Lòng yêu nước và niềm đam mê

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ban Biên Tập WebVT vừa hân hạnh nhận được bài viết sau đây từ một đồng bào vô tình có mặt tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội, vào đúng lúc các đảng viên Đảng Việt Tân tuyên đọc bản lên tiếng “Vì Thăng Long Ngàn Tuổi — Chống Hiểm Họa Bắc Triều” vào trưa ngày 9/10/2010.

Với tất cả lòng khiêm tốn và đầy xúc động, chúng tôi chân thành cảm ơn tác giả và trân trọng giới thiệu đến bạn đọc.

Ban Biên Tập WebVT

— –

Lòng yêu nước và niềm đam mê

Mấy ngày cuối của cái gọi là đại lễ Ngàn Năm Thăng Long – Hà Nội do đảng cộng sản tổ chức, tôi thấy một nhóm người xưng danh là đảng viên của Đảng Việt Tân, một đảng đối lập với đảng Cộng Sản phát áo, mũ thông cáo kêu gọi lòng yêu nước chống hiểm họa Bắc Triều, chính điều này như gợi hứng cho tôi có đủ can đảm và cảm xúc để viết bài này.

Một điều tất nhiên là lòng yêu nước trong tôi đã có sẵn từ khi mẹ cha sinh ra tôi và bất cứ ai, đó là bản tính tự hữu của con người, bất cứ ai – trong tôi. Nhưng lòng yêu nước đó sẽ trổi vượt lên nhiều hơn nữa khi nó được một tác động nào đó khêu ra. Tôi nói ở đây, trong tâm thức của một người yêu nước sâu sắc và rất lo lắng. Lo lắng vì cái gì ư? Buồn, lo lắng đến sốt vó vì lịch sử đã để lại và chứng minh, vì những diễn biến hết sức phức tạp luôn xảy ra, mà cụ thể là Biển Đông trong mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc.

Thực ra, đại lễ ngàn năm Thăng Long vừa mới diễn ra được đảng cộng sản tổ chức với nguồn kinh phí khổng lồ, được ước đoán lên đến trên dưới 4,5 tỉ đô la. Số tiền mà quý vị chia cho mỗi đầu người dân Việt Nam phải gánh khoảng hơn 1 triệu đồng, nhiều hơn với khoảng bổ đầu cho Vinashin. Một cái đại lễ không được lòng dân, nhiều ý kiến phản biện được nêu lên, đến nỗi một nhà giáo, nhà văn nổi tiếng vừa mới cho ra bộ sách giáo khoa lớp một phải thốt lên “đại lễ là vớ vẩn”.

Đại lễ làm được gì, kêu gọi lòng yêu nước? thúc giục lòng yêu nước? hay chỉ chơi, chơi và “đại lễ buồn” và nợ.

Có một số người đã gợi ra cảm hứng cho lòng yêu nước của tôi được triển nở. Họ là một nhóm người kêu gọi lòng yêu nước, cảnh tỉnh trước âm mưu bành trướng của Trung Quốc. Họ là những con người mặc áo xanh, đội mũ xanh, tay cầm khẩu hiệu “Vì Thăng Long Ngàn Tuổi, Chống Hiểm Họa Bắc Triều”, đọc tuyên cáo chống Trung Quốc đang có âm mưu bành trướng Biển Đông, mà cụ thể là Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam. Ngay giữa thủ đô Hà Nội ngàn năm văn hiến, họ đã lên tiếng mạnh mẽ trong sự kiểm soát gắt gao của an ninh mật vụ cộng sản. Họ đã “gãi đúng chỗ ngứa” của lòng yêu nước. Sau đó tôi mới biết, họ là đảng viên của đảng Việt Tân.

Về nhà suy nghĩ, tìm hiểu về tiếng nói và danh tiếng của đảng Việt Tân, mới thấy họ thật là những người “yêu nước và đam mê”. Trong một đất nước độc đảng cai trị, chỉ có đảng cộng sản cầm chịch, tất cả các tiếng nói khác họ đều không được công nhận và bị trù dập. Tôi tìm hiểu và thấy, nhiều đảng viên đảng Việt Tân bị bắt bớ, truy tố và cầm tù, bị đảng cộng sản gán cho cái tên sặc mùi bạo lực “tổ chức khủng bố”.

Ai yêu nước? ai khủng bố? Hành động của những con người xướng tên là đảng Việt Tân trong cái ngày đại lễ ngàn năm đó có phải là lòng yêu nước không? Họ công bố cho bàn dân thiên hạ biết về hiện tình đất nước, Biển Đông, Hoàng Sa, Trường Sa. Họ lên án những “thế lực thù địch” đang có âm mưu chống lại dân tộc, con người, non sông đất nước Việt Nam. Họ lên tiếng vì bờ cõi, sơn hà xã tắc. Đích thị đó là lòng yêu nước! Còn có một tổ chức nào đó lại im hơi tắt tiếng trước hiểm họa Bắc Triều mà đáng ra họ buộc phải lên tiếng. Ai yêu nước Việt Nam? ai khủng bố dân tộc Việt Nam?

Yêu nước và đam mê phải đánh đổi bằng tù tội, những con người vì lòng yêu nước đang bị cầm tù phải cắt nghĩa và gọi họ cho đúng là “những phạm nhân của lòng yêu nước và đam mê”. Họ là những con người thuộc mọi giai tầng, mọi tổ chức, là mọi nhân vị sống động trong tâm tưởng của lòng yêu nước.

Lòng yêu nước và sự đam mê của họ đã nhận được gì? Có hàng trăm, hàng nghìn con người đang phải chịu những bản án tù đày bất công, vì quá nhiều nên tôi không thể liệt kê ra đây từng cái tên một.

Để thể hiện lòng yêu nước đến cuồng si, đến đam mê trong xã hội Việt Nam, họ đang phải đánh đổi tất cả. Nó gần giống với câu chuyện những chú bé cố hì hục lăn một khúc gỗ to từ bên này qua bên kia đường và chúng reo hò hồ hởi. Với cái nhìn lãng trách, đôi khi thấy khó hiểu và vô ích, thậm chí rất dại dột. Nhưng không hề vô ích tí nào cả, bởi vì họ đang đánh đổi sức lực để lấy đam mê, lý tưởng và lòng yêu nước đến tột độ.

Bản chất của đam mê thì tự nó đến, ý nghĩa của niềm đam mê nằm ngay tự trong lòng yêu nước thôi thúc của mỗi người. Từ đam mê dẫn đến hành động. Để có được đam mê, nó phải được nuôi dưỡng và phát khởi từ trong trái tim con người. Lụa là, hương sắc, vàng bạc không có ý nghĩa gì với đam mê. Tất cả đều không thể thay đổi cho những chuẩn đích chính đáng mưu cầu hạnh phúc.

Đam mê, yêu nước và thể hiện hành động để rồi vào tù, có đáng không? Có đam mê nào không phải trả giá. Tất cả, ngay trong câu chuyện tôi mới đề cập về lũ trẻ, đánh đổi sức lực, lầm lũi để đổi lấy đam mê. Những con người yêu nước đánh đổi, chấp nhận khổ cực, tù tội để thể hiện lòng yêu nước, niềm đam mê. Con người không có đam mê là con người hư khuyết sinh khí. Đam mê phải đam mê cái đẹp, hoàn mỹ và nhân văn. Cũng có đam mê, nhưng nhiều con người đam mê quyền lực, lợi lộc, tiền bạc và có khi là bạo lực.

Những con người vì lòng yêu nước trong niềm đam mê đó tôi rất cảm phục, cảm phục lắm. Tôi được gợi hứng qua lòng yêu nước và niềm đam mê của những con người đang dấn thân hoạt động để lên tiếng đòi lại chủ quyền cho đất nước, đòi lại Hoàng Sa, Trường Sa cho dân tộc Việt Nam. Tôi cũng có lòng yêu nước và niềm đam mê, và tôi như bừng lên sự đó qua hành động của các bạn trong cái ngày đại lễ ngàn năm Thăng Long – Hà Nội đó. Tôi xin cảm ơn các bạn vì đã gợi hứng cho tôi thêm lòng yêu nước hơn nữa.

Hà Nội, 14/10/2010
Thăng Thiên

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.