dân Quyền. Đặc biệt còn có anh Trần Bình một người dân oan Lộc Hưng tham gia hội thoại trực tuyến từ Việt Nam.

Buổi hội luận được bắt đầu bằng bài hát “Mẹ ơi! Xuân này con không nhà” một sáng tác của nhạc sĩ Trúc Hồ.

Anh Bùi Văn Thắng trưởng ban tổ chức bùi ngùi chia sẻ và hiệp thông với nỗi đau mà bà con Lộc Hưng phải gánh chịu khi bị cộng sản phá hoại tài sản cướp đi mảnh đất là nơi ăn chốn ở của bà con.

Cô MC Huyền Nguyễn thì xót xa thay cho vợ chồng TNLT anh Huỳnh Anh Tú và chị Phạm Thanh Nghiên, những người đã chịu cảnh tù đầy chỉ vì đấu tranh cho tự do dân chủ của Việt Nam mà nay họ phải chịu thêm cảnh dân oan bị cướp đất, phá nhà.

Khách mời trực tuyến từ Việt Nam anh Trần Bình chia sẻ về tình cảnh của bà con tại vườn rau Lộc Hưng cũng như kể lại những hành động tàn ác của cộng sản khi cử hơn 300 công an, dân phòng cùng nhiều máy móc cơ giới lớn phá huỷ 200 căn nhà, san bằng mọi thứ, không chỉ dừng lại ở đó mà còn đàn áp hăm dọa người dân không được chụp hình, không chống đối người đang thi hành “công vụ”.

Phẫn nộ trước những hành vi của nhà cầm quyền cộng sản và được nghe bởi chính người dân oan ở Lộc Hưng ông Clive Lindsay phẫn nộ lên tiếng: những hành động đó là không thể chấp nhận được và ông sẽ hết sức giúp đỡ cho bà con để tạo áp lực lên chính quyền Việt Nam nhằm cải thiện tình hình cho người dân nơi đây.

Chú Sơn Trần đại diện đảng Việt Tân cho biết nguồn gốc xuất xứ của mảnh đất Lộc Hưng dành cho những người công giáo miền Bắc di cư năm 1954 để tránh nạn cộng sản làm nơi cư trú. Họ đã sinh sống trước khi cộng sản cưỡng chiếm miền Nam năm 1975, việc làm của nhà cầm quyền csvn là hoàn toàn sai trái.

Về phần cá nhân, tôi cực lực phản đối luật đất đai “sở hữu toàn dân do nhà nước quản lý”, người dân Lộc Hưng đã đổ bao nhiêu máu và nước mắt trong cuộc sống mưu sinh hàng ngày để tích góp, xây dựng được mái nhà, che mưa che nắng mà giờ đây họ lại trở về tay trắng, vô gia cư không nơi nương nấu. Do vậy với tôi, hành vi cướp đất của cộng sản là vô nhân đạo, vi phạm nghiêm trọng quyền còn người cũng như quyền dân sự của người dân.

Anh Lê Văn Kiên một người hoạt động trẻ, mạnh mẽ lên tiếng ủng hộ, luôn đồng hành cùng bà con Lộc Hưng trên bước đường phản đối, khiếu kiện đòi công lý và kêu gọi mọi người cùng nhau lên tiếng vì biết đâu ngày mai sẽ đến lượt chúng ta sẽ khoác lên mình tấm áo dân oan như Lộc Hưng hôm nay. Thiết nghĩ xã hội cần có những nhà báo chân chính và hoạt động một cách tự do để truyền tải thông tin xác thực tới người dân.

Anh Nguyễn Minh Thành lên tiếng phản đối chế độ cộng sản cướp đi quyền tự do báo chí của người dân, điển hình là trường hợp của nhà báo Đỗ Công Đương, anh bị bắt ngay khi đang tác nghiệp tại hiện trường cưỡng chế đất.

Anh Nguyễn Văn Hùng một người con của Công giáo “đức tin mà không hành động là đức tin chết” mọi người hãy hành động vì quyền lợi của mình.

Cô Trang Lương đến từ Đạo Tràng Hoà Hảo cũng chia sẻ nỗi đau bị đàn áp tôn giáo của họ đạo Lộc Hưng.

Đồng cảm với nỗi đau mất nhà cửa đất đai, cô Trần Huyền Trang ngậm ngùi chia sẻ về những khó khăn và oan ức của mình. Đồng thời lên án chế độ cộng sản với luật đất đai không có tình người. Kêu gọi các tổ chức xã hội và nhân quyền trong và ngoài nước lên tiếng tạo áp lực để nhà cầm quyền ngừng đàn áp người dân, tôn trọng và bảo vệ pháp luật.

Và sau cùng là bản “Tuyên cáo Lộc Hưng” với nội dung lên tiếng cho dân oan Lộc Hưng, tố cáo hành động của nhà cầm quyền cộng sản, mọi người tham gia cùng nhau ký tên vào bản tuyên cáo này.

Buổi hội luận được anh Trần Ngọc Lới trợ giúp livestream rộng rãi đến đồng hương trong và ngoài nước và kết thúc vào 16:00 cùng ngày.

Chính Phạm tường trình từ London.

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.